Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới (1986-2010)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------
NGUYỄN THỊ THẢO
CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ( 1986 - 2010)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 602254
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS NGUYỄN NGỌC CƠ
Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với bề dày lịch sử trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân
dân, từ năm 1959 Thái Nguyên lại có thêm một vinh dự mới được Trung
ương Đảng, Chính phủ chọn là địa điểm để xây dựng Khu công nghiệp Gang
thép Thái Nguyên - đứa con đầu lòng của nghành công nghiệp nặng Việt Nam
- một trong những công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Hội nghị thứ
XIV của BCH Trung ương Đảng khóa II (11/1959) về “Ra sức phát triển công
nghiệp sản xuất các tư liệu sản xuất”.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975),
nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa
xã hội. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế
hoạch nhà nước 5 năm do Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của
Đảng đề ra, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó
khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm. Khó khăn của ta ngày càng lớn, sai
lầm chậm được sửa chữa, đưa đến khủng hoảng, trước hết về kinh tế - xã hội,
đòi hỏi phải đổi mới.
Đường lối đổi mới của Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI
(12/1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6/1991),
Đại hội VIII (6/1996), Đại hội IX (4/2001). Sau hơn 20 năm thực hiện đổi
mới, đất nước ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn: thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản
xuất gang thép, trong đó chủ chủ yếu là quặng sắt và các nguyên liệu phụ trợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Ngoài ra vùng tiếp giáp như Tuyên Quang, Cao Bằng cũng có nguồn quặng
sắt tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất gang thép phát triển.
Trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Công ty
Gang thép Thái Nguyên đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Điều đó đã
khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, cũng như sự vận dụng sáng tạo,
linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh của Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu về Công ty Gang thép Thái Nguyên
trong giai đoạn đổi mới (1986 - 2010) không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học
mà cả về thực tiễn.
Qua đó khái quát lên bức tranh toàn cảnh về Công ty Gang thép Thái
Nguyên từ năm 1986 đến năm 2010; rút ra những bài học kinh nghiệm về
những thành công, hạn chế.
Việc nghiên cứu đề tài này còn để làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn
hoá của Công ty trong quá khứ và hiện tại. Từ đó, giáo dục các thế hệ trẻ của
Công ty, thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu mà Công
ty đã đạt được. Một số nội dung của luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu
tham khảo trong giảng dạy lịch sử của ngành, địa phương.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề “Công ty cổ phần
Gang thép Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2010)” làm đề tài luận
văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có một số công trình nghiên cứu của cá nhân, tập thể, các tổ chức
viết về đề tài Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Liên quan đến đề tài là các văn kiện nghị quyết của Đảng, nhất là văn
kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Ngoài ra, còn có cuốn sách “Công nghiệp nặng Việt Nam 50 năm xây
dựng và phát triển” của Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật - Hà Nội năm 1995,
đã nêu những định hướng đổi mới của nghành công nghiệp nặng cả nước nói
chung và Công ty Gang thép từng khu vực nói riêng.
Phản ánh quá trình vận động hình thành, phát triển Công ty và thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng ở tỉnh Thái Nguyên, có: “Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Bắc Thái - tập 1” (xuất bản năm 1980); “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái -
tập 2” (xuất bản năm 1991) của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Bắc Thái.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên - tập 1 (1936 - 1965)” (xuất bản
năm 2003); “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên - tập 2 (1965 - 2000)” (xuất bản
năm 2005); của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1967, Công đoàn Công ty Gang thép Thái Nguyên xuất bản cuốn
“Vài nét về quá trình xây dựng - sản xuất - chiến đấu của Khu Gang thép Thái
Nguyên (1959 - 1967)”. Cuốn sách đã giới thiệu về quá trình hình thành, hoạt
động của Công ty, đặc biệt là giai đoạn vừa sản xuất vừa chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại lần 1 của Mĩ.
Năm 1978, Phòng Thông tin - Văn hóa Công ty Gang thép Thái
Nguyên xuất bản cuốn “Khu Gang thép Thái Nguyên - vài nét về lịch sử
truyền thống”. Cuốn sách đã giới thiệu một cách toàn diện văn hóa – lịch sử
về Khu Gang thép Thái Nguyên.
Năm 2003, Đảng ủy Công ty Gang thép xuất bản “Công ty Gang thép
Thái Nguyên 1959 - 2003 - Biên niên sử tóm tắt”. Cuốn sách đã dựng lại quá
trình xây dựng, trưởng thành và thành quả của Công ty trong hơn 40 năm từ
khi thành lập, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, và thực hiện công cuộc đổi mới ở Công ty.
Báo cáo, Chỉ thị, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn
Thanh niên và các văn bản có liên quan của Tổng Giám đốc Công ty. Các văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
bản đó đã nêu lên những thành tựu, hạn chế, chỉ ra được nguyên nhân, bài học
kinh nghiệm trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu khoá trước, đề
ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp cho nhiệm kỳ tiếp
theo nhằm đưa Công ty phát triển toàn diện, vững chắc.
Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty, những tư liệu đăng trên các
báo, tạp chí của Trung ương, địa phương. Trên cơ sở đó, có những đánh giá
chung tình hình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu năm trước, đề ra nhiệm vụ mục
tiêu trong năm tới.
Hệ thống tư liệu trong Bảo tàng công nhân Gang thép, tài liệu tóm tắt
phục vụ kỷ niệm 25, 30, 35 năm ngày truyền thống công nhân Gang thép
cũng phản ánh tình hình hoạt động của Công ty.
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu
những hoạt động, chuyển biến của Công ty từ 1986 đến năm 2010. Vì vậy,
việc đi sâu tìm hiểu về những hoạt động, chuyển biến của Công ty từ 1986
đến năm 2010 là một vấn đề mới mẻ và cần thiết.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong
thời kì đổi mới từ 1986 - 2010.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ 1986 khi đất nước bắt đầu bước
vào thời kì đổi mới đến năm 2010. Tuy nhiên, để làm rõ những hoạt động của
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, luận văn còn đề cập khái quát quá
trình hình thành và phát triển của Công ty trước đổi mới.
Về không gian: Luận văn giới hạn trong Công ty cổ phần Gang thép
Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
3.3 Nhiệm vụ đề tài
Thứ nhất, khái quát về Công ty Gang thép Thái Nguyên: quá trình hình
thành, tổ chức, hoạt động… trước 1986.
Thứ hai, nghiên cứu hệ thống, toàn diện mọi hoạt động của Công ty từ
1986 đến 2010. Qua đó, rút ra, mặt mạnh và những hạn chế của Công ty Gang
thép Thái Nguyên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội từ 1986 - 2010.
4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu liên quan tới đề tài gồm: các văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng
và Nhà nước; các văn kiện, Nghị quyết, Báo cáo của Bộ Công thương, Sở
Công thương tỉnh Thái Nguyên, Công ty Gang thép Thái Nguyên, các số liệu
thống kê của các cơ quan kinh tế tỉnh Thái Nguyên.
Luận văn còn kế thừa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa
học đăng trên các sách chuyên khảo, bài viết, bài nghiên cứu về Công ty đăng
trên báo và tạp chí, đặc biệt là các cuốn Công ty cổ phần gang thép Thái
Nguyên 50 năm xây dựng và phát triển.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các tài liệu điều tra thực địa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng chủ yếu phương lịch sử và
phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác
như: thống kê, so sánh, điều tra, điền dã, phân tích.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày hệ thống, sinh động quá trình hình thành, phát
triển và chuyển biến của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong giai
đoạn đổi mới (1986 - 2010).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
- Luận văn đánh giá những thành công của công cuộc đổi mới của
Công ty, đồng thời cũng chỉ ra những điểm mạnh, những mặt hạn chế của
Công ty trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Với những
đóng góp đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên
cứu trong việc xây dựng, phát triển của Công ty. Đồng thời, có thể làm tư liệu
giảng dạy lịch sử địa phương
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn chia làm 3 chương:
- Chương 1: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Khu Gang
thép Thái Nguyên (1959 - 1986).
- Chương 2: Khu Gang thép Thái Nguyên trong thời kì đổi mới
(1986 - 2005).
- Chương 3: Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2006 – 2010).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
SƠ LƢỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG
NGHIỆP GANG THÉP THÁI NGUYÊN (1959 - 1986)
1.1. Vài nét về vùng đất Thái Nguyên và sự ra đời của Khu Công
nghiệp Gang thép Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du, là cầu nối giữa các tỉnh
biên giới phía Bắc với đồng bằng Bắc bộ và Thủ đô Hà Nội, có tiềm năng về
đất đai, tài nguyên và nguồn lực. Thời kỳ đầu xây dựng Khu Gang thép tỉnh
có 7 huyện (Đại Từ, Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình,
Phổ Yên) và thị xã Thái Nguyên là tỉnh lỵ. Năm 1962 là thị xã Thái Nguyên
đến năm 2002 được nâng lên thành thành phố loại II và đến năm 2010 được
công nhận là thành phố loại I. Tỉnh cũng được Chính phủ cho thành lập thêm
thị xã Sông Công, nâng số đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh lên 9 đơn vị.
Thái Nguyên có 08 dân tộc chính: Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chay, Kinh,
Hoa, H'Mông... sinh sống nhưng đông nhất là người dân tộc Kinh, Tày. Hiện
nay, tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 3.546,5 km2
với số dân trên
1.137 nghìn người.
Kinh tế của Tỉnh sau hoà bình lập lại (1954) chủ yếu là kinh tế nông
nghiệp tự cấp, tự túc. Những năm sau này trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội (CNXH) và nhất là sau khi đất nước thống nhất, thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng, kinh tế của tỉnh Thái Nguyên không ngừng phát triển với
cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tiềm lực của tỉnh ngày càng lớn mạnh hơn trước. Ngoài nguồn nội lực,
trên địa bàn của tỉnh còn có nhiều cơ sở công nghiệp, dịch vụ lớn và quan
trọng của Trung ương, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; các trường đại