Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH ABC do chi nhánh công ty
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
GVHD: Trần Thị Yến Phượng Chuyên Đề Tốt Nghiệp
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
I. Khái quát chung về kiểm toán BCTC:
1. Khái niệm:
Theo chuẩn mực kiểm toán số 200 (VSA 200) thì: “Kiểm toán BCTC là việc
thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán của các KTV để nhằm xác định tính
trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC”.
2. Đối tượng của kiểm toán BCTC:
Đối tượng của kiểm toán BCTC là các BCTC của doanh nghiệp. Theo luật kế
toán hiện hành thì BCTC bắt buộc của đơn vị là bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh BCTC. Ngoài ra còn có các bảng kê
khai có tính pháp lý khác như các bảng dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước,
các bảng dự toán và quyết toán công trình xây dựng cơ bản.
3. Mục tiêu của kiểm toán BCTC:
● Im tiêu tung quát: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 thì: “ Mục tiêu
tổng quát của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra
ý kiến nhận xét rằng BCTC của 1 đơn vị có được lập trên cơ sở các chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ luật pháp liên quan, có phản ánh
trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị trên các khía cạnh trọng
yếu hay không”.
● Mục tiêu chung:
- Tính có thật của các thông tin
- Tính trọn vẹn của thông tin
- Tính đúng đắn của việc tính giá
- Tính chính xác về cơ học
- Tính đúng đắn trong việc phân loại và trình bày
- Tính dúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
● Mục tiêu đặc thù: được xác định trên cơ sở đặc điểm riêng của khoản mục
trong chu trình được kiểm toán và đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán và hệ
SVTH: Hoàng Thị Lan Chi 45
GVHD: Trần Thị Yến Phượng Chuyên Đề Tốt Nghiệp
thống kiểm soát. Tương ứng với mỗi mục tiêu chung có ít nhất 1 mục tiêu đặc
thù.
4. Các cách tiếp cận trong BCTC:
● Kiểm toán theo khoản mục: là cách phân chia từng khoản mục hoặc nhóm
khoản mục theo thứ tự trong các BCTC vào 1 phần hành. Cách phân chia này
đơn giản, song không có hiệu quả do tách biệt những khoản mục ở vị trí khác
nhau nhưng có liên quan chặt chẽ nhau.
● Kiểm toán theo chu trình: là cách chia căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn
nhau giữa các khoản mục. Cách phân chia này thường được thực hiện dựa vào
cách ghi các nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách kế toán.
5. Các phương pháp kiểm toán BCTC:
● Phương pháp kiểm toán chứng từ:
- Kiểm tra các cân đối kế toán: là phương pháp dựa trên các cân đối kế toán và
các cân đối khác để kiểm toán các quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành quan hệ
cân đối đó.
- Đối chiếu trực tiếp: là đối chiếu 1 chỉ tiêu trên các nguồn tài liệu khác nhau.
- Đối chiếu logic: là việc nghiên cứu các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau.
● Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ:
- Kiểm kê: là việc kiểm tra tại chỗ các đối tượng kiểm toán.
- Điều tra: là dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá đối tượng kiểm
toán.
- Trắc nghiệm: là việc tái diễn các hoạt động, nghiệp vụ để xác minh lại kết quả
của 1 quá trình, 1 sự việc đã qua.
II. Khoản mục tiền đối với vấn đề kiểm toán:
1. Khái niệm:
Tiền là tài sản tồn tại dưới hình thức tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi
ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển (kể cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc,
kim cương…).
Tiền là khoản mục được trình bày tại chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương
tiền” trên bảng CĐKT. Đây là 1 khoản mục trọng yếu vì các nghiệp vụ về tiền phát
sinh hàng ngày với số lượng lớn, chứa đựng nhiều khả năng sai phạm, kể cả gian lận
SVTH: Hoàng Thị Lan Chi 45
GVHD: Trần Thị Yến Phượng Chuyên Đề Tốt Nghiệp
và sai sót. Hơn nữa, khoản mục này có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng
như chi phí, doanh thu, công nợ và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp. Do đó,
những sai phạm ở khoản mục này sẽ tác động đến khoản mục khác và ngược lại.
2. Phân loại:
- Tiền mặt: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, kim khí đá quý. Số
liệu được sử dụng để trình bày trên BCTC của khoản mục này là số dư của tài khoản
tiền mặt vào thời điểm khóa sổ.
- Tiền gửi ngân hàng: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí đá
quý được gửi tại ngân hàng. Số liệu được sử dụng để trình bày trên BCTC của khoản
mục này chính là số dư của tài khoản tiền gửi ngân hàng vào thời điểm khóa sổ.
- Tiền đang chuyển: bao gồm các khoản tiền Việt Nam và các ngoại tệ mà
doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước, hoặc đã gửi qua bưu điện để
chuyển qua ngân hàng, hay thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả nợ cho
các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhận được
giấy báo hay bản sao kê của ngân hàng, hoặc giấy bảo có của kho bạc.
3.Nguyên tắc hạch toán tiền:
- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được
ghi chép theo 1 đồng tiền thống nhất, được qui định là tiền Việt Nam đồng (VNĐ).
Điều này có nghĩa là các loại ngoại tệ khác nhau khi hạch toán phải qui đổi theo tiền
Việt Nam đồng theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Nguyên tắc cập nhật thường xuyên: Các nghiệp vụ liên quan đến tiền đều phải
cập nhật, ghi chép thường xuyên. Nguyên tắc này cũng bao hàm cả việc ghi chép
hạch toán nghiệp vụ.
4. Hạch toán kế toán tiền:
4.1. Hạch toán kế toán tiền mặt:
● Chứng từ sử dụng : Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo nợ, Giấy báo có, Biên bản
kiểm kê quỹ, Giấy thanh toán tạm ứng, Hoá đơn bán hàng, Hóa đơn giá trị gia
tăng, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, Bảng kê chi tiết.
● Sổ sách kế toán sử dụng
- Sổ chi tiết quỹ tiền mặt
- Sổ tổng hợp chi tiết TK 111
SVTH: Hoàng Thị Lan Chi 45
GVHD: Trần Thị Yến Phượng Chuyên Đề Tốt Nghiệp
- Sổ cái TK 111
● Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng tài khoản 111 “ Tiền mặt” để hạch toán.
Kết cấu TK111 như sau:
- Bên nợ TK 111:
+ Số dư đầu kì: phản ánh số hiện còn tại quỹ.
+ Phát sinh trong kì: Thu tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí quý
đá quý nhập quỹ, số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê, chênh lệch tỉ giá
ngoại tệ tăng khi điều chỉnh.
- Bên có TK 111:
+ Phát sinh trong kì: Các loại tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí
quý, đá quý xuất quỹ, số tiền mặt thiếu tại quỹ, chênh lệch tỷ giá giảm khi điều chỉnh.
- Dư cuối kì: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý,
đá quý còn tồn ở quỹ tiền mặt.
TK 111 có 3 tài khoản cấp 2:
+ TK1111: Tiền Việt Nam
+ TK 1112: Ngoại tệ
+ TK 1113: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
4.2. Hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng:
● Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,
các loại séc, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu nợ, phiếu thanh toán nợ.
● Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 112
- Sổ cái TK 112
- Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng
● Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 112“ Tiền gửi ngân hàng” để
hạch toán.
Kết cấu TK112 như sau:
- Bên nợ TK 112
+ Số dư đầu kì: Phản ánh số tiền hiện có tại ngân hàng
+ Số phát sinh trong kì: Các khoản tiền gửi vào ngân hàng
- Bên có TK 112: Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng
SVTH: Hoàng Thị Lan Chi 45
GVHD: Trần Thị Yến Phượng Chuyên Đề Tốt Nghiệp
- Dư cuối kì: Phản ánh số tiền hiện có tại ngân hàng
TK 112- TGNH có 3 tài khoản cấp II:
+ TK 1121: Tiền Việt Nam
+ TK 1122: Ngoại tệ
+ TK 1123: Vàng bạc, đá quý, kim khí quý
4.3. Hạch toán kế toán tiền gửi đang chuyển:
● Chứng từ sử dụng: Giấy báo nộp tiền, bảng kê nộp séc, các chứng từ gốc kèm
theo như: séc các loại, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi
● Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 113
- Sổ cái TK 113
● Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 113 “ Tiền mặt” để hạch toán.
Kết cấu TK113 như sau
- Bên nợ TK 113: Các khoản tiền nội tệ, ngoại tệ, séc đã nộp vào ngân hàng
hoặc đã chuyển vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng.
- Bên có: Số kết chuyển vào tài khoản TGNH hoặc các khoản nợ phải trả.
- Số dư bên nợ: Các khoản tiền đang chuyển
Tài khoản 113 có 2 tài khoản cấp II:
+ TK1131: Tiền Việt Nam
+ TK1132: Ngoại tệ
5. Đặc điểm nội dung của tiền tệ:
- Tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên bảng CĐKT, và là 1 khoản
mục trọng yếu trong tài sản ngắn hạn. Nó được sử dụng để phân tích khả năng thanh
toán của 1 doanh nghiệp nên thường bị trình bày sai lệch.
- Tiền là 1 khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục
quan trọng như doanh thu, chi phí, công nợ và các tài sản khác của doanh nghiệp.
- Số phát sinh của các tài khoản tiền thường lớn hơn số phát sinh của hầu hết
các tài khoản khác.
- Tiền là tài sản có xác suất gian lận, biển thủ cao nhất.
III. Kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC:
1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền:
SVTH: Hoàng Thị Lan Chi 45