Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Con người cô đơn trong truyện ngắn kiệt tấn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ THỊ HOÀI HÂN
CON NGƢỜI CÔ ĐƠN
TRONG TRUYỆN NGẮN KIỆT TẤN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
Đà Nẵng, Năm 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ THỊ HOÀI HÂN
CON NGƢỜI CÔ ĐƠN
TRONG TRUYỆN NGẮN KIỆT TẤN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HIỀN
Đà Nẵng, Năm 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 7
5. Cấu trúc của luận văn............................................................................ 8
CHƢƠNG 1. TRUYỆN NGẮN KIỆT TẤN TRONG DÒNG CHẢY
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HẢI NGOẠI ................................................ 9
1.1. Một số điểm nổi bật của truyện ngắn Việt Nam hải ngoại ........................ 9
1.2. Kiệt Tấn – khuôn mặt lạ của truyện ngắn Việt Nam hải ngoại ............... 12
1.2.1. Hành trình sáng tạo của Kiệt Tấn “kẻ lưu vong bất đắc dĩ” ......... 12
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Kiệt Tấn ............................................. 16
1.3. Dấu ấn riêng của truyện ngắn Kiệt Tấn trong truyện ngắn Việt Nam hải
ngoại................................................................................................................ 20
1.3.1. Mang đậm dấu ấn tự truyện .......................................................... 20
1.3.2. Thấm đẫm nỗi cô đơn ................................................................... 23
CHƢƠNG 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦ CON NGƢỜI CÔ ĐƠN
TRONG TRUYỆN NGẮN KIỆT TẤN....................................................... 25
2.1. Các kiểu con người cô đơn trong truyện ngắn Kiệt Tấn.......................... 25
2.1.1. Mang mặc cảm lưu vong............................................................... 25
2.1.2. Cô đơn bản thể .............................................................................. 34
2.2. Những biểu hiện của con người cô đơn trong truyện ngắn Kiệt Tấn. 39
2.2.1. Cô đơn giữa cộng đồng................................................................. 39
2.2.2. Cô đơn trong chính gia đình mình ................................................ 40
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CON NGƢỜI CÔ
ĐƠN................................................................................................................ 47
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 47
3.1.1. Thủ pháp độc thoại nội tâm .......................................................... 47
3.1.2. Thủ pháp dòng ý thức ................................................................... 55
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật......................................................... 60
3.2.1. Ngôn ngữ đời thường đậm màu sắc văn hóa Nam Bộ.................. 60
3.2.2. Giọng hoài niệm, dí dỏm, nhiều suy nghiệm............................... 64
3.2.3. Giọng triết lý ................................................................................. 72
KẾT LUẬN.................................................................................................... 76
TÀI IỆU TH KHẢO............................................................................ 79
QUYẾT ĐỊNH GI O ĐỀ TÀI UẬN VĂN (Bản sao)
1
Ở ĐẦU
1. ý do chọn đề tài
Văn học hải ngoại là dòng văn học được hình thành từ một bộ phận
người Việt định cư ở nhiều nước trên thế giới. Đây chính là bộ phận văn học
sẽ góp phần làm cho vườn hoa của nền văn học Việt Nam thêm rực rỡ và đầy
hương sắc.
Trong nền văn học này, chúng ta không thể không ghi nhận những
thành tựu và đóng góp to lớn của các nhà văn hải ngoại đối với văn học trong
nước. Một trong số những nhà văn hải ngoại có đóng góp cho nền văn học
nước nhà là Kiệt Tấn. Ông là một trong những nhà văn di dân thuộc thế hệ
đầu. Kiệt Tấn xuất hiện không ồn ào mà thật lặng lẽ, khiêm nhường nhưng có
sức ảnh hưởng trên văn đàn hải ngoại.
Trong nền văn xuôi Việt Nam hải ngoại đã có nhiều tác giả viết về nỗi
cô đơn của con người tha hương. Nhìn chung, trong sáng tác của các nhà văn
lưu vong đều có giao điểm chung là đề cập đến nỗi cô đơn của thân phận con
người khi lưu lạc nơi đất khách. Thế nhưng, con người cô đơn trong tác phẩm
Kiệt Tấn, ngoài những điểm vừa nêu nó còn mang một hương sắc riêng, rất
độc đáo.
Sự cô đơn của con người – vấn đề muôn thưở mà văn học quan tâm
được nhà văn Kiệt Tấn thể hiện một cách sâu sắc. Nhân vật trong truyện ngắn
Kiệt Tấn là những con người sống chông chênh giữa hai miền văn hóa, cuối
cùng rơi vào sự buồn chán, bế tắc. Những trang văn của Kiệt Tấn đã phơi bày
thế giới nội tâm phức tạp của những cái tôi đa dạng. Ẩn sâu trong từng con
chữ, trong tột cùng của nỗi cô đơn là sự trân quý những tình cảm thiêng liêng
của đời người; cô đơn như một dạng thức biểu hiện của những ẩn ức tâm lý bị
2
kìm nén và hành trình ngược dòng phá vỡ sự cô đơn như một hành trình trở
về với chính mình. Qua đó, nhà văn thể hiện rõ quan niệm mới mẻ và cái nhìn
đa chiều về số phận con người – đặc biệt là bi kịch tha hương khi sống trong
một môi trường xa lạ. Câu hỏi về số phận con người là vấn đề chung của văn
học nhân loại – một vấn đề mang tính thời sự đã được nhà văn Kiệt Tấn thể
hiện một cách gần gũi, chân thực; chứa đựng những giá trị nhân bản, nhân
văn sâu sắc.
Tìm hiểu về con người cô đơn – một chủ đề nổi bật trong truyện ngắn
Kiệt Tấn cũng chính là cách thức khẳng định sự đóng góp của nhà văn Kiệt
Tấn trong mối quan tâm đến số phận con người. Đồng thời, ghi nhận vị trí của
ông trên văn đàn hải ngoại và trong sự gắn kết với cội nguồn văn học dân tộc.
Đấy chính là lý do người viết văn chọn nghiên cứu đề tài: on ng ời ơn
trong truy n ngắn Ki t T n
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có một số bài viết, viết về Kiệt Tấn và
truyện ngắn của ông.
Trong Nghĩ về Ki t T n, đăng ở tựa tập truyện ngắn Em i n xõ tó .
Nguyễn Mộng Giác đã nhận xét: “Em điên xõa tóc… Đây là một trong những
truyện ngắn hiếm hoi, có giá trị nhân bản phổ quát” [18, tr.10-13].
Nguyễn Văn Lục trong bài B iều về Ki t T n đã nhận định tình dục
trong văn chương Kiệt Tấn “Nó táo bạo mà rất người, nó biểu lộ sức sống
cuồng nhiệt, thứ ham muốn không còn ranh giới, nó bứt phá với nhục cảm
bạo liệt kéo ngòi bút đi vào những vùng cấm địa mà nhiều nhà văn lén lút
dừng lại. Kiệt Tấn là như thế, không có chỗ nào là ranh giới, bóc trần ra hết.
Đó là những truyện tôi cho là đặc sắc nhất của tác giả như Em i n xõ tó ,
Ng ời em xóm Họ . Đặc sắc bởi vì nó chính là con người tác giả” [32].
3
Đoàn Nhã Văn với bài viết Ki t T n v những m m giữ ời th ờng
cho rằng “Vì thế trên những trang sách của ông, bàng bạc những cuộc tình,
những môi hôn, những đồi núi, những nhung lụa, những hừng hực, mê mẩn,
bừng cháy, tuyệt dịu, thần tiên, hoang đường, phơi phới.v.v… Ông nhắc đến
người em xứ tuyết Gia Nã Đại. Ông cặn kẽ với người em xóm học ở Pais.
Ông quay cuồng với người con gái Bạc Liêu. Ông đắm đuối với người này ở
Biên Hòa, người nọ ở Gia Định, kẻ khác ở Sài Gòn, người nớ ở Vũng Tàu.
Mỗi người một vẻ, mỗi kẻ một đam mê, và mỗi nàng một cháy bỏng khác
nhau. Tất cả những nhân vật đó góp phần làm nên văn phong vui tươi, sinh
động của Kiệt Tấn trong vùng tình cảm đầy ướt át này” [47, tr.10-23].
Với bài viết Ki t T n, Nụ ời tre trú , tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã
khẳng định “Tình yêu trong văn Kiệt Tấn có nhiều cung bậc. Từ lặng lẽ đến
xôn xao. Từ bâng khuâng đến say đắm. Có nhiều sắc độ. Lúc thì hiền lành,
lúc thì trâng tráo. Lúc như cơn gió, lúc như cơn bão. Tình yêu nhuốm đầy tình
dục… Tình yêu trong truyện Kiệt Tấn lại gần hơn với sự thực, với cuộc đời”
[40].
Đồng với quan điểm trên, Thụy Khuê trong bài Ki t T n - t nụ ời
tre trú n th ơng n ng y nhiêu cho rằng “Nếu trong tình yêu, Nụ ời tre
trúc còn chút ngượng ngùng… Thì đến Th ơng n ng y nhiêu, ông đã đi
thẳng vào tình yêu một cách rõ ràng… Ba truyện ngắn xuất sắc nhất của Kiệt
Tấn trong tập này là: Đ m ỏ tuy t, Ng ời em xóm Học và Sáng d y nghe em
khóc, ông đều viết về tình dục và đàn bà cả… ngùn ngụt dục tình...; tình yêu
của Kiệt Tấn, không chỉ có ngất ngư, không chỉ có rên rĩ, năn nỉ, xô ra, quấn
vào, cuồng nhiệt, mê tơi, cực điểm, chết ngất mà còn có chân thành” [28].
Đi sâu vào thế giới tình yêu trong truyện ngắn Kiệt Tấn, Đoàn Nhã Văn
chiêm nghiệm “ông viết về những người đàn bà với một tấm lòng, một đam
mê và đằng sau đó là chiêm ngưỡng, là trân quý. Ông viết về họ là muốn cho
4
họ sống lại dài lâu trong lòng độc giả bằng một sự trân trọng của mình… mà
lắm lúc, ông cần đàn bà để giải tỏa nỗi cô đơn” [47, tr.10-26].
Trương Văn Dân, tác giả của bài viết Ki t T n, i khi thèm h t nh ng
vẫn m ời có ý kiến rằng “Ở nước ngoài, Kiệt Tấn được cho là cây bút viết
về tình yêu và tình dục táo bạo, cuồng nhiệt và quyến rũ. Trước khi cầm bút,
ông là một tình nhân. Văn chương của ông ngùn ngụt dục tình” [8].
Nói đến phương diện tình yêu quê hương trong truyện ngắn Kiệt Tấn,
Thụy Khuê nhận định trong bài Ki t T n - t nụ ời tre trú n th ơng
nàng b y nhiêu “Hình ảnh quê hương vẫn thấp thoáng, bàng bạc cùng khắp
nụ cười tre trúc… Nụ cười tre trúc đến với người đọc bằng tình yêu quê
hương, yêu mẹ, bằng những khám phá, những rạo rực của tình yêu và nhục
cảm của người con trai mới lớn” [28].
Trong Nghĩ về Ki t T n, Mai Ninh cho rằng “… Chúng là sức nóng âm
ỉ của than hồng trong đáy sâu tâm thức của con người, một con người lưu lạc
mà quê hương trông về chỉ còn ngút ngàn mây trắng… không gì khác hơn là
hình ảnh của một thời quá khứ” [35].
Tác giả Đoàn Nhã Văn trong Ki t T n và những m m giữ ời
th ờng nhận định: “Ba tập truyện ngắn Nụ ời tre trúc, Th ơng n ng y
nhiêu và Nghe m in đậm những chuyện tình Kiệt Tấn từ thuở mới lớn lên ở
quê nhà, đến những chuyện tình với các tình nhân tóc vàng mắt xanh ở Gia
Nã Đại, Pháp khi ông du học. Lồng vào đó là những truyện ngắn viết về quê
hương khi đứng bên này nhìn về bên kia biển trời lồng lộng, cũng như đời
sống riêng tư hiện tại ở Pháp với nhiều phiền lụy của cuộc đời… Như bao lưu
dân khác, đi đâu thì đi, Kiệt Tấn cũng có một chỗ để nhớ về: quê hương. Viết
gì thì viết, Kiệt Tấn cũng không khỏi viết về nơi chốn sinh ra: quê hương.
Đứng bên này trời, nhìn về bên kia biển lớn, nghe lòng se thắt, từng nhịp tim
5
đập rộn lên nỗi nhớ nhà… Kiệt Tấn lấy hình ảnh đơn của ruộng đồng mà viết
về Mẹ, tạo nên những hình ảnh liên tưởng đẹp ngút ngàn” [47,tr.10-26].
Nhận xét về văn phong Kiệt Tấn, Nguyễn Mạnh Trinh có cái nhìn tinh
tế “Nửa tự truyện nửa hư cấu, với phong cách tự nhiên của người dám sống
thực và viết thực, Kiệt Tấn tạo dựng được một thế giới văn chương độc đáo
mà trong đó nhân vật là những mẫu người thật sinh động, mà dấu ấn của thời
cuộc cũng như cá tính của một người bất bình thường nhưng lại có nét đáng
yêu của một nghệ sĩ với những nét lãng mạn riêng” [46].
Trương Văn Dân trong bài Ki t T n, i khi thèm h t nh ng vẫn mê
ời có cái nhìn sắc sảo “Câu chữ có lúc hiền lành, có khi dữ dội. Có khi ông
vuốt ve mơn man như làn gió nhẹ, có lúc dữ dội “nẩy” mình như cơn địa
chấn. Chữ nghĩa của ông hoạch toẹt mọi thứ, hồn nhiên phơi lồ lộ thể xác,
tâm hồn, những ý tưởng thầm kín” [8].
Tác giả Nguyễn Văn Bảy với bài báo Ki t T n – ng i n kết
luận “Tuy viết trực diện và gần như xóa bỏ mọi cấm kị, nhưng văn chương
của Kiệt Tấn luôn đảm bảo hai điều: dạt dào chất thơ và cuốn hút bởi ái tình
thanh thoát, đầy sức sống… Gần như truyện nào của Kiệt Tấn cũng có vài ý
thơ hoặc nhiều câu ca dao, dân ca được trích ý” [3].
Khi bàn về nét đặc sắc trong ngôn ngữ truyện ngắn Kiệt Tấn, Nguyễn
Hưng Quốc tán thưởng “Kiệt Tấn thuộc vào số ít ỏi đã tạo được cho ngôn ngữ
nói một sắc thái thẩm mỹ độc đáo… Câu văn của ông nhiều động từ… Cách
dùng trạng từ và tính từ của Kiệt Tấn cũng lạ… Kiệt Tấn lại rất giàu chất
thơ… Văn xuôi Kiệt Tấn xôn xao nhạc điệu… Nét đặc biệt nhất của ông là ở
chỗ, ông có thói quen sử dụng nhiều biện pháp tu từ chỉ thường gặp trong thơ.
Văn chương của ông vừa có cái sần sùi của cuộc sống lại vừa có cái lung linh
của mộng ảo. Sự kết hợp ấy làm cho văn chương Kiệt Tấn có một khí hậu
riêng, rất mực lạ lùng. Như ở trần mà như chơi vơi trong sương khói” [40].
6
Đoàn Nhã Văn với bài viết Ki t T n và những m m giữ ời th ờng
“Một trong những điểm đặc thù, ở chữ nghĩa của Kiệt Tấn, trong vùng tình
cảm đầy ướt át này, là đặt nhiều cặp tính từ đằng sau một câu nói để nhấn
mạnh điều diễn tả. Cặp chữ này nối liền cặp chữ kia tạo nên những đợt sóng
dập dồn trong dòng suy ngĩ người đọc. Đợt sóng này chưa dứt, đợt sóng khác
đã đến. Chưa kịp no đầy với cảm giác cũ, cảm giác mới đã xuất hiện, kéo
người đọc vào dòng chảy mới của ông, hòa mình trong đó, trôi theo những
ngọn triều dâng, nhấp nhô, nhấp nhô, đẩy đến tận cùng. Vì thế, người đọc như
thấy mình tham gia đầy đủ qua những vùng chữ nghĩa mang hơi hướm đàn
bà” [47, tr.10-26].
Truyện ngắn Kiệt Tấn có một giọng điệu rất riêng. Đoàn Nhã Văn
khẳng định“Lần bước theo những tác phẩm của Kiệt Tấn, người đọc bắt gặp
một giọng văn dí dỏm, thỉnh thoảng chen vào đó là một sự mỉa mai, châm
biếm và cũng không hiếm lần cười cợt” [47, tr.10-26].
Đọc truyện ngắn Kiệt Tấn, Nguyễn Hưng Quốc sâu sắc khi cho rằng
“Đọc Kiệt Tấn, trước khi thấy một tài năng, người ta gặp một tấm lòng. Tình
yêu đối với cuộc đời, theo tôi là yếu tố quan trọng nhất góp phần định hình
nên phong cách văn học độc đáo của Kiệt Tấn. Hiếm có người nào có cách
nhìn đời trìu mến và thiết tha như vậy” [40].
Thụy Khuê đánh giá “Không ai, trong nền văn học hải ngoại hiện nay
có thể viết về một cơn điên, một giấc mơ dữ, một tình yêu cuồng nhiệt… hay
hơn Kiệt Tấn…” [28].
Nguyễn Văn Lục có cái nhìn thấu đáo về Kiệt Tấn trong B iều về
Ki t T n “Em điên xõa tóc cho thấy bản chất con người Kiệt Tấn với những
xao xuyến nội tâm, với những dằn vặt bệnh tật, những nỗi cô đơn thân phận,
những buồn chán đam mê hụt hẫng” [32].