Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

"Con đường kháng chiến" - con đường tự chủ và sáng tạo của đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
208.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1905

"Con đường kháng chiến" - con đường tự chủ và sáng tạo của đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đoàn Thị Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 55 - 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 55

“CON ĐƯỜNG KHÁNG CHIẾN”- CON ĐƯỜNG TỰ CHỦ VÀ SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG

TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

Đoàn Thị Yến*

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là một cuộc kháng chiến mang tầm vóc

thời. Có được chiến thắng vĩ đại đó là do nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của

các lực lượng tiến bộ trên thế giới, (đặc biệt là sự giúp đỡ của hai đồng minh chiến lược Xô –

Trung), trong đó quan trọng nhất là sự lãnh đạo của Đảng ta. Từ bối cảnh phức tạp trong quan hệ

quốc tế những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã đề ra được đường lối

cách mạng kịp thời, đúng đắn. Đó là đường lối kết hợp đồng thời hai nhiệm vụ: cách mạng xã hội

chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nơi gặp nhau của hai

cuộc cách mạng này đã tạo thành con đường kháng chiến. Đó là con đường đưa cuộc kháng chiến

chống Mỹ của nhân dân ta đến thắng lợi cuối cùng, thể hiện bản lĩnh độc lập, tự chủ và sáng tạo

trong đường lối đối ngoại của Đảng.

Từ khóa: cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kháng chiến chống Mỹ

MỞ ĐẦU

“Nhiều hoạn nạn là nền dựng nước. Lắm lo

toan là kế trị vì. Biến cố nhiều thì suy nghĩ

sâu. Mọi việc lo trước sẽ thành công

lớn”(Phú Chí Linh - Nguyễn Trãi). Đặc thù

của một dân tộc nhỏ bé có hơn nửa đời mình

phải ứng phó với chiến tranh xâm lược đã

giúp cha ông chúng ta rút ra được những

chiêm nghiệm quý báu như thế.

Thế kỷ XX, dân tộc ta đã phải đương đầu với

cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ -

đế quốc hùng mạnh nhất thời đại. Do đó, cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc

Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tầm vóc

thời đại. Bởi vì đương đầu với đế quốc Mỹ,

nhân dân Việt Nam không chỉ chiến đấu cho

khát vọng hòa bình, độc lập tự do, thống nhất

và toàn vẹn lãnh thổ của mình mà còn đảm

nhận sứ mệnh quan trọng là đấu tranh vì hòa

bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Chính vì vậy mà cuộc kháng chiến của dân

tộc ta đã nhận được sự ủng hộ rất lớn về chính

trị, tinh thần, vật chất của các lược lượng yêu

chuộng hòa bình trên thế giới, của các nước

XHCN, đặc biệt là từ hai đồng minh chiến

lược Xô - Trung. Tuy nhiên, không phải bao

giờ, không phải lúc nào chúng ta cũng nhận

được sự hậu thuẫn đó, nhất là trong bối cảnh

quốc tế cuối năm 1959, đầu năm 1960 đầy

phức tạp, khó khăn - thời điểm mà mâu thuẫn

Tel: 0916 050 720; Email: [email protected]

Xô – Trung bắt đầu diễn ra gay gắt. Trong bối

cảnh đó, Đảng ta đã kịp thời đề ra được con

đường cách mạng độc lập, tự chủ và đầy sáng

tạo, để từng bước đưa cách mạng nước ta đến

thắng lợi cuối cùng.

NỘI DUNG

Từ mâu thuẫn Xô - Trung

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của

nhân dân ta diễn ra trong một bối cảnh mà

quan hệ giữa các nước lớn trong phe xã hội

chủ nghĩa có những bất đồng sâu sắc, gây bất

lợi cho cách mạng nước ta.

Liên Xô từ sau Đại hội Đảng Cộng sản lần

thứ XX (1952), N.Khơrútxốp chính thức lên

nắm chính quyền, đưa ra kế hoạch nhanh

chóng xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa

cộng sản trong vòng 20 năm. Để thực hiện

mục tiêu đó, N.Khơrútxốp chủ động đề nghị

với Mỹ giảm bớt chạy đua vũ trang, giữ

nguyên hiện trạng của châu Âu; chấp nhận

sự tồn tại của hai nhà nước Tây Đức và

Đông Đức; đồng thời N.Khơrútxốp đưa ra

khẩu hiệu: “chung sống hòa bình” để tập

trung lực lượng xây dựng kinh tế. Đối với

phong trào cách mạng thế giới, Liên Xô chủ

trương đấu tranh giành chính quyền bằng

phương pháp hòa bình.

Để hiện thực hóa đường lối “chung sống hòa

bình”, N.Khơrútxốp chủ trương đẩy mạnh các

hoạt động ngoại giao nhằm thiết lập mối quan

hệ gần gũi với các nước phương Tây: kí hòa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!