Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công nghiệp Việt Nam định hướng phát triển đến năm 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Công nghiệp Việt Nam định hướng phát triển đến năm 2020
Chuyên đề: Định hướng - triển vọng
Tạp chí số: Tạp chí Số 1 (Số 417)
Năm xuất bản: 2008
Với sự phát triển đi lên ngày một mạnh mẽ, Việt Nam đang được nhiều tổ chức nước ngoài đánh giá là “con hổ đang gầm ở châu á” và
được xem là điểm đến mới cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân ở Việt Nam, trở thành động lực cho phát triển kinh tế. Mục tiêu phát triển công nghiệp Việt Nam đã
được xác định là “đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Những thành tích đạt được
Những năm qua, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp Việt Nam
đã nhanh chóng vượt qua khó khăn, dần đạt được những kết quả quan trọng.
Bước đầu, chúng ta đã đạt được thành tựu trong một số ngành công nghiệp như dệt may, giầy dép,
điện tử, dầu khí, điện, than, sản xuất đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ… Những ngành này đã góp phần
đáng kể vào GDP, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam, tạo được hình ảnh
ban đầu của hàng hoá Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Lao động Việt Nam cũng được đánh
giá là có kỹ năng, cần cụ chịu khó và có khả năng sáng tạo, đây chính là lợi thế để thu hút đầu tư nước
ngoài.
Công nghiệp Việt Nam cũng đã phần nào phát huy được nguồn lực trong và ngoài nước. Trong nước,
chúng ta đã tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động dồi dào, có kỹ năng, nguồn tài nguyên thiên
nhiên đa dạng, phong phú; đồng thời Việt Nam cũng đã huy động được một nguồn vốn lớn từ dân sau
khi Luật Doanh nghiệp được ban hành. Cùng với hội nhập và mở cửa, Việt Nam đã kêu gọi được
nguồn vốn dồi dào từ các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao nhiều công nghệ từ các nước
tiên tiến để phát triển công nghiệp nên GDP và xuất khẩu đã tăng trưởng với tốc độ cao…
Về quản lý nhà nước, Việt Nam có rất nhiều nỗ lực nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước thông
qua việc xây dựng một khối lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện cải cách hành chính,
áp dụng công nghệ thông tin và tiến tới xây dựng một Chính phủ điện tử. Hệ thống quản lý với các
nguồn lực tập trung cao tạo điều kiện thực hiện các dự án lớn cho phát triển hạ tầng công nghiệp và
các ngành công nghiệp mũi nhọn. Các thể chế theo hướng thị trường đang được hoàn thiện để tham
gia tích cực và chủ động hơn vào quá trình hội nhập.