Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------------
HOÀNG THỊ TÁM THUÝ
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VỚI VIỆC SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG Ở CÁC HUYỆN VÙNG CAO
NÚI ĐÁ PHÍA BẮC TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------------
HOÀNG THỊ TÁM THUÝ
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VỚI VIỆC SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG Ở CÁC HUYỆN VÙNG CAO
NÚI ĐÁ PHÍA BẮC TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60.31.95
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Xuân Trƣờng
THÁI NGUYÊN - 2010
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp, cùng với sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo
trong Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, cán bộ các cơ quan,
ban ngành đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc
tới :
- Thầy giáo hƣớng dẫn TS Nguyễn Xuân Trƣờng, cùng các thầy cô giáo
trong Khoa Địa lí, Khoa sau đại học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái
Nguyên.
- UBND Tỉnh Hà Giang, UBND 4 huyện vùng cao núi đá Hà Giang
(Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ).
- Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hà Giang.
- Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, Chi cục thống kê 4 huyện vùng cao.
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang; phòng nông nghiệp 4 huyện
vùng cao núi đá Hà Giang.
- Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân trong gia đình.
Vì điều kiện thời gian, khả năng của bản thân còn những hạn chế nhất
định nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc
những ý kiến góp ý quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cũng nhƣ
các bạn đồng nghiệp để luận văn tốt nghiệp của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2010
Học viên
Hoàng Thị Tám Thuý
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì
công trình nào.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Tám Thuý
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................. 3
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu............................................. 4
6. Cấu trúc đề tài..................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG................................................................................ 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỘNG ĐỒNG
CÁC DÂN TỘC VỚI VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN.................................................................................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận về cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên (TNTN)................................................................. 7
1.1.1. Cộng đồng các dân tộc................................................................. 7
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên................................................................ 10
1.1.3. Mối quan hệ giữa cộng đồng các dân tộc với TNTN.................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………… 15
1.2.1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam................................................. 15
1.2.2. Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên đất, rừng ở Việt Nam 19
1.2.3. Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên đất, rừng ở Hà Giang 22
CHƢƠNG 2. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VÀ NGUỒN TÀI
NGUYÊN ĐẤT, RỪNG Ở CÁC HUYỆN VÙNG CAO NÚI ĐÁ
PHÍA BẮC TỈNH HÀ GIANG.................................................................. 26
2.1. Khái quát chung về đặc điểm môi trƣờng tự nhiên, dân cƣ,
dân tộc và sự phân hóa lãnh thổ tỉnh Hà Giang ...............................
26
2.2. Đặc điểm môi trƣờng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên các
huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang................................ 29
iv
2.2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ................................................... 29
2.2.2. Đặc điểm địa chất………………………………………………. 30
2.2.3. Đặc điểm địa hình......................................................................... 32
2.2.4. Khí hậu - Thời tiết........................................................................ 32
2.2.5. Đặc điểm thủy văn và nguồn nƣớc............................................... 33
2.2.6. Đặc điểm thổ nhƣỡng................................................................... 34
2.2.7. Thảm thực vật, động vật............................................................... 34
2.2.8. Tài nguyên khoáng sản................................................................ 34
2.3. Cộng đồng dân tộc các huyện vùng cao núi đá Hà Giang......... 35
2.3.1. Số dân và gia tăng dân số............................................................. 35
2.3.2. Nguồn lao động và sử dụng lao động........................................... 37
2.3.3. Thành phần dân tộc...................................................................... 38
2.3.4. Đặc điểm văn hóa của một số dân tộc vùng cao núi đá................ 41
2.3.5. Tập quán sản xuất và phƣơng thức canh tác của các dân tộc
vùng cao núi đá Hà Giang...................................................................... 45
2.4. Đặc điểm tài nguyên đất, rừng và tri thức bản địa của một số
dân tộc trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.................. 53
2.4.1. Đặc điểm tài nguyên đất, rừng các huyện vùng cao núi đá.......... 53
2.4.2. Tri thức bản địa của một số dân tộc trong việc khai thác và sử
dụng tài nguyên đất, rừng....................................................................... 57
2.5. Tác động của cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài
nguyên đất rừng ở vùng cao núi đá Hà Giang .................................. 65
2.5.1. Những tác động theo chiều hƣớng tích cực.................................. 65
2.5.2. Những tác động theo chiều hƣớng tíêu cực đến tài nguyên, môi
trƣờng..................................................................................................... 70
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ
DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG Ở CÁC
HUYỆN VÙNG CAO NÚI ĐÁ HÀ
GIANG........................................................
75
v
3.1. Khái quát hiện trạng kinh tế - xã hội vùng................................. 75
3.1.1. Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.................................. 75
3.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế vùng cao núi đá............. 76
3.1.3. Thực trạng phát triển công
nghiệp................................................
77
3.1.4. Thƣơng mại - Dịch vụ………………………………………….. 77
3.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.............................................. 78
3.1.6. Thực trạng giáo dục, y tế và chất lƣợng cuộc sống dân cƣ.......... 79
3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng............ 81
3.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội........................................... 81
3.2.2. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2015 và tầm nhìn 2020........................................................................... 82
3.2.3. Mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực....................................... 83
3.3. Định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên đất, rừng bền vững
vùng cao núi đá Hà Giang.......................................................... 89
3.3.1. Định hƣớng và giải pháp nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên đất ở các huyện vùng cao núi đá Hà Giang............................... 89
3.3.2. Định hƣớng và giải pháp nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên rừng ở các huyện vùng cao núi đá Hà Giang............................. 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 106
PHỤ LỤC.............................................................................................. 109
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Giải nghĩa
UNDP Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc
UNV Chƣơng trình tình nguyện Liên hợp quốc
CNTT Công nghệ thông tin
CNH Công nghiệp hoá
HĐH Hiện đại hoá
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
KT - XH Kinh tế - xã hội
FAO Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc
VAC Vƣờn, ao, chuồng
RVAC Ruộng, vƣờn, ao, chuuòng
CEC Khả năng trao đổi cation trong đất
PAM Tổ chức đầu tƣ vào lĩnh vực trồng rừng
GDP Tốc độ tăng trƣởng
UNICEF Quỹ nhi đồng LHQ
vii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Tên
bảng
Nội dung Trang
Bảng 1.1 Quy hoạch sử dụng đất toàn quốc đến năm 2010 20
Bảng 1.2 Biến động tài nguyên rừng ở Việt Nam (1943 - 2008) 21
Bảng 1.3 Sử dụng đất tỉnh Hà Giang năm 2005 và năm 2009 23
Bảng 2.1
Diện tích, dân số và mật độ dân số 4 huyện vùng cao
nguyên đá
30
Bảng 2.2 Thống kê dân số vùng cao nguyên đá năm 2009 35
Bảng 2.3
Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vùng cao
nguyên đá năm 2008
36
Bảng 2.4
Tỷ lệ ngƣời từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ
thuật so với tổng số ngƣời cùng độ tuổi năm 2009 37
Bảng 2.5
Tình hình sử dụng đất ở 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà
Giang
66
Bảng 2.6 Tình hình tăng diện tích đất rừng 4 huyện vùng cao núi đá 67
Bảng 2.7 Hiện trạng đất trống đồi núi trọc vùng cao núi đá 71
Bảng 2.8 Diện tích đất có khả năng trồng rừng theo núi đá - núi đất 72
Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế 4 huyện vùng cao nguyên đá năm 2008 75
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ
Tên hình Nội dung Trang
Hình 1.1 Sơ đồ phân loại tài nguyên thiên nhiên 13
Hình 1.2
Sơ đồ mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các yếu tố phát
triển 14
Hình 2.1
Bản đồ hành chính vùng cao núi đá phía bắc tỉnh
Hà Giang
31
Hình 2.2
Bản đồ địa lý dân cƣ, dân tộc vùng cao núi đá phía
bắc tỉnh Hà Giang 39
Hình 2.3
Bản đồ diễn biến diện tích đất rừng vùng cao núi
đá năm 2005, 2007 và 2009
68
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cao nguyên đá Đồng Văn là tên gọi chung cho khu vực lãnh thổ gồm 4
huyện vùng cao núi đá phía bắc của tỉnh Hà Giang: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo
Vạc, Đồng Văn. Đây là một trong những cao nguyên đá vôi đặc biệt của nƣớc
ta, có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với các du khách đến tham quan du lịch và
những nhà nghiên cứu khoa học, bởi phong cảnh hùng vĩ của cao nguyên đá
với hàng loạt sƣờn vách và thung lũng, hình thành dọc theo các đứt gãy làm
nên các hẻm vực sâu, nhiều kiểu địa hình khác nhƣ sƣờn xâm thực - bóc mòn,
rừng đá, hoang mạc đá, các núi đá vôi dạng kim tự tháp, các nếp uốn.... Cao
nguyên đá Đồng Văn là địa bàn cƣ trú của 17 dân tộc anh em, với sự đa dạng
về văn hóa, phong tục tập quán; đó là các dân tộc: Mông, Dao, Lô Lô, Tày,
Nùng, Giáy, Cờ lao, Pu Péo, Bố Y, Hoa….Mỗi dân tộc, tùy theo trình độ phát
triển, tập quán sản xuất và bản sắc văn hóa, tín ngƣỡng dân gian….
Sự quần cƣ của nhiều tộc ngƣời trên cao nguyên đá Đồng Văn đã tạo
nên bản sắc văn hóa độc đáo nhất trong cộng đồng dân tộc sinh sống ở Hà
Giang. Những phƣơng thức canh tác độc đáo, các giá trị văn hóa đƣợc truyền
lại từ nhiều đời qua nhiều thế hệ của những con ngƣời sống trong điều kiện
môi trƣờng thiên nhiên khắc nhiệt, thiếu đất canh tác, nguồn nƣớc khan hiếm,
tài nguyên rừng bị suy thoái và khó phục hồi. Trong suốt bề dày lịch sử, họ đã
tạo dựng cho mình kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng, thể hiện kỹ năng
thích ứng và hoà đồng với thiên nhiên trong lao động sản xuất, các lĩnh vực
sinh hoạt cộng đồng. Người dân sống quyện với đá, dọn đá để dựng nhà, khoét
đá tìm dòng nước ngọt. Đá dựng thành tường rào, giữ nước, giữ đất để có
ruộng bậc thang; đá thành rừng, thành luỹ để bảo vệ biên cương Tổ quốc. Các
giá trị di sản thiên nhiên độc đáo đều gắn chặt với những nét đẹp văn hoá đặc
sắc của các dân tộc.
2
Tuy nhiên, đây cũng là vùng có điều kiện thiên nhiên khắc nhiệt, địa
hình núi đá là chủ yếu, thiếu đất và nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt, các nguồn
tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sinh kế của ngƣời dân hạn chế. Đồng thời,
đây cũng là địa bàn cƣ trú chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí
thấp. Cho đến nay, 4 huyện vùng cao núi đá vẫn nằm trong danh sách 62 huyện
nghèo nhất cả nƣớc theo Chƣơng trình đầu tƣ phát triển của Chính phủ từ năm
2008. Việc hình thành và phát triển cao nguyên địa chất Đồng Văn thực chất là
mô hình phát triển kinh tế - xã hội mới, một dự án đầu tƣ lớn, dài hạn cho cả 4
huyện vùng cao núi đá nên cần một cơ chế quản lý đặc thù. Do vậy, với mong
muốn tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm môi trƣờng tự nhiên, những giá trị văn hóa
dân tộc và văn hóa ứng xử với môi trƣờng tự nhiên của cộng đồng các dân tộc
nơi đây, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Cộng đồng dân tộc với việc sử
dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh
Hà Giang”
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu của đề tài
Đề tài vận dụng cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa dân số - tài nguyên
và môi trƣờng vào nghiên cứu một vùng lãnh thổ. Cụ thể là làm rõ vấn đề khai
thác, sử dụng tài nguyên đất, rừng của cộng đồng dân tộc ít ngƣời trên vùng
cao nguyên đá phía bắc tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó bƣớc đầu đƣa ra các giải
pháp mang tính khuyến nghị hƣớng tới sự phát triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mối quan hệ dân số (cụ thể ở đây là cộng
đồng dân tộc ít ngƣời) - tài nguyên - môi trƣờng.
- Thu thập nguồn thông tin tƣ liệu, tìm hiểu thực tế để phân tích đặc điểm môi
trƣờng tự nhiên, đặc điểm văn hóa ứng xử với môi trƣờng tự nhiên của cộng đồng
dân tộc vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang.
3
- Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của cộng đồng các dân tộc
với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Phạm vi 4 huyện vùng cao núi đá phía bắc Hà Giang.
- Về thời gian: Nguồn thông tin tƣ liệu tập trung trong thời gian từ năm
2000 đến 2009.
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về mối quan hệ
cộng đồng dân tộc và khai thác sử dụng tài nguyên đã đƣợc các nhà khoa học
trong và ngoài nƣớc đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ những mục đích khác nhau, các nghiên cứu về dân tộc và
cộng đồng dân tộc trong mối quan hệ với việc khai thác, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên đƣợc đặc biệt quan tâm. Đáng chú ý là công trình của Donovan D.,
Rambo T.A, Fox J., Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên: “Những xu hướng phát
triển ở vùng núi phía Bắc Việt Nam” [1997]; Furuta Moto (Nhật Bản) với
“Chính sách dân tộc của Đảng Cộng Sản Việt Nam” (Luận án Tiến Sĩ) [1989];
Gần đây, các tổ chức phi Chính phủ qua hợp tác với phía Việt Nam thực hiện
một số dự án về đói nghèo, môi trƣờng - sinh thái, quan hệ tộc ngƣời ở miền
núi cũng có những nghiên cứu đáng quan tâm. Tiêu biểu trong số này là công
trình Chương trình người dân vùng cao, do UNDP, UNV và Uỷ ban Dân tộc
và Miền núi thực hiện năm 2001. Bên cạnh việc đề cập tới lĩnh vực văn hoá
dân tộc, nhiều công trình nghiên cứu khác đã đề cập tới vấn đề phát triển kinh
tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng, chính sách dân tộc ở vùng miền núi dân tộc
Việt Nam, nhƣ “Cộng đồng dân tộc Tây Bắc Việt Nam và thuỷ điện” [Diệp
Đình Hoa - 1996]; “Đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị ở các tỉnh
miền núi phía Bắc – Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn” [Nguyễn Cúc, Ngô
Ngọc Thắng, Đoàn Minh Huấn (đồng chủ biên) - 2005]; Hội thảo khoa học
4
“Cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam gia nhập
WTO” do Viện dân tộc học, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi tổ chức thực hiện
năm 2008.
Nghiên cứu về cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất,
rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang là một đề tài khá
mới mẻ. Có thể tìm thấy trong một số tài liệu liên quan nhƣ: Nghiên cứu đầu tư
bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang. (Nguyễn
Thị Diên); Nghiên cứu chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học cấp làng bản trên
cơ sở kiến thức bản địa (Lê Duy Đại - Triệu Đức Thạnh); Các dân tộc ở Hà
Giang; Địa lí tỉnh Hà Giang. (Tố Linh - Hoàng Xuân Tý); Thu thập và sử
dụng kiến thức bản địa (Phạm Quang Hoan - Hùng Đình Quý); Văn hoá truyền
thống người Dao ở Hà Giang (Trƣờng Lƣu - Hùng Đình Quý); Văn hoá dân
tộc Mông (Vƣơng Duy Quang); Giải pháp phát triển bền vững trong điều kiện
khó khăn của môi trường địa lý vùng cao biên giới qua thực tế cao nguyên
Đồng Văn - Lũng Cú - Hà Giang (Vũ Nhƣ Vân và nnk - Đề tài cấp Bộ B2006).
Nhìn chung, những nghiên cứu này đã phản ánh thực trạng đời sống kinh
tế - văn hoá - xã hội của cộng đồng các dân tộc nói chung và các dân tộc ở Hà
Giang nói riêng, là nguồn tƣ liệu hữu ích cho các nhà qui hoạch, cơ quan quản
lí nhà nƣớc tham khảo, trên cơ sở đó nghiên cứu phục vụ quy hoạch và chiến
lƣợc phát triển KT-XH vùng cao Hà Giang.
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
Dân cƣ, dân tộc và tài nguyên thiên nhiên cần phải đƣợc đặt trong mối
quan hệ cụ thể với toàn bộ hệ thống lãnh thổ quốc gia. Đó là cơ sở đầu tiên
giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Vì vậy,
nghiên cứu cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các
huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang trong mối liên hệ với tỉnh Hà