Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cơ sở thực tiễn của mô hình doanh nghiệp spin-off doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong môi trường đại học
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
270.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1471

Cơ sở thực tiễn của mô hình doanh nghiệp spin-off doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong môi trường đại học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hội thảo Khoa học Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo năm 2021 (ISSC2021)

Ngày 26/12/2021 ISBN: 978-604-920-136-3

129 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

ID: ISSCF.14

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF

DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG

MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

NGÔ HỮU THỐNG1*

, PHẠM HỒNG NGỌC2

1Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

2Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

*[email protected]

Tóm tắt. Trong bối cảnh xã hội đòi hỏi các trường đại học phải chứng minh hiệu quả đầu tư của ngân sách

nhà nước, thông qua việc chuyển giao thành công các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, mô hình doanh

nghiệp khởi nghiệp spin-off có thể là một hướng đi phù hợp cho các trường đại học. Hiện nay, nhiều trường

đại học cũng đã phát triển mô hình doanh nghiệp trong trường, nhưng thực tế vẫn còn khá “dè dặt” và chưa

đạt được hiệu quả như mong đợi. Bài viết này được thực hiện trên việc khảo sát các mô hình thực tế nhằm

làm rõ nội hàm của khái niệm “doanh nghiệp spin-off”; đưa ra những mô hình “spin-off” tiêu biểu trong và

ngoài nước”; từ đó rút ra một nguyên nhân của những hạn chế, thông qua đó gián tiếp định hướng giải pháp

khắc phục cần được nghiên cứu thêm.

Từ khóa. khởi nghiệp, khởi nghiệp trong trường đại học, spin-off, chuyển giao kết quả nghiên cứu.

1. KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP SPIN-OFF

Một doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại học dựa trên việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm

được hình thành từ các kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) và phát triển công nghệ (PTCN) của trường

đại học đó gọi là “doanh nghiệp khởi nghiệp spin-off” hay sau đây sẽ gọi chung là “doanh nghiệp spin-off”.

Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đồng tình với nhận định này. Chẳng hạn như ở các khu vực

châu Mỹ và một số nước Châu Âu, “Doanh nghiệp spin-off” (university spin-offs) được định nghĩa là các

công ty được thành lập bởi các nhân viên của trường đại học (Zhang, J, 2009). Mô hình doanh nghiệp spin￾off trong trường đại học được thường được nghiên cứu chủ yếu bởi các chuyên gia quan tâm đến phương

thức chuyển giao công nghệ từ trường đại học sang khối công nghiệp (Etzkowitz, 2002; Feldman, 1994;

Feldman và Desrochers, 2003; Roberts, 1991; Shane, 2004). Các nhà nghiên cứu này đã nhận ra rằng việc

tạo ra và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ tại các trường đại học ngày càng trở thành một động

lực quan trọng cho đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế. Những người ủng hộ trường phái này thường

lập luận rằng rất nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) được tạo ra tại các trường đại

học là không thể quy trình hoá hay hệ thống hoá để có thể chuyển giao độc lập được, mà chỉ có thể chuyển

giao hiệu quả nhờ vào sự tiếp xúc trực tiếp giữa các cá nhân với nhau. Có nghĩa là chỉ khi những chuyên

gia tạo ra các kết quả nghiên cứu đó di chuyển từ trường đại học sang khối doanh nghiệp thì lúc đó việc

chuyển giao công nghệ vào phục sản xuất mới đạt hiệu quả (Zucker và cộng sự, 1998).

Tại Trung Quốc, theo một nghiên cứu của Chen và Kenney (2007) phát hiện ra rằng các doanh nghiệp spin￾offs trong trường đại học (USOs) của Trung Quốc được thành lập thông qua các cơ chế phát triển hoặc cải

tiến do trường đại học mẹ chỉ định, nguồn tài trợ do trường đại học mẹ phân bổ hoặc nguồn nhân lực do

trường đại học mẹ bố trí. Với định nghĩa này, cho thấy khả năng các doanh nghiệp khởi nghiệp nhận được

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!