Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công cụ mô tả hệ thống
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
165.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
754

Công cụ mô tả hệ thống

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

II.3. CÁC CÔNG CỤ ĐƯỢC DÙNG TRONG VIỆC MÔ TẢ HỆ THỐNG

THÔNG TIN

Sự mô tả một hệ thống có thể sử dụng một hay kết hợp một số công cụ sau

đây (tùy vào vấn đề cần trình bày):

II.3.1 Văn bản.

Đây là công cụ phổ dụng nhất vì việc mô tả hệ thống phải phục vụ mọi thành

phần tham gia phát triển hệ thống hiểu được đặc biệt là đối với người dùng. Tuy

nhiên do tính nhập nhằng, đa nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên nên khi dùng công cụ

văn bản để mô tả hệ thống thì phải đặc biệt lưu ý đến nhược điểm này, lựa chọn

thuật ngữ và trình bày cho phù hợp.

Khi cần phải trình bày một vấn đề nào đó một cách chặt chẽ người ta thường

sử dụng văn bản có cấu trúc. Văn bản có cấu trúc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên được

trình bày bằng tổ hợp các hình thức: tuần tự, lựa chọn và lặp.

Dạng tuần tự: liệt kê các thao tác.

Thí dụ:

 Nạp.....

 Lấy.....

 Tính.....

 Chuyển.....

Dạng lựa chọn:

Cấu trúc lựa chọn hoặc không:

 Nếu: <điều kiện> thì thực hiện <thao tác>

(nếu không thoã điều kiện thì không thực hiện <thao tác>)

Cấu trúc lựa chọn trong tối đa 2 nhánh rẽ

 Nếu: <điều kiện> thì thực hiện <thao tác>

 Trường hợp ngược lại thì thực hiện <thao tác khác>

Cấu trúc lựa chọn trong trong nhiều nhánh rẽ

 Trong trường hợp với <điều kiện 1> thì thực hiện <thao tác 1>

 Trong trường hợp với <điều kiện 2> thì thực hiện <thao tác 2>

 ….

 Trong trường hợp với <điều kiện n> thì thực hiện <thao tác n>

 Nếu không nằm trong các điều kiện trên thì thực hiện <thao tác thứ

n+1>

Dạng lặp:

Dạng lặp với số lần xác định

 Trong trường hợp này người ta sử dụng một biến cầm canh đếm số

lần thực hiện, sau mỗi lần thì giá trị biến này tăng lên 1 đơn vị và khi giá

trị của biến cầm canh này bằng số lần cần lặp thì thôi.

Dạng lặp với điều kiện

 Khi <điều kiện> thì thực hiện <thao tác>

≤ 1 kg: MC1

≤ 10 Kg: MC6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!