Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CON ĐƯỜNG GỐM SỨ VÀ TƯ DUY CŨ VỀ NGHỆ THUẬT pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CON ĐƯỜNG GỐM SỨ VÀ TƯ DUY CŨ VỀ NGHỆ THUẬT
Từ năm 2007 đến nay, dự án Con đường gốm sứ ven sông Hồng (CĐGS) là công trình
nghệ thuật công cộng duy nhất của Hà Nội nhận được sự quan tâm chú ý từ mọi
phương diện xã hội: chính quyền, dư luận xã hội, dư luận truyền thông, giới doanh
nghiệp tư nhân và nhà nước, giới nghệ sĩ, giới ngoại giao thông qua nhiều Đại sứ
quán, các tổ chức phi chính phủ lớn nhỏ nước ngoài có liên đới với Việt Nam. Chưa
từng có một công trình nghệ thuật nào ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đạt
được điều này.
CĐGS nhìn từ góc độ nghệ thuật
Quy hoạch của CĐGS là bề mặt hướng về phía nội đô Hà Nội của đoạn đường
đê sông Hồng từ cửa khẩu An Dương đến dốc Vạn Kiếp, dài 6,5km. Bề mặt bê
tông của đoạn đê này có đặc điểm khá phức tạp. Thứ nhất, nó bị chia cắt thành
từng đoạn bởi những khu vực bậc thang lên xuống dành cho người đi bộ và các
cột đèn đường, đèn tín hiệu giao thông, gầm cầu Long Biên và hệ thống cầu
vượt quanh khu vực đầu cầu Chương Dương. Thứ hai, bề mặt này không bằng
phẳng mà nhiều chỗ được phân cắt thành hai lớp trên và dưới do có những dải
bồn hoa, trồng tiểu cảnh. Điều đáng chú ý là sau khi được quy hoạch thành bề
mặt của một bức tranh tường, có nhiều đoạn thuộc lớp trên đã được tôn cao
thêm 60cm, song vẫn không làm giảm đi được hạn chế của đặc điểm này. Thứ
ba, đoạn đê chạy qua những khu vực mưu sinh của phần nhiều là người lao
động nghèo, người lao động ngoại tỉnh. Họ bám mặt đường thành phố để kiếm
sống nên việc giữ gìn vệ sinh công cộng nơi đây không thể kiểm soát. Nhiều
khu vực cột đèn trở thành nơi đi vệ sinh, chất rác thải, đậu xe rác,... Nhiều đoạn
vỉa hè thành nơi bán hàng rong như bánh mì, đồ gốm sứ, hoa quả và hệ quả là
bề mặt đoạn đê thành nơi ghếch chân thư giãn của người bán hàng. Thứ tư,