Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Còi xương trẻ em.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D
BỆNH CÒI XƯƠNG DO THIẾU VITAMIN D
Mục tiêu
1. Kể được các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh.
2. Nêu được tầm quan trọng và dịch tễ học của bệnh.
3. Phát hiện được các triệu chứng của bệnh còi xương về lâm sàng và cận lâm sàng.
4. Thực hiện và tuyên truyền giáo dục được các biện pháp phòng, chống bệnh còi xương
1. Chuyển hoá vitamin D và vai trò sinh lý của nó trong cơ thể
1.1. Nguồn cung cấp vitamin D: cơ thể nhận vitamin D từ 2 nguồn
- Thức ăn: có vitamin D như gan, lòng đỏ trứng gà, sữa. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ và
sữa bò đều rất thấp (0-10 đv/100ml). Nguồn vitamin D từ động vật dễ hấp thu hơn từ thực vật.
- Tổng hợp vitamin D ở da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời: đây là
nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể. Mỗi ngày cơ thể có thể tổng hợp được từ 50-100
đv vitamin D, nghĩa là đủ thoả mãn nhu cầu sinh lý của cơ thể. Vì vậy trẻ em bị còi xương là do
không được tắm nắng hoặc do ăn uống không đầy đủ.
1.2. Chuyển hoá và vai trò sinh lý của vitamin D trong cơ thể: sau khi được hấp thụ ở ruột hoặc
đựơc tổng hợp ở da, vitamin D được đưa tới gan nhờ protein vận chuyển vitamin D (vitamin D
binding protein-DBP). Ở đó nó được men 25-hydroxylase của tế bào gan biến thành 25 hydroxy
vitamin D (25-OH-D). Chất chuyển hoá này sau đó lại được men 1,α-hydroxylase ở liên bào ống
thận biến thành 1,25-dihydroxyvitamin D (1,25-(OH)2-D). Đây là chất chuyển hoá cuối cùng của
vitamin D và có tác dụng sinh học làm
- Tăng hấp thu Ca ở ruột qua cơ chế tăng tổng hợp protein gắn Ca (Calcium binding proteinCaBP).
- Huy động canxi ở xương vào máu.
- Đồng thời tăng tái hấp thụ CaPO4 ở ống thận (dưới tác động của hormone tuyến cận giáp:
parathormone).
Sự điều hoà sinh tổng hợp 1,25-(OH)2-D phụ thuộc vào nồng độ Calci-Phospho và hormon tuyến
cận giáp trong máu và theo cơ chế điều hoà ngược (feedback) như là 1 nội tiết tố. Khi Ca máu
giảm, sẽ kích thích tuyến cận giáp bài tiết nhiều hormon cận giáp (PTH-Parathyroid hormone).
Hormon này lại kích thích hoạt tính của 1,α-hydroxylase ở ống thận để tăng tổng hợp 1,25-
(OH)2-D. Chất này làm tăng hấp thu Ca ở ruột và huy động Ca ở xương vào máu, làm cho nồng
độ Ca trong máu trở lại bình thường. Khi cho vitamin D liều cao, nồng độ 25-OH-D sẽ tăng lên,
nhưng nồng độ 1,25-(OH)2-D lại chỉ tăng lên trong một thời gian ngắn, rồi ngừng lại. Sự điều hoà
này giúp cho cơ thể ngăn ngừa được sự tăng Ca máu do tăng nồng độ vitamin D nhất thời. Những
chủng tộc da màu sống ở vùng nhiệt đới có da sẫm màu là cơ chế bảo vệ tự nhiên để chống lại sự
tổng hợp quá nhiều vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
1.3. Chuyển hoá vitamin D trong giai đoạn thai nghén
Vào cuối thời kỳ thai nghén, nhu cầu về Ca và phospho của thai nhi tăng lên. Sự tăng nhu cầu
này được thoả mãn qua tăng hấp thu Ca và PO4 ở ruột. Với sự cung cấp hàng ngày 700 đơn vị
vitamin D và 1,2 g Ca cho phụ nữ có thai, nồng độ 1,25-(OH)2-D sẽ tăng lên từ 53 pg/ml lên
87pg lúc có thai 3 tháng và đến cuối thời kỳ thai nghén và cho con bú là 100pg/ml. Vì vậy, trong
thời kỳ có thai và cho con bú cần cung cấp thêm cho người mẹ vitamin D và Ca .
1.4. Cơ chế sinh lý bệnh còi xương thiếu vitamin D
76