Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công Trình Chung Cư Cao Tầng Ct 7 Khu Đô Thị Mới Xa La Quận Hà Đông Hà Nội
PREMIUM
Số trang
143
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1981

Công Trình Chung Cư Cao Tầng Ct 7 Khu Đô Thị Mới Xa La Quận Hà Đông Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của

hai thầy Giảng viên Thạc sĩ Phạm Quang Đạt và sự giúp đỡ của các thầy giáo trong khoa

Cơ điện & Công trình, các bạn bè đồng nghiệp cùng với sựu nỗ lực của bản thân, đến nay

bản khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành.

Em xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo khoa Cơ điện & Công trình, các thầy cô

giáo bộ môn Kỹ thuật xây dựng công trình, đặc biệt là thầy giáo Thạc sĩ Phạm Quang Đạt–

bộ môn kỹ thuật công trình đã hướng dẫn tận tình em trong thời gian qua để em hoàn thành

tốt đồ án tốt nghiệp được giao.

Em xin gửi lời cảm ơn đến Công ty……………………. và các đồng nghiệp trong

công ty đã tận tình chỉ bảo trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Đồng thời, em xin gửi

lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên và tạo mọi điều kiện

thuận lợi để em hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Nguyễn Quốc Quang

Chương 1: Kiến trúc công trình

1.1. Giới thiệu công trình.

1.1.1. Tổng quan.

- Tên công trình: Chung cư cao tầng CT7, khu đô thị mới Xa La – Quận Hà Đông -

Hà Nội.

- Địa điểm: Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

- Loại hình xây dựng: Chung cư, nhà cho thuê.

Công trình nằm trong quy hoạch khu đô thị mới, nhằm đáp ứng được vấn đề nhà ở

sinh hoạt cho người dân. Công trình phục vụ các đối tượng là công nhân viên chức, cần

một không gian yên tĩnh nghỉ ngơi sau một ngày làm việc. Xung quanh công trình có các

cây xanh, khu vui chơi giải trí cho người dân, được xây dựng đồng bộ.

Dự án gần với các dự án khác trong khu vực như: Khu đô thị Văn Quán, khu đô thị

mới Tân Triều, khu đô thị Cầu Bươu, Văn Phú…Là khu vực có nhiều công trình công cộng

tiện ích như: Bệnh viện 103, trường PTTH Hà Nội-Thăng Long, viện dưỡng lão Ngô Hà,

cây xăng, sân tennis, công viên cây xanh….

1.1.2. Quy mô và đặc điểm công trình.

Kiến trúc công trình được thiết kế đơn giản, phù hợp với cảnh quan khu đô thị. Công

trình nằm trong quy hoạch tổng thể của khu đô thị mới. Công trình nằm gần các đường

giao thông đô thị, giữ khoảng cách tối ưu so với các công trình lân cận...Xung quanh công

trình có các cây xanh, khu vui chơi, giải trí cho người dân, được xây dựng đồng bộ. Tạo

điều kiện sống tốt nhất cho người dân. Tất cả đều phù hợp với cảnh quan chung của khu đô

thị. Ngoài ra, bên cạnh công trình còn có 6 đơn nguyên khác :CT1, CT2, CT3, CT4, CT5,

CT6. Tất cả đều được thiết kế tương đối giống nhau, tạo thành 1 quần thể kiến trúc hiện

đại, đạt độ thẩm mỹ cao. Chính vì vậy nên việc bố trí tổ chức thi công xây dựng và sử dụng

công trình là rất thuận tiện, đạt hiệu quả cao.

Công trình chung cư cao tầng CT7 là một trong những công trình nằm trong chiến

lược phát triển nhà ở cao cấp trong đô thị của Thành phố Hà Nội. Nằm vị trí Tây Bắc của

thành phố với hệ thống giao thông đi lại thuận tiện, và nằm trong vùng quy hoạch phát

triển của thành phố, công trình đã cho thấy rõ ưu thế về vị trí của nó.

Công trình có kích thước mặt bằng 16x48m, diện tích sàn tầng điển hình 768 m2,

gồm 10 tầng (ngoài ra còn có một tầng hầm để làm gara và chứa các thiết bị kỹ thuật), tầng

1 dùng làm khu dịch vụ, cửa hàng nhằm phục vụ nhu cầu của người dân sống trong các căn

hộ và người dân trong khu vực. Từ tầng 2 tới tầng 10 dùng bố trí các căn hộ.

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội, khí hậu thủy văn.

1.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội.

Do địa điểm xây dựng nằm mặt đường Phường Phúc La- Hà Đông là trục giao thông

đối ngoại quan trọng ở cửa ngõ phía tây Thủ đô nên đường giao thông đi lại vận chuyển

vật liệu từ bên ngoài vào công trình hết sức thuận tiện.

Tuy nhiên, do công trình nằm trong thành phố nên điều kiện thi công có bị hạn chế,

nhất là với công tác bê tông vì xe bê tông, xe chở đất chỉ có thể vào thành phố vào buổi

đêm. Trong thời gian thi công, nếu có nhu cầu đổ bê tông vào buổi sáng, cần làm việc với

cảnh sát giao thông để xin giấy phép. Yêu cầu về công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ

môi trường là rất cao. Mặt bằng thi công tương đối chật hẹp, khó khăn cho việc tập kết

phương tiện, máy móc, nguyên vật liệu, bố trí lán trại tạm thời.

1.2.2. Điều kiện khí hậu thủy văn.

Công trình nằm ở Hà Nội, nhiệt độ bình quân năm là 0

27 C, chênh lệch nhiệt độ giữa

tháng cao nhất (tháng 6) và tháng thấp nhất (tháng 1) là 0

12 C.

Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt : Mùa nóng ( từ tháng 4 đến tháng 11), mùa lạnh (từ

tháng 12 đến tháng 3 năm sau).

Độ ẩm trung bình 75% - 80%.

Hai hướng gió chủ yếu là hướng gió Đông-Nam và Đông-Bắc. Tháng có sức gió

mạnh nhất là tháng 8, tháng có sức gió yếu nhất là tháng 11, tốc độ gió lớn nhất là 28m/s.

Địa chất công trình thuộc loại đất yếu nên phải chú ý khi lựa chọn phương án thiết kế

móng.

1.3. Giải pháp cho công trình.

1.3.1. Giải pháp mặt bằng.

Mặt bằng của công trình là 1 đơn nguyên liền khối hình chữ nhật 48x16m, đối xứng

qua trục giữa. Công trình gồm 1 tầng hầm và 10 tầng phía trên. Các căn hộ tập trung quanh

một nút giao thông đứng gồm 2 cầu thang bộ và 2 thang máy. Hành lang dẫn tới các căn hộ

được bố trí quanh nút giao thông đứng và sảnh chờ thang máy.

Cả khối nhà cao tầng gồm có:

- 1 tầng hầm làm gara để xe và các phòng thiết bị kỹ thuật.

- Tầng 1 là khu dịch vụ, giải trí, siêu thị, cà phê.

- Tầng mái bố trí sân thượng làm khu vui chơi giải trí, và bố trí 2 bể nước phục vụ

sinh hoạt cho các gia đình.

- Từ tầng 2 đến tầng 10 là khu căn hộ. Mỗi tầng gồm có 4 căn hộ được chia thành 2

loại:

+ Căn hộ loại A có diện tích sử dụng là 100,2m2

+ Căn hộ loại B có diện tích sử dụng là 82,7m2

Mỗi tầng có 8 căn hộ, tổng số căn hộ trong tòa nhà là 64 căn

Diện tích xây dựng của công trình là 48x16=768m2

Chiều cao công trình 34,90 cả tầng mái là 39,60m.

Tổng diện tích các căn hộ 1 tầng / tổng diện xây dựng là 731,6/768=0,95

Hình 1.1 : Mặt bằng tầng điển hình

Về giao thông trong nhà, khu nhà gồm 2 thang bộ và 2 thang máy làm nhiệm vụ phục

vụ lưu thông. Như vậy, trung bình 1 thang bộ, 1 thang máy phục vụ cho 4 hộ/ tầng

1.3.2. Giải pháp mặt đứng.

Mặt đứng thể hiện phần kiến trúc bên ngoài của công trình, góp phần để tạo thành

quần thể kiến trúc, quyết định đến nhịp điệu kiến trúc của toàn bộ khu vực kiến trúc. Mặt

đứng công trình kết hợp với hệ thống cửa kính khung nhôm tại các căn phòng. Với các căn

hộ có hệ thống cửa sổ mở ra không gian rộng làm tăng tiện nghi, tạo cảm giác thoải mái

cho người sử dụng. Ban công lô gia giúp các căn hộ lấy được ánh sáng tự nhiên tạo sự

thông thoáng cho ngôi nhà và tăng diện tích sử dụng cho các căn hộ. Giữa các căn hộ được

ngăn bởi tường xây 220, giữa các phòng trong 1 căn hộ được ngăn bởi tường 110, trát vữa

xi măng 2 mặt và lăn sơn 3 lớp theo chỉ dẫn kĩ thuật.

Chung cư có chiều cao 39,6m tính tới đỉnh mái, chiều dài 50,4m, chiều rộng 17,4m.

Là một công trình độc lập, với cấu tạo kiến trúc như sau :

mÆt b»n g t Çng ®iÓn h ×nh

w c 1

p.¨ n +bÕp

p.n g ñ

p.¨ n +bÕp

p.n g ñ

p.n g ñ

p.kh¸ ch

w c 1

hµ n h l ang

p.kh¸ ch

p.n g ñ

p.n g ñ

w c 1

p.¨ n +bÕp

p.ng ñ

p.¨ n +bÕp

p.ng ñ

p.kh¸ ch

w c 1

p.kh¸ ch

p.n g ñ

wc 1

p.¨ n +bÕp

p.ng ñ

p.¨ n +bÕp

p.ng ñ

p.n g ñ

p.kh¸ ch

wc 1

hµ n h l ang

p.kh ¸ ch

p.ng ñ

p.ng ñ

w c 1

p.¨ n +bÕp

p.n g ñ

p.¨ n +bÕp

p.n g ñ

p.kh¸ ch

w c 1

p.kh¸ ch

p.ng ñ

1 2 3 4

a

b

c

1 2 3 4

5 6 7

a

b

c

B 5 6 7

B

A A

Hình 1.2 : Mặt đứng công trình

Mặt đứng phía trước của công trình được cấu tạo đơn giản, gồm các mảng tường xen

kẽ là các ô cửa kính, nhằm thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên. Mặt trước phẳng để giảm

tác động của tải trọng ngang như: gió, bão…

Mặt bên và mặt sau của công trình có ban công nhô ra 1,2m tăng diện tích sử dụng

của ngôi nhà.

1.3.3. Giải pháp mặt cắt.

Công trình gồm 10 tầng, trong đó chiều cao tầng 1 là 4,2m, tầng điển hình 3,3m, tầng

hầm là 3m. Tổng chiều cao của công trình (tính từ cốt 0,00) là 33,9m. Tầng 1 có chiều cao

tầng lớn với sự bố trí ngăn cách giữa không gian trong nhà và ngoài phố bằng những cửa

kính có chiều cao lớn tạo ra một không gian mở cho công trình.

1.4. Giải pháp cho các yêu cầu kỹ thuật.

1.4.1. Giải pháp giao thông, thoát nạn.

Giao thông trong công trình được thiết kế theo TCXDVN 323:2004 bao gồm giao

thông ngang và giao thông đứng:

Giao thông phương ngang của mặt bằng được thực hiện bởi hệ thống hành lang ở

giữa, được nối với hệ thống giao thông theo phương đứng tại các điểm nút giao thông tạo

ra sự lưu thông thông suốt trong công trình.

Giao thông theo phương đứng của công trình được bố trí tại trung tâm tòa nhà bao

gồm thang bộ và thang máy phục vụ đi lại và thoát hiểm. Hệ thống thang được bố trí trên

mÆt ®øn g t r ô c 7-1

7 6 5 4 3 2 1

mÆt ®øn g t r ô c c -a

C B A

suốt chiều cao nhà từ tầng hầm đến tầng mái, gồm 2 thang bộ và 2 thang máy. Từ hệ thống

thang dẫn đến các hành lang và dẫn vào các phòng căn hộ.

1.4.2. Giải pháp cấp nước.

Cấp nước : Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước thành phố thông qua hệ

thống đường ống dẫn lên các bể chứa trên mái . Sử dụng hệ thống cấp nước thiết kế theo

mạch vòng cho toàn ngôi nhà sử dụng máy bơm, bơm trực tiếp từ hệ thống cấp nước thành

phố lên trên bể nước trên mái sau đó phân phối cho các căn hộ nhờ hệ thống đường ống.

Đường ống cấp nước: do áp lực nước lớn => dùng ống thép tráng kẽm. Đường ống

trong nhà đi ngầm trong tường và các hộp kỹ thuật. Đường ống sau khi lắp đặt song đều

phải thử áp lực và khử trùng trước khi sử dụng. Tất cả các van, khoá đều phải sử dụng các

van, khoá chịu áp lực.

1.4.3. Giải pháp thoát nước.

Thoát nước : Bao gồm thoát nước mưa và thoát nước thải sinh hoạt.

Nước thải ở khu vệ sinh được thoát theo hai hệ thống riêng biệt : Hệ thống thoát

nước bẩn và hệ thống thoát phân. Nước bẩn từ các phễu thu sàn, chậu rửa, tắm đứng, bồn

tắm được thoát vào hệ thống ống đứng thoát riêng ra hố ga thoát nước bẩn rồi thoát ra hệ

thống thoát nước chung.

Chất thải từ các xí bệt được thu vào hệ thống ống đứng thoát riêng về ngăn chứa của

bể tự hoại. Có bố trí ống thông hơi  60 đưa cao qua mái 70cm.

Thoát nước mưa được thực hiện nhờ hệ thống sênô dẫn nước từ ban công và mái

theo các đường ống nhựa nằm ở góc cột chảy xuống hệ thống thoát nước toàn nhà rồi chảy

ra hệ thống thoát nước của thành phố.

Xung quanh nhà có hệ thống rãnh thoát nước có kích thước 38038060 làm nhiệm

vụ thoát nước mặt.

1.4.4. Giải pháp cấp điện công trình.

Lưới cung cấp và phân phối điện : Cung cấp điện động lực và chiếu sáng cho công

trình được lấy từ điện hạ thế của trạm biến áp. Dây dẫn điện từ tủ điện hạ thế đến các bảng

phân phối điện ở các tầng dùng các lõi đồng cách điện PVC đi trong hộp kỹ thuật. Dây dẫn

điện đi sau bảng phân phối ở các tầng dùng dây lõi đồng luồn trong ống nhựa mềm chôn

trong tường, trần hoặc sàn, dây dẫn ra đèn phải đảm bảo tiếp diện tối thiểu 1,5mm2

.

Hệ thống chiếu sáng dùng đèn huỳnh quang và đèn dây tóc để chiếu sáng tuỳ theo

chức năng của từng phòng, tầng, khu vực.

Trong các phòng có bố trí các ổ cắm để phục vụ cho chiếu sáng cục bộ và cho các

mục đích khác.

Hệ thống chiếu sáng được bảo vệ bằng các Aptomat lắp trong các bảng phân phối

điện. Điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào hoặc ở trong

vị trí thuận lợi nhất.

1.4.5. Giải pháp thu gom rác.

Phòng thu gom rác cho từng tầng được đặt cạnh phòng thang máy. Rác mỗi tầng được tập

trung tại phòng đó và vận chuyển xuống dưới bằng thang máy.

1.4.6. Giải pháp chống cháy.

Để phòng chống hoả hoạn cho công trình trên các tầng đều bố trí các bình cứu hoả

cầm tay, họng cứu hoả lấy nước trực tiếp từ bể nước mái nhằm nhanh chóng dập tắt đám

cháy khi mới bắt đầu.

Về thoát người khi có cháy, công trình có hệ thống giao thông ngang là hành lang

rộng rãi, có liên hệ thuận tiện với hệ thống giao thông đứng là các cầu thang bộ. Cứ 1

thang máy và 1 thang bộ phục vụ cho 4 căn hộ ở mỗi tầng.

1.4.7. Giải pháp thông gió, chiếu sáng.

Thông gió : Là một trong những yêu cầu quan trọng trong thiết kế kiến trúc nhằm

đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ cho con người khi làm việc, nghỉ ngơi.

Về nội bộ công trình, các phòng đều có cửa sổ thông gió trực tiếp. Mỗi phòng của

căn hộ bố trí các quạt hoặc điều hoà để thông gió nhân tạo mùa hè.

Chiếu sáng : Kết hợp chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo trong đó chiếu

sáng nhân tạo là chủ yếu.

Về chiếu sáng tự nhiên : Các phòng đều được lấy ánh sáng tự nhiên thông qua hệ

thống sổ , cửa kính và cửa mở ra ban công.

Chiếu sáng nhân tạo : được tạo ra từ hệ thống bóng điện lắp trong các phòng và tại

hành lang, cầu thang bộ, cầu thang máy.

1.4.8. Các giải pháp về các yêu cầu kỹ thuật khác của công trình.

Chống sét:

Chống sét cho công trình bằng hệ thống các kim thu sét bằng thép  16 dài 600 mm

lắp trên các kết cấu nhô cao và đỉnh của mái nhà. Các kim thu sét được nối với nhau và nối

với đất bằng các thép  10. Cọc nối đát dùng thép góc 65 x 65 x 6 dài 2,5 m. Dây nối đất

dùng thép dẹt 40 4, điện trở của hệ thống nối đất đảm bảo nhỏ hơn 10 .

Hệ thống nối đất an toàn thiết bị điện dược nối riêng độc lập với hệ thống nối đất

chống sét. Tất cả các kết cấu kim loại, khung tủ điện, vỏ hộp Aptomat đều phải được nối

tiếp với hệ thống này.

Các thông số chỉ tiêu cơ bản:

Mật độ xây dựng được xác định bằng công thức : Sxd/S

Trong đó : Sxd – Diện tích xây dựng của công trình

Sxd= 48x16 = 768 m2

S – Diện tích toàn khu đất, S= 2500m2

Vậy ta có hệ số xây dựng là 768/2500 = 0,3072 < 0.4 (0.4- hệ số xây dựng cho phép).

Chương 2: Giải pháp kết cấu và tải trọng công trình

2.1. Giới thiệu về giải pháp kết cấu công trình

Công trình xây dựng muốn đạt hiệu quả kinh tế thì điều đầu tiên là phải lựa chọn cho

nó một sơ đồ kết cấu hợp lý. Sơ đồ kết cấu này phải thỏa mãn được các yêu cầu về kiến

trúc, khả năng chịu lực, độ bền vững, ổn định cũng như yêu cầu về tính kinh tế.

2.1.1. Phân tích lựa chọn giải pháp kết cấu

Từ thiết kế kiến trúc, ta có thể chọn một trong 3 hệ kết cấu sau:

2.1.1.1. Hệ khung chịu lực.

Với loại kết cấu này, hệ thống chịu lực chính của công trình được tạo thành từ các

cột và dầm. Các cột bao gồm cột biên C1 và cột giữa C2, các thanh dầm chính D1, hệ

khung phẳng được liên kết với nhau bằng các dầm ngang D2 tạo thành khối khung không

gian có mặt bằng chữ nhật, vách lõi thang máy 250mm.

Ưu điểm: Tạo được không gian lớn và bố trí linh hoạt không gian sử dụng; mặt khác

đơn giản việc tính toán khi giải nội lực và thi công đơn giản.

Nhược điểm: Kết cấu công trình dạng này sẽ giảm khả năng chịu tải trọng ngang

của công trình. Với một công trình có chiều cao lớn muốn đảm bảo khả năng chịu lực cho

công trình thì kích thước cột dầm sẽ phải tăng lên, nghĩa là phải tăng trọng lượng bản thân

của công trình, chiếm diện tích sử dụng. Do đó, chọn kiểu kết cấu này chưa phải là phương

án tối ưu.

2.1.1.2. Hệ tường lõi chịu lực.

Trong hệ này các cấu kiện thẳng đứng chịu lực của nhà là các tường phẳng và lõi.

Tải trọng ngang truyền đến các tấm tường và lõi qua các bản sàn. Các tường cứng làm việc

như các công xon có chiều cao tiết diện lớn. Giải pháp này thích hợp cho nhà có không

gian bên trong đơn giản, vị trí tường ngăn trùng với vị trí tường chịu lực.

Ưu điểm: Độ cứng của nhà lớn, chịu tải trọng ngang tốt. Kết hợp vách thang máy

bằng BTCT làm lõi.

Nhược điểm: Trọng lượng công trình lớn, tính toán và thi công phức tạp hơn.

c. Hệ khung – lõi chịu lực.

Trong hệ kết cấu này thì khung và lõi cùng kết hợp làm việc, khung chịu tải trọng

đứng và một phần tải trọng ngang. Lõi chịu tải trọng ngang. Chúng được phân phối chịu tải

theo độ cứng tương đương của khung và lõi. Phương án này sẽ làm giảm trọng lượng bản

thân công trình, không gian kiến trúc bên trong rộng rãi, tính toán và thi công đơn giản

hơn.

2.1.2. Sơ đồ làm việc của hệ kết cấu chịu tác dụng của tải trọng ngang

2.1.2.1. Sơ đồ giằng.

Sơ đồ này tính toán khi khung chỉ chịu phần tải trọng thẳng đứng tương ứng với diện

tích truyền tải đến nó còn tải trọng ngang và một phần tải trọng đứng do

Hình 2.1. Sơ đồ giằng và sơ đồ khung giằng

Các kết cấu chịu tải cơ bản khác như lõi, tường chịu. Trong sơ đồ này thì tất cả các

nút khung đều có cấu tạo khớp hoặc tất cả các cột có độ cứng chống uốn bé vô cùng.

2.1.2.2. Sơ đồ khung - giằng.

Sơ đồ này coi khung cùng tham gia chịu tải trọng thẳng đứng và ngang với các kết

cấu chịu lực cơ bản khác. Trường hợp này có khung liên kết cứng tại các nút (gọi là khung

cứng ). Độ cứng tổng thể của hệ được đảm bảo nhờ các kết cấu giằng đứng (vách ), các

tấm sàn ngang .So với các kết cấu sơ đồ giằng thì độ cứng của khung thường bé hơn nhiều

so với vách cứng.Vì vậy các kết cấu giằng chịu phần lớn tác dụng của tải trọng ngang.

2.1.3. Phương án kết cấu sàn

2.1.3.1. Sàn nấm

Là loại sàn không có dầm, bản sàn tựa trực tiếp lên cột. Dùng sàn nấm sẽ giảm được

chiều cao kết cấu, đơn giản thi công,chiếu sáng và thông gió tốt hơn, thích hợp với nhà có

chiều rộng nhịp 4-8m, tuy nhiên chiều dày sàn lớn dẫn đến tăng khối lượng công trình. Mặt

khác do công trình là nhà chung cư nên có nhiều tường ngăn, dẫn đến nhiều lực tập trung.

Vì vậy không thích hợp để sử dụng sàn nấm.

2.1.3.2. Sàn sườn

Là loại sàn có dầm, bản sàn tựa trực tiếp lên hệ dầm, thông qua đó truyền lực lên các

cột. Do vậy bề dày sàn tương đối nhỏ, giảm trọng lượng công trình. Phù hợp với loại nhà

chung cư cao tầng.

Qua phân tích trên ta thấy thích hợp với công trình này là chọn giải pháp thiết kế sàn

sườn toàn khối.

Sơ đồ kết cấu công trình: Kết cấu khung bê tông cốt thép cột dầm sàn đổ tại chỗ,

tường ngăn che không chịu lực.

2.1.4. Phương án kết tầng hầm

Công trình bao gồm 1 tầng hầm có cốt sàn - 3,0m so với cốt ± 0.0, mặt sàn được kê

trên nền đất đã được đầm chặt và hệ thống giằng và đài móng của công trình.

2.2. Mặt bằng kết cấu công trình.

Căn cứ vào mặt bằng kiến trúc ta lập mặt bằng kết cấu cho các tầng. Mặt bằng kết

cấu các tầng được thể hiện trong bản vẽ và được đính kèm trong phần phụ lục.

2.3. Chọn sơ bộ tiết diện và vật liệu làm kết cấu.

2.3.1. Lựa chọn vật liệu làm kết cấu công trình.

Trên thực tế các công trình xây dựng của nước ta hiện nay vẫn sử dụng bê tông cốt

thép là loại vật liệu chính. Từ đó ta đa ra phương án lựa chọn vật liệu bê tông cốt thép sử

dụng cho toàn bộ công trình. Các thông số kỹ thuật của bê tông và cốt thép theo tiêu chuẩn

5574 – 2012.

Bê tông có khối lượng riêng 2500 daN/m3

. Cấp độ bền của bê tông dùng trong

tính toán cho công trình là B25.

+ Cường độ về nén Rb = 14,5 MPa = 1450 (T/m2)

+ Cường độ về kéo Rbt = 1,05 MPa = 105 (T/m2)

Thép làm cốt thép cho cấu kiện bê tông cốt thép dùng loại thép sợi thông thường theo

tiêu chuẩn TCVN 5574 - 2012. Cốt thép chịu lực cho các dầm, cột dùng nhóm AII (tương

đương CB300V), cốt thép đai, cốt thép giá, cốt thép cấu tạo và thép dùng cho bản sàn dùng

nhóm AI.( tương đương CB240T)

Cường độ của cốt thép như sau:

+ Cốt thép chịu lực nhóm AII: có Rs = 280 MPa.

+ Cốt thép chịu lực nhóm AI: có Rs = 225 MPa.

2.3.2. Bề dày sàn

Sàn có sườn với gối tựa là ngàm đàn hồi nên chọn chiều dày sàn như sau:

s

D

h l

m

  (2-1)

Trong đó:

D - hệ số phụ thuộc vào đặc tính của tải trọng theo phương đứng tác dụng lên sàn, D

= 0,8 ÷ 1,4;

l - nhịp tính toán theo phương chịu lực của bản sàn;

m - hệ số phụ thuộc vào đặc tính làm việc của sàn, m = 35 ÷ 45 cho sàn làm việc theo

2 phương và m = 30 ÷ 35 cho sàn làm việc theo 1 phương;

Xét các ô sàn: Dựa vào kích thước các cạnh của bản sàn trên mặt bằng kết cấu ta

phân các ô sàn ra làm 2 loại:

+ Loại 1: Các ô sàn có tỷ số các cạnh l2/l1 ≤ 2  ô sàn làm việc theo 2 phương

(thuộc loại bản kê 4 cạnh).

+ Loại 2: Các ô sàn có tỷ số các cạnh l2/l1  2  ô sàn làm việc theo 1 phương

(thuộc loại bản dầm).

- Bề dày các ô sàn được tính toán ở bảng 2.1:

Bảng 2.1. Bề dày các ô sàn

Tầng Tên ô

sàn

l1

(m)

l2

(m)

l2/l1 Loại ô bản D/m hs (cm)

Hầm S1-H 8,0 8,0 1,00 Bản kê 4 cạnh 1,0/40 20,00

Tầng

1

S1-1 4,0 4,0 1,00 Bản kê 4 cạnh 1,1/40 11,00

S1-2 2,3 4,0 1,74 Bản kê 4 cạnh 1,1/40 6,33

S1-3 1,3 4,0 3,08 Bản dầm 1,0/30 4,33

Tầng

điển

hình

S2-1 4,0 4,0 1,00 Bản kê 4 cạnh 1,1/40 11,00

S2-2 2,3 4,0 1,74 Bản kê 4 cạnh 1,1/40 6,33

S2-3 1,3 4,0 3,08 Bản dầm 1,0/30 4,33

Chiều dày sàn mái chọn như tầng điển hình. Do có nhiều ô sàn có kích thước và tải

trọng khác nhau dẫn đến có chiều dày bản sàn khác nhau, để thuận tiện thi công, tính toán

ta thống nhất chọn một chiều dày bản là 15cm với sàn trong phòng. Sàn ban công chọn

10cm. Sàn tầng hầm chọn 25cm.

2.3.3. Kích thước tiết diện các dầm.

- Xác định kích thước dầm chính D1 theo công thức

1 1

12 8 d d h L  

      , coi như

dầm đơn giản có Ld = 8 m.

1 1 1 1 8 (0,67 1,00)

12 8 12 8 d d h L m    

               => Chọn hd = 0,7m;

b h m d d        0,2 0,5 0,2 0,5 0,8 (0,16 0,4)    => Chọn bd = 0,22m.

Vậy các tầng có dầm chính D1 kích thước: bxh=0,22x0,7m.

- Xác định kích thước dầm phụ DP1 theo công thức

1 1

20 12 d d h L  

      , coi như

dầm đơn giản có Ld = 8,0 m.

1 1 1 1 8,0 (0,4 0,67)

20 12 20 12 d d h L m    

               => Chọn hd = 0,5m;

b h m d d        0,2 0,5 0,2 0,5 0,6 (0,12 0,3)    =>Chọn bd = 0,22m.

Vậy các tầng có dầm phục dọc, ngang có kích thước: bxh=0,22x0,5m.

- Xác định kích thước dầm cầu thang theo công thức :

1 1

20 12 d d h L  

      coi như

dầm đơn giản có Ld = 4,0 m.

1 1 1 1 4,0 (0,2 0,33)

20 12 20 12 d d h L m    

               => Chọn hd = 0,4m;

b h m d d        0,3 0,5 0,3 0,5 0,5 (0,15 0,25)    =>Chọn bd =0,22m.

Vậy dầm cầu thang có kích thước : bxh=0,22x0,4m.

- Dầm ban công, dầm vệ sinh và các dầm khác chọn: bxh=0,22x0,4m.

Bảng 2.2. Kích thước tiết diện các dầm

Tầng Tên cấu kiện Kích thước (m)

B H L

Tầng 1

D1-1 0,22 0,7 8,0

D1-2 0,22 0,7 8,0

DP1-1 0,22 0,5 8,0

DP1-2 0,22 0,5 8,0

DP1-3 0,22 0,4 4,0

Tầng 2

10

D1 0,22 0,7 8,0

D2 0,22 0,7 8,0

DP1-DP4 0,22 0,5 8,0

DP2-DP3 0,22 0,4 8,0

DP5-DP7 0,22 0,5 4,0

DP8-DP9 0,22 0,4 4,0

2.3.4. Kích thước tiết diện các cột.

Tiết diện ngang của cột lấy sơ bộ :

b

N

F k

R

 (2-2)

Trong đó:

k = (1,0 – 1,5) – Hệ số uốn dọc, chọn k = 1;

F - Diện tích tiết diện cột;

N - Lực dọc tính theo diện truyền tải N = q.S.n ;

n - Số tầng nhà;

q - Tải trọng trên 1 đơn vị diện tích q=0,8-1,4 T/m2

, sơ bộ chọn q = 1T/m2

;

S - Diện tích chịu tải của cột;

Rb - Cường độ chịu nén của bê tông B25 có Rb = 1450 T/m2

.

- Ta chọn bề rộng cột đảm bảo yêu cầu của độ mảnh.

 = l0/b  0 , 0 = 120

l0 = 0,7x4,2= 2,94 m   =

3,29

b

 120  b  0,041 m

Hình 2.5. Diện tích chịu tải của cột giữa và cột biên

Để dễ thi công và giảm khối lượng tính toán, thống nhất các khung có kết cấu tương

đối giống nhau ta lựa chọn kích thước cột các tầng như bảng.

3 4

a

b

c

3 4

5

a

b

c

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!