Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cơ hội và thách thức của các NHTMVN trước ngưỡng cửa VN gia nhập WTO.doc.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
34
Kích thước
251.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1198

Cơ hội và thách thức của các NHTMVN trước ngưỡng cửa VN gia nhập WTO.doc.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế mà đỉnh cao là gia nhập WTO, đang trở thành yêu

cầu bức xúc, tất yếu đối với mỗi quốc gia và VN không nằm ngoài “vòng hội

nhập” đó. Trước thực tế của xu thế toàn cầu hoá, mỗi quốc gia nói chung và VN

nói riêng, chỉ có cách lựa chọn duy nhất là “lối đi, bước đi” lộ trình sao cho

thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình.

Có thể nói mọi lĩnh vực hội nhập đều rất phức tạp nhưng hội nhập trong lĩnh

vực tài chính nói chung, hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng có những

nét đặc thù, có độ phức tạp, nhạy cảm cao nhất bởi vì ngân hàng là “trung tâm

của thị trường tài chính”, “nơi điều tiết sự chu chuyển của các dòng vốn”, là “bà

đỡ của các doanh nghiệp, là “tấm gương phản chiếu sức sống của nền kinh tế”.

Như vậy hội nhập kinh tế quốc tế không còn là vấn đề mới đối với hệ thống

ngân hàng thương mại Việt Nam(NHTM).Quá trình hội nhập của VN gia nhập

WTO đang tạo ra những cơ hội và thách thức rất lớn đối với NHTMVN. Với

mục đích làm rõ những cơ hội và thách thức của NHTM trong quá trình hội

nhập để từ đó có cơ sở xây dựng định hướng hoạt động em nghiên cứu đề tài

“Cơ hội và thách thức của các NHTMVN trước ngưỡng cửa VN gia nhập

WTO”.

Kết cấu đê tài của em bao gồm:

Phần I: Lời nói đầu

Phần II: Nội dung

I. Cơ sở lý luận

II. Cơ sở thực tiễn

III.Giải pháp

Phần III: Kết luận

Trong quá trình thực hiện đề tài em đã được sự chỉ bảo tận tình của giáo

viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thu Thuỷ.Tuy nhiên do thời gian hạn chế nên đề

tài của em mới chỉ ra được một phần nào đó những cơ hội và thách thức trong

hoạt động của hệ thống NHTM trước khi VN gia nhập WTO.

1

PHẦN II: NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận

1. WTO và quá trình VN gia nhập WTO

Những vấn đề cơ bản về tổ chức thương mại thế giới(WTO).

WTO là một định chế thương mại toàn cầu, bao gồm một hệ thống các nguyên

tắc và quy định điều chỉnh các hoạt động của hơn 90% thương mại thế giới và

hiện nay WTO đã có 150 thành viên. WTO hoạt động dựa trên bốn chức năng

chính sau:

• Thúc đẩy tự do hoá thương mại

• Hỗ trợ và giám sát việc thực hiện các hiệp định WTO

• Giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên

• Có quyền can thiệp, rà soát chính sách thương mại của các nước thành

viên.

Về cơ bản để gia nhập WTO các nước cần phải cam kết trong các lĩnh vực

chủ yếu sau:

• Phải thoả thuận với các thành viên về mức thuế quan tối đa áp dụng với

các hàng hoá nhập khẩu

• Thoả thuận với các thành viên về điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ

nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa

• Phải chấp nhận việc hạn chế trợ giá trong nông nghiệp do nó có ảnh

hưởng đến thương mại quốc tế

Cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập WTO

Cơ hội

Gia nhập WTO đem lại cả cơ hội lẫn thách thức, đòi hỏi VN phải sớm triển

khai những bước chuẩn bị cần thiết để đảm bảo tối ưu hoá những thuận lợi và

giảm thiểu những nguy cơ của việc tham gia vào một nền kinh tế thế giới ngày

càng được tự do hoá nhiều hơn.

Gia nhập WTO sẽ mang đến cho VN những nguồn lực mới và cơ hội mới

để mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế - thương

mại, tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài…giúp VN tham gia vào việc xây

dựng một hệ thống thương mại đa biên bình dẳng, không phân biệt đối xử và

cùng có lợi. Tạo môi trường thông thoáng, minh bạch , tuân thủ các nguyên tắc

quốc tế.

VN sẽ có cơ hội thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, được hưởng đối

xử bình đẳng và các ưu đãi thương mại cho một nước đang phát triển ở trình độ

2

thấp. Đây là điều kiện hết sức cần thiết để VN mở rộng xuất khẩu những mặt

hàng có lợi thế nhờ những thành qủa của đàm phán giảm thuế và mở cửa thị

trường của GATT, tăng cường tiếp cận thị trường của các thành viên WTO, đặc

biệt trong các lĩnh vực hàng nông sản và dệt may. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ

kéo theo những ảnh hưởng tích cực tới các ngành kinh tế trong nước, mở rộng

sản xuất và tạo ra nhiều việc làm.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đàm phán gia nhập WTO

nói riêng đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực

theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng

giá trị nông nghiệp trong cơ cấu tổng thu nhập quốc dân. Cơ cấu kinh tế ngành

và vùng đã có sự dịch chuyển theo định hướng về lợi thế năng lực cạnh tranh

khu vực và quốc tế, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công

nghiệp và khu chế xuất tập trung để hạ thấp giá thành và tạo điều kiện áp dụng

khoa học công nghệ hiện đại hơn trong sản xuất và đầu tư.

VN đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị

trường, cải cách hành chính và cải cách doanh nghiệp nhà nước … Việc ký kết

một số điều ước quốc tế quan trọng đã tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản cho

việc thực hiện công cuộc đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường kinh

doanh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế phát triển và thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài, VN tiếp tục khẳng định là một quốc gia ổn định về mặt chính trị và kinh

tế cùng thực hiện các chuẩn mực điều tiết kinh tế chung với cộng đồng quốc tế.

Đây là yếu tố không thể thiếu để tạo dựng niềm tin của các nhà đầu tư, thương

nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hợp tác kinh tế với VN.

Thách thức

Bên canh những cơ hội, việc gia nhập WTO cũng đặt ra hàng loạt những

thách thức cho nền kinh tế xã hội trên các khía cạnh: thất nghiệp gia tăng, phân

hoá giàu nghèo trong xã hội …Đặc biệt, cạnh tranh trong nhiều ngành dịch vụ

quan trọng như: bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm …sẽ tăng đáng kể

sau khi gia nhập WTO . Các cuộc cạnh tranh về chất lượng, giá cả hàng hoá

,dịch vụ sẽ khốc liệt hơn trong khi năng lực cạnh tranh trong nước còn yếu. VN

phải điều chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp với các quy định của WTO ở

nhiều lĩnh vực khác nhau như thủ tục cấp phép nhập khẩu, kiểm dịch động thực

vật, các quy định liên quan đến đầu tư và sở hữu trí tuệ…

Chính sách thuế sẽ phải điều chỉnh theo quy định của WTO, trước hết là

thuế xuất nhập khẩu, tiếp đến là các sắc thuế nội địa. Thuế suất thuế nhập khẩu

điều chỉnh theo hướng ngày càng giảm và đảm bảo nguyên tắc MFN ( không

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!