Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công thức giải nhanh môn hóa
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
339.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1778

Công thức giải nhanh môn hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510

[email protected] http://my.opera.com/saobanglanhgia

Dịch vụ ôn thi chất lượng cao – GSA Education: http://giasuams.com/

Liên hệ: 04.39152590 - 0989768553 (Linh)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC SỬ DỤNG

CÁC CÔNG THỨC TÍNH NHANH ĐỂ GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC

Bắt đầu từ năm học 2006-2007, các kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh ĐH-CĐ đã chính thức

chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, đánh dấu một sự thay đổi quan trọng về mặt kỹ thuật trong việc

đánh giá chất lượng học sinh. Cũng từ đó đến nay, việc đổi mới các phương pháp giảng dạy và học tập

cho phù hợp với hình thức thi mới cũng liên tục được đặt ra và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy

nhiên, bên cạnh đó, tâm lý đối phó với kỳ thi cũng làm nảy sinh những hình thức học tập tiêu cực mà việc

sử dụng tùy tiện các công thức giải nhanh trong bài tập Hóa học là một điển hình.

Trong các bài viết của mình, cũng có đôi lần tôi đề cập tới các công thức giải toán có thể dùng trong

bài tập Hóa học (điển hình là “công thức tính nhanh cho bài toán vô cơ kinh điển”: mFe = 0,7*mhh (Fe và các

oxit) + 5,6ne (hh cho) và công thức tính nhanh hiệu suất của phản ứng crackinh ankan mà đã có rất nhiều thầy

cô giáo và các tác giả đã “ăn theo” trong các bài giảng, sách tham khảo, bài viết trên tạp chí HH&ƯD,

…). Tuy nhiên, khi giới thiệu một công thức giải toán nào tôi cũng luôn luôn cố gắng diễn giải công thức

đó một cách dễ hiểu nhất, con đường chứng minh các công thức ấy và các khả năng – giới hạn trong quá

trình ứng dụng, …. Tất cả đều nhằm một mục đích là để giúp cho các bạn học sinh dễ dàng tiếp nhận,

hiểu được và vận dụng được trong các tình huống thích hợp.

Như tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, một bài toán Hóa học bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhiều dữ kiện

mà 2 yếu tố chủ đạo là: phương pháp giải toán và hiện tượng Hóa học xảy ra trong bài toán đó. Vì lẽ đó,

việc phân tách rạch ròi các yếu tố này là không hề đơn giản, cùng là phương pháp giải toán đó nhưng

trong các phản ứng Hóa học khác nhau sẽ có cách vận dụng khác nhau và ngược lại, cùng là phản ứng

Hóa học đó nhưng ghép với các dữ kiện giải toán khác nhau ta có thể phải sử dụng đến các phương pháp

khác nhau để giải.

Các công thức tính nhanh khi áp dụng cho các bài tập Hóa học đều có những đòi hỏi hết sức ngặt

nghèo về mặt Hóa học của bài toán, mà đề bài không phải lúc nào cũng được thỏa mãn được hết các điều

kiện đó. Trong khi đó, các bài tập trong đề thi ĐH-CĐ luôn có độ phức tạp nhất định về mặt Hóa học,

người ra đề luôn tìm cách che giấu các “dấu hiệu” giải toán bằng các phản ứng Hóa học phức tạp và nhiều

giai đoạn trung gian. Do đó, việc sử dụng các công thức giải toán trong đề thi ĐH-CĐ là không thực sự

hiệu quả và khả thi.

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có được một cái nhìn đầy đủ hơn về các hạn chế của việc sử dụng

công thức trong giải toán Hóa học, từ đó có những quyết định cẩn trọng hơn khi theo đuổi phương pháp

học tiêu cực và mang tính “mì ăn liền” này.

1, Các công thức giải toán cần nhiều điều kiện và không phải lúc nào cũng đúng:

Chúng ta đều đã biết và có lẽ đã khá quen với công thức:

HNO NO NO N O N H SO SO 3 2 2 2 24 2

n = 2n = 4n = 10n = 12n hay n = 2n

(công thức này cũng có “mẹo” rất dễ nhớ ^^)

Nhưng thử viết phản ứng của FeO với HNO3 hay H2SO4, ta sẽ thấy nó không còn nghiệm đúng

nữa!

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!