Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công nghệ MPLS
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Báo cáo đồ án chuyên ngành
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp viễn thông đã và đang tìm một
phương thức chuyển mạch có thể phối hợp ưu điểm của IP (như cơ cấu định tuyến) và
của ATM ( như thông lượng chuyển mạch).Công nghệ MPLS( MultiPotocol Label
Switching) là kết quả phát triển của nhiều công nghệ chuyển mạch IP ( IP Switching) sử
dụng cơ chế hoán đổi nhãn như của ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không cần
phải thay đổi các giao thức định tuyến của IP.MPLS tách chức năng của IP router ra làm
hai phần riêng biệt: chức năng chuyển gói tin và chức năng điều khiển. Phần chức năng
chuyển gói tin, với nhiệm vụ gửi gói tin giữa các IP router, sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn
tương tự như của ATM. Trong MPLS, nhãn là một số có độ dài cố định và không phụ
thuộc vào lớp mạng. Kỹ thuật hoán đổi nhãn về bản chất là việc tìm nhãn của một gói tin
trong một bảng các nhãn để xác định tuyến của gói và nhãn mới của nó. Việc này đơn
giản hơn nhiều so với việc xử lý gói tin theo kiểu thông thường, và do vậy cải thiện khả
năng của thiết bị. Các router sử dụng kỹ thuật này được gọi là LSR (Label switching
router). Phần chức năng điều khiển của MPLS bao gồm các giao thức định tuyến lớp
mạng với nhiệm vụ phân phối thông tin giữa các LSR, và chủ tục gán nhãn để chuyển
thông tin định tuyến thành các bảng định tuyến cho việc chuyển mạch. MPLS có thể hoạt
động được với các giao thức định tuyến Internet khác như OSPF (Open Shortest Path
First) và BGP (Border Gateway Protocol). Do MPLS hỗ trợ việc điều khiển lưu lượng và
cho phép thiết lập tuyến cố định, việc đảm bảo chất lượng dịch vụ của các tuyến là hoàn
toàn khả thi. Đây là một tính năng vượt trội của MPLS so với các giao thức định tuyến cổ
điển.
Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức - MPLS được các hãng cung cấp dịch vụ
quan tâm đặc biệt bởi khả năng vượt trội trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao qua
mạng IP, bởi tính đơn giản, hiệu quả và quan trọng nhất là khả năng triển khai trên VPN. Với
ưu điểm chuyển tiếp lưu lượng nhanh, khả năng linh hoạt, đơn giản, điều khiển phân luồng
1
Báo cáo đồ án chuyên ngành
và phục vụ linh hoạt các dịch vụ định tuyến, tận dụng được đường truyền giúp giảm chi phí.
Công nghệ MPLS đang dần thay thế các công nghệ truyền thống khác như IP và ATM .
Đề tài này nhằm mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu đón đầu công nghệ chuyển mạch
mới áp dụng trong mạng thế hệ sau. Đây là nhu cầu cấp thiết của Việt nam trong giai
đoạn hiên nay khi chúng ta đang chuẩn bị xây dựng mạng trục, mạng truy nhập cho các
dịch vụ mới trên cơ sở công nghệ gói.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
- Tìm hiểu một số công nghệ nền tảng MPLS: IP,ATM
- Tìm hiểu một số vấn đề kĩ thuật của công nghệ MPLS: các thành phần trong
MPLS, giao thức phân phối nhãn cấu trúc MPLS, phương thức hoạt động của MPLS
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xây dựng mô hình thực nghiệm về mạng MPLS: Giới thiệu về một số phần mềm mô
phòng mạng, mô phỏng MPLS-VPN trên OPNET – GNG3.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ các tư liệu liên quan.
- Phân tích đánh giá phương pháp và đưa ra các giải pháp lựa chọn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt lý thuyết, đề tài giới thiệu tổng quan về công nghệ MPLS.
Về mặt thực tiển, đề tài này sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề về mặt công nghệ
khi quyết định triển khai MPLS trong mạng thế hệ mới của Việt Nam.
6. Bố cục của đồ án
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Nghiên cứu cơ sở công nghệ MPLS
Chương II: Các vấn đề kĩ thuật của công nghệ MPLS
Chương III: Giới thiệu về một số phần mềm mô phỏng mạng, mô phỏng
2
Báo cáo đồ án chuyên ngành
MPLS-VPN trên OPNET – GNS3
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 12 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lưu Thế Hùng
3
Báo cáo đồ án chuyên ngành
CHƯƠNG I
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ CÔNG NGHỆ MPLS
1.1.SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NỀN TẢNG IP VÀ ATM
1.1.1.Công nghệ IP
IP là thành phần chính trong cấu trúc mạng Internet.Trong kiến trúc này,IP đóng
vai trò lớp 3 và nó định nghĩa cơ cấu đánh số,cơ cấu chuyển tin,cơ cấu định tuyến và các
chức năng điều khiển ở mức thấp (ICMP).Gói tin IP gồm địa chỉ của bên nhận ,địa chỉ là
một số duy nhất trong toàn mạng và mạng đầy đủ thông tin cần cho việc chuyển thông tin
tới đích.Ưu điểm nổi bật của công nghệ IP là khả năng định tuyến và truyền gói tin một
cách hết sức mềm dẻo,linh hoạt,tuy nhiên nó không đảm bảo chất lượng dịch vụ và tốc độ
truyền tin theo yêu cầu.
Tóm lại, IP là một giao thức chuyển mạch gói cóđộ tin cậy và khả năng mở rộng
cao. Nhưng việcđiều khiển lưu lượng rất khó thực hiện do phương thức định tuyến theo
từng chặng.Ngoài ra, IP không hỗ trợ chất lượng dịch vụ
1.1.2.Công nghệ ATM
ATM là kỹ thuật truyền tin tốc độ cao.ATM nhận thông tin ở nhiều dạng khác
nhau như thoại,số liệu,video và cắt ra thành nhiều phần nhỏ gọi là tế bào (cell).Các tế bào
này sau đó được truyền qua các kết nối ảo VC.Vì ATM có thể hỗ trợ thoại,số liệu và
video với chất lượng dịch vụ trên nhiều công nghệ băng thông rộng khác nhau nên nó
được coi là công nghệ chuyển mạch hàng đầu .Công nghệ ATM có thế mạnh ưu việt về
tốc độ truyền tin cao,đảm bảo thời gian thực và chất lượng dịch vụ theo yêu cầu định
trước.Nhưng ATM cũng có nhược điểm là tốn băng thông (do gói tin chia thành các gói
nhỏ 53 byte),lãng phí đường truyền,kích thước gói tin nhỏ bị hạn chế tác dụng khi tốc độ
truyền vật lý tăng.
Ta thấy bên cạnh những ưu điểm của công nghệ IP và công nghệ ATM còn có
những nhược điểm của nó.Chính vì vậy công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức
(MPLS) được đề xuất để tải các gói tin trên các kênh ảo và khắc phục được các vấn đề
mà mạng ngày nay đang phải đối mặt đó là tốc độ,khả năng mở rộng,cấp độ mạng,quản
lý chất lượng,quản lý băng thông dựa trên đường trục và có thể hoạt động với các mạng
Frame relay và chế độ truyền tải không đồng bộ (ATM).Công nghệ MPLS kết hợp
những ưu điểm của IP(độ mềm dẻo,khả năng mở rộng) và của ATM (tốc độ
cao,QoS,điều khiển luồng).
4
Báo cáo đồ án chuyên ngành
1.2 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MPLS
Công nghệ Chuyển mạch nhãn đa giao thức - MPLS là kết quả phát triển của nhiều
công nghệ chuyển mạch IP (IP switching) sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn như của ATM
để tăng tốc độ truyền gói tin mà không cần thay đổi các giao thức định tuyến của IP.
Ý tưởng khi đưa ra MPLS là: “Định tuyến ở biên, chuyển mạch ở lõi”
Hình I.1.Khái niệm về MPLS
1.2.1 Lợi ích của MPLS
MPLS là phương pháp cải tiến cho việc chuyển tiếp các gói tin IP trên mạng bằng
cách thêm vào nhãn (label). MPLS kết hợp các ưu điểm của kỹ thuật chuyển mạch
(switching) của lớp 2 và kỹ thuật định tuyến (routing) lớp 3. Do sử dụng nhãn để quyết
định chặng tiếp theo trong mạng nên router ít làm việc hơn và hoạt động gần giống như
switch. MPLS hỗ trợ mọi giao thức lớp 2, triển khai hiệu quả các dịch vụ IP trên một
mạng chuyển mạch IP. MPLS hỗ trợ việc tạo ra các tuyến khác nhau giữa nguồn và đích
trên một đường trục Internet. Bằng việc tích hợp MPLS vào kiến trúc mạng, các ISP có
thể giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cung cấp nhiều hiệu quả khác nhau và đạt được hiệu
quả cạnh tranh cao.Khả năng mở rộng đơn giản. Tăng chất lượng mạng, có thể triển khai
các chức năng định tuyến mà các công nghệ trước không thể thực hiện được như định
5