Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Theo nhiều chuyên gia kinh tế thế giới, Việt Nam là nước có chính sách cải cách kinh
tế khá thành công trong những năm qua. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn
cầu hóa, Việt Nam đã tham gia kí kết Hiệp định thương mại, dịch vụ của khu vực
ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt –Mỹ, khoảng trên 80 Hiệp định song
phương và đa phương khác và đặc biệt đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức
thương mại thế giới WTO. Quá trình mở cửa hội nhập tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội
phát triển, nhưng đồng thời cũng đưa đến nhiều khó khăn, thách thức.
Trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế toàn cầu ở tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực và trong đó có ngành ngân
hàng Việt Nam.
Nhằm phân tích rõ những cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức
tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng, bài thảo luận nghiên cứu 3 phần gồm:
Phần 1: Tình hình hệ thống NHTM VN sau khi hội nhập
Phần 2: Phân tích những cơ hội và thách thức
Phần 3: Các chiến lược của NHTM khi hội nhập
Do kiến thức còn hạn chế, bài thảo luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy và
các bạn đóng góp để bài làm hoàn thiện hơn.
Phần 1. Tình hình hệ thống NHTM VN sau quá trình hội nhập
1
Việt Nam được chính thức chấp thuận gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 và có tư
cách thành viên đầy đủ thứ 150 của tổ chức này kể từ ngày 11/01/2007. Trước đó, nước
ta đã trải qua 12 năm đàm phán gia nhập và thực hiện cải cách kinh tế, hoàn thiện hệ
thống pháp luật nội địa theo hướng phù hợp với các chính sách minh bạch, tự do hóa của
WTO. Về mặt thể chế chính sách, Việt Nam cũng cam kết thực hiện các bước đổi mới
trước và sau khi gia nhập WTO. Về tài khóa, ta tiếp tục giảm bội chi ngân sách, thực hiện
cải cách thuế theo hướng hiện đại. NHNN Việt Nam từng bước hoàn thiện chức năng
ngân hàng trung ương thực thụ. Đối với hệ thống ngân hàng, các NHTM quốc doanh
từng bước cổ phần hóa (2010), nâng cao năng lực tài chính, tăng cường quản trị rủi ro,
cải thiện hiệu quả hoạt động. Về ngoại hối, Việt Nam cam kết thực hiện các nghĩa vụ đối
với các vấn đề về ngoại hối theo các quy định của Hiệp định WTO, các tuyên bố và quyết
định liên quan của WTO có liên quan tới IMF như gỡ bỏ những biện pháp kiểm soát đối
với giao dịch vãng lai, bỏ kết hối ngoại tệ. Chúng ta cam kết các biện pháp quản lý ngoại
hối chỉ được áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ do Chính phủ quyết định, nhằm
duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với điều lệ của IMF và Tài liệu của
IMF số 144 (52/51) ngày 14/08/1952. Việt Nam cũng nới lỏng các giao dịch chuyển vốn
của các nhà đầu tư nước ngoài và việc vay nước ngoài của các tổ chức cư trú.
Các NHTM nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc
chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện về tổng mức tài sản tối thiểu của ngân
hàng mẹ (10 tỷ USD vào cuối năm tài chính gần nhất). Từ ngày 01/01/2011, chi nhánh
của ngân hàng nước ngoài được phép nhận tiền gửi Việt Nam đồng ở mức tương tự các
ngân hàng trong nước nhưng không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở
của chi nhánh. Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của các NHTM cổ phần hay các
ngân hàng quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa, tuy nhiên tổng số cổ phần do
phía nước ngoài sở hữu không quá 30% vốn điều lệ của các NHTM trong nước.
Sau 5 năm hệ thống NHTM VN có những thay đổi rõ rệt.
2