Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS THANH MỸ
MIỄN PHÍ
Số trang
36
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
978

CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS THANH MỸ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI NIÊN LUẬN

Tên đề tài:

CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU TẠI

THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS THANH MỸ

Chuyên nghành:

THÔNG TIN THƯ VIỆN

Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thanh Thủy

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Ngọc

Lớp: THƯ VIỆN-K53 –ĐẠI HỌC TẠI CHỨC

Khóa: II

Nghệ An, tháng 11 năm 2012

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Mục đích và lý do chọn đề tài

Niên luận

Thực hiện nghị quyết IX của Trung ương Đảng, để góp phần thúc đẩy nhanh

chóng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với chức năng và nhiệm vụ đặc thù của

Nhà trường, Trường THCS Thanh Mỹ trong nhiều năm qua đặc biệt chú trọng đến

việc đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu

phương pháp dạy và học có hiệu quả nhằm cung cấp, bồi dưỡng cho đất nước

những nhân tài cho tương lai có đầy đủ phẩm chất đạo đức, là con ngoan trò giỏi,

những mầm non của đất nước trong giai đoạn đổi mới.

Cùng với hoạt động khác của Nhà trường, hoạt động thông tin – thư viện không

ngừng được chú trọng và đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho đội

ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong và ngoài Trường. Bên cạnh những thành

tích và kết quả mà Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ đạt được việc bổ sung vốn

tài liệu, phát triển nguồn tin cũng đang còn nhều bất cập cần phải nghiên cứu và tìm

ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn tin. Vì vậy, việc chọn đề

tài nghiên cứu “Công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Thanh

Mỹ– Thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng trong

việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của Trường THCS Thanh Mỹ nói

chung và Thư viện Trường nói riêng.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện

Trường THCS Thanh Mỹ, tôi muốn đánh giá những kết quả đã đạt được và tìm ra

những điểm còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn tin. Từ đó, đưa

ra những kiến nghị, đề xuất và các giải pháp nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu

quả hoạt động của công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện TrườngTHCS Thanh

Mỹ.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung chuyên sâu nghiên cứu và xem xét toàn bộ nội dung liên quan

đến công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ: Thành

phần vốn tài liệu; Diện bổ sung; Kinh phí cho hoạt động bổ sung; Kế hoạch chính

sách bổ sung; Các nguồn bổ sung; Nhân lực thực hiện công tác bổ sung...

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về mặt không gian là: công tác bổ

sung vốn tài liệu của Thư viện TrườngTHCS Thanh Mỹ; giới hạn về mặt thời gian

là: công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Trường trong giai đoạn hiện nay.

1.4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Cơ sở lý luận

Khoá luận dựa trên cơ sở lý luận và quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách, báo và thông tin, thư viện.

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu.

Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài: “Công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư

viện Trường THCS Thanh Mỹ – Thực trạng và giải pháp” tôi đã sử dụng nhiều

phương pháp như: Điều tra thực tế, quan sát; phỏng vấn, tọa đàm; Tổng hợp tài liệu

liên quan đến nội dung đề tài; Thống kê và phân tích, đánh giá các số liệu thu thập

được trong thời gian nghiên cứu.

1.5 Đóng góp của đề tài

Hoàng Thị Ngọc 2

Niên luận

Về mặt lý luận: Báo cáo đã khẳng định được tầm quan trọng và giá trị thiết thực

của công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu. Ngoài ra, nó còn giúp chúng ta

hiểu được quy trình của công tác bổ sung vốn tài liệu trong hoạt động thông tin thư

viện .

Về mặt thực tiễn: Phản ánh thực trạng hoạt động bổ sung vốn tài liệu tại Thư

viện TrườngTHCS Thanh Mỹ, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, đưa ra những

kiến nghị cho Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ, từ đó góp phần đẩy mạnh, phát

huy những mặt mạnh đồng thời hạn chế và khắc phục những mặt yếu để đưa Thư

viện ngày càng phát triển hơn, góp phần đưa chất lượng của thư viện trường ngày

một đi lên.

1.6 Bố cục Khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của

Báo cáo được chia làm 3 chương :

Chương 1: Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục và

đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chương 2: Thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Trường

THCS Thanh Mỹ.

Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát

triển nguồn vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ.

PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương 1: Thư viện trường THCS Thanh Mỹ trước nhiệm vụ đổi mới giáo

dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.1 Khái quát về Trường THCS Thanh Mỹ:

Trường THCS Thanh Mỹ được thành lập từ năm 2000. Hiện nay, trường có 4

khối,14 lớp học, 2 phòng ban chức năng, tổ trực thuộc Trường. Trường có 40 cán

bộ giáo viên, có trình độ Cao đẳng, Đại học. Có 3 cán bộ làm công tác văn phòng.

Trong nhiều năm qua Trường THCS Thanh Mỹ luôn luôn thực hiện chủ trương đổi

mới giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo.

Trường THCS Thanh Mỹ là Trường có chất lượng đào tạo khá cao.tỷ lệ đỗ tốt

nghiệp của học sinh vào cấp 3 cao. Bên cạnh công tác đào tạo, công tác nghiên cứu

giảng dạy của cán bộ giáo viên và học sinh cũng luôn được lãnh đạo Trường quan

tâm.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển Thư viện Trường THCS Thanh Mỹ.

Thư viện được ra đời trên cơ sở đáp ứng nhu cầu nghiên cứu giảng dạy của giáo

viên và học tập của học sinh trong trường . Trong thời gian đầu, cơ cấu tổ chức của

Thư viện còn đơn giản, số lượng tài liệu cũng còn rất hạn chế cả về nội dung lẫn

thể loại. Kho sách chỉ có khoảng mấy trăm cuốn gồm sách giáo khoa, giáo trình

và một số tài liệu tham khảo. Đến năm 2009, Thư viện Trường đã nhận được sự

quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của BGH trường, PGD&ĐT huyện Thanh Chương

cho nên thư viện không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Hoàng Thị Ngọc 3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!