Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 2:Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn của DNNVV
Chương 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ
DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV)
2.1 Tổng quan về Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa (DNNVV)
2.1.1 Khái niệm về DNNVV
Thông thường, để phân chia quy mô DNNVV, các quốc gia căn cứ vào những tiêu
chuẩn: Số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng. Ở mỗi
quốc gia khác nhau, tiêu chí để phân biệt DNVVN cũng khác nhau. Trên thực tế, các nước
thường căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản là vốn sản xuất, số lao động thường xuyên để phân biệt
DNVVN với các DN lớn, nhưng cũng tùy theo từng ngành, từng thời kỳ và tùy thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế của từng nước.
DNNVV là những DN có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV
có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là DN siêu nhỏ (micro), DN nhỏ và DN
vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân Hàng Thế Giới DN siêu nhỏ là DN có số lượng lao động
dưới 10 người, DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn DN vừa có từ 50
đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định DNNVV ở nước mình.
Ở nước ta, việc phân chia DNNVV được thực hiện theo Nghị định 90/2001/NĐ -CP
của Chính phủ: DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo
pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình
hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa
phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp
dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên ( không có
tiêu chí xác định cụ thể đâu là DN siêu nhỏ, đâu là nhỏ, và đâu là vừa ).
Các DNNVV bao gồm:
• Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DN.
• Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DN Nhà nước.
• Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
• Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03
tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
2.1.2 Vai trò của các DNNVV
SVTH: Phan Thị Thanh Luân Trang 9
Chương 2:Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn của DNNVV
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các DNNVV có thể giữ những vai trò với mức
độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:
- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: Các DNNVV thường chiếm tỷ trọng lớn,
thậm chí áp đảo trong tổng số DN (Ở Việt Nam chỉ xét các DN có đăng ký thì tỷ lệ này là trên
95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các DNNVV là những nhà
thầu phụ cho các DN lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền
kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, DNNVV được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
- Làm cho nền kinh tế năng động: Vì DNNVV có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về
mặt lý thuyết) hoạt động.
- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNNVV thường chuyên
môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như DN lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm
kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp
quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương
2.2 Cơ sở lý luận về thẩm định DAĐT trung và dài hạn của DNNVV
2.2.1 Thẩm định DAĐT trung và dài hạn.
2.2.1.1 Khái niệm về DAĐT trung và dài hạn.
a) Dự án đầu tư: Là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách sử dụng vốn, để
sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và đầu tư phát triển và sẽ thu được kết quả tương ứng
trong một khoảng thời gian xác định.
b) Dự án vay vốn trung và dài hạn: Tín dụng trung hạn là những khoản tín dụng có thời
gian từ 1 cho đến 5 năm. Tín dụng dài hạn là những khoản tín dụng có thời gian trên 5 năm.
Ngân hàng cấp các khoản tín dụng trung hoặc dài hạn cho khách hàng nhằm mục đích tài trợ
cho đầu tư vào TSCĐ hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể
cấp các khoản tín dụng trung và dài hạn để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên của DN. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy rằng đại đa số các khoản tín dụng trung và dài hạn nhằm mục đích
dầu tư vào các dự án đầu tư (bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư nhằm mở rộng
sản xuất kinh doanh). Do đó, trong phạm vi chuyên đề này khi bàn về tín dụng trung và dài
hạn chủ yếu là bàn đến các khoản tín dụng nhằm mục đích tài trợ cho các dự án đầu tư.
SVTH: Phan Thị Thanh Luân Trang 10
Chương 2:Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn của DNNVV
2.2.1.2 Mục tiêu, đối tượng, yêu cầu của thẩm định dự án
a) Thẩm định tín dụng trung và dài hạn: Là hoạt động chuẩn bị dự án, được thực hiện
bằng kỹ thuật phân tích dự án đã được thiết lập, thoả mãn các yêu cầu thẩm định của nhà
nước cũng như của cơ quan chủ quản.
b) Mục tiêu của thẩm định dự án vay vốn: Trên thực tế, bất kỳ dự án đầu tư nào cũng
gặp ít nhiều rủi ro nên mục đích của thẩm định dự án đầu tư là:
- Nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khả
năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra.
- Làm cơ sở tham gia góp ý kiến, tư vấn cho chủ đầu tư, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả
cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro để phục vụ cho việc
quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân,
mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo điều kiện để cho khách hàng hoạt động có hiệu
quả và đảm bảo mục tiêu của ngân hàng.
- Đánh giá các lợi ích và chi phí tài chính, cũng như các lợi ích và chi phí kinh tế, hiệu
quả xã hội của dự án một cách chính xác và khoa học.
- Ra quyết định đầu tư đúng đắn, xác định chế độ ưu tiên đầu tư hợp lý, phù hợp với
định hướng chiến lựơc phát triển đầu tư, chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về dự án đầu tư.
c) Đối tượng cần thẩm định khi cho vay dự án đầu tư: Là tính khả thi của dự án về mặt
tài chính của dự án.
d) Mục tiêu thẩm định: Là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng sinh lợi
của một dự án, qua đó, xác định được khả năng thu hồi nợ khi ngân hàng cho vay để đầu
tư vào dự án đó.
e) Yêu cầu khi thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn: Ngoài việc xem xét hồ sơ dự
án đầu tư xin vay vốn của khách hàng, để có thể có thêm thông tin phục vụ cho việc đánh giá,
phân tích, CBTD cần phải hiểu, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến dự án thông qua các
nguồn:
- Đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu của thị trường đối với sản phẩm,
dịch vụ của dự án.
SVTH: Phan Thị Thanh Luân Trang 11