Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Co y kien cho rang thieu suc tuong tuong tri thuc khong co tiem nang phat trien
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
117.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1351

Co y kien cho rang thieu suc tuong tuong tri thuc khong co tiem nang phat trien

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm

năng phát triển. Anh (chị) có suy nghĩ gì? Bàn luận về ý nghĩa của sức

tưởng tượng trong quá trình học tập

Bài làm

Một nhà giáo dục người Nga đã nói: Trí tưởng tượng linh hoạt, phong phú

chính là đặc tính quan trọng của trí tuệ. Trí tưởng tượng đóng vai trò rất quan

trọng trong quá trình học tập của con người. Nếu không có trí tưởng tượng tốt, ta sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu các khái

niệm, các hình minh họa trong mỗi bài giảng, khi làm văn cũng sẽ không biết

miêu tả một cách sinh động, Trí tưởng tượng còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự

phát triển về sức sáng tạo của con người, trong khi những phát minh nổi tiếng

trên thế giới đều bắt đầu từ trí tưởng tượng mà thành. Tôi hay tự hỏi tại sao người Phương Tây (Đức, Pháp, Anh...) từ cách đây hàng

trăm, hàng nghìn năm lại có thể viết những tác phẩm triết học, kinh tế và khoa

học tinh hoa đến thế, chỉ kể một số ví dụ như Của cải của các dân tộc (A. Smith), Các nguyên lý triết học của khoa học tự nhiên (Newton), Bách khoa

thư các khoa học triết học (Hegel)... Không những thế, họ còn xây dựng lên

những công trình, những thành phố, vẽ những bức tranh, và có những sáng chế

công nghệ đáng ngưỡng mộ. Người Mỹ cũng chính là con cháu của những

người Châu Âu di cư, họ tiếp nhận di sản trí tuệ của tổ tiên và dựa trên đó tiếp

tục phát triển triết học, khoa, học và công nghệ mang sắc thái của những người

di cư đi tìm cuộc sống ở những vùng đất mới - tính hiệu quả và thực dụng

chẳng hạn. Do đó mà người Mỹ có thực dụng luận, tư duy thực dụng của người

Mỹ nổi tiếng thế giới rồi. Tôi thường đọc triết học cổ điển Đức khi rảnh rỗi, thường đọc nhưng những gì

hiểu được thật sự không nhiều, triết học Đức quá khó, quá tư biện. Nhưng một

số thứ hiểu được thì khá có ích cho tư duy của tôi. Ví dụ đoạn dưới đây trích từ

tác phẩm của một triết gia Đức giúp tôi tìm được câu trả lời cho thắc mắc trên:

Con nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng

việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm một số nhà kiến

trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với

con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến

trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi. Cuối quá trình lao động, người lao động thú được cái kết quả mà họ đã hình dung ngay từ dầu quá trình

ấy, tức là đã có trong kỷ niệm rồi. Còn nhớ cảm giác lần đầu tiên đọc đến đoạn

đó, tôi đã “à” lên một tiếng, đây chính là đặc trưng cho cách làm việc của con

người, mọi thứ do con người làm ra đều chỉ là hiện thực hóa tư duy của con

người, mọi hành vi của con người đều chỉ là sự thể hiện ra bên ngoài suy nghĩ

của con người mà thôi. Có thể nhận xét rằng sản phẩm của anh tinh tế thế nào

thì tư duy của anh tinh tế thế ấy nhưng điều ngược lại thì không chắc đúng. Vì

vậy, phát triển tư duy là điều kiện cho sự phát triển kinh tế, nhưng trong tư duy

của con người thì cần ưu tiên phát triển trí tưởng tượng (một cách tương đối)

hơn là trau dồi sự hiểu biết (trau dồi tri thức), do trí tưởng tượng là cái làm ra

tương lai, còn tri thức lừ. cái được đúc kết lại từ quá khứ. Con người chỉ có thể

phát triển bằng cách làm ra một cái gì đó ít nhất là khác với hiện tại và quá khứ

- làm ra một cái mới. Những cái mới liên tiếp nhau sẽ tạo ra sự phát triển. Mà

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!