Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Đinh Thị Ngọc Phương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
--------------
ĐINH THỊ NGỌC PHƯƠNG
CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP
TRUNG TẠI NGÂN HÀNG XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh- Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
--------------
ĐINH THỊ NGỌC PHƯƠNG
CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP
TRUNG TẠI NGÂN HÀNG XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. NGUYỄN THỊ NHUNG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Đinh Thị Ngọc Phương
Sinh ngày 28 tháng 03 năm 1987 tại Hà Tây
Chỗ ở hiện tại: TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Hiện tại đang công tác tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh
Bình Dương
Địa chỉ: 244 Đại lộ Bình Dương, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Là học viên cao học khóa 14C1 trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Cam đoan đề tài: Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
khẩu Việt Nam.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng.
Người hướng dẫn: PGS.,TS. Nguyễn Thị Nhung.
Luận văn được thực hiện tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.Đề tài này là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không
sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu.
Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng,
minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình
Ngày … tháng … năm 2015
Họ và Tên
Đinh Thị Ngọc Phương
MỤC LỤC CHI TIẾT
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG
TẠI NHTM…………………………………………............................................................ 1
1.1. Quản trị TSN- TSC tại NHTM ........................................................................1
1.1.1. Tài sản Có........................................................................................................1
1.1.2. Tài sản Nợ........................................................................................................1
1.1.3. Quản trị Tài sản Nợ - Tài sản Có......................................................................2
1.1.3.1. Khái niệm quản trị tài sản Có- tài sản Nợ .....................................................2
1.1.3.2. Mục tiêu của quản trị tài sản Nợ- tài sản Có .................................................2
1.2. Lý luận về cơ chế quản lý vốn tại NHTM........................................................3
1.2.1. Cơ chế quản lý vốn tại NHTM...........................................................................3
1.2.2. Vai trò của cơ chế quản lý vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM ............5
1.2.3. Các loại hình cơ chế quản lý vốn ....................................................................5
1.2.3.1. Cơ chế quản lý vốn phân tán .........................................................................5
1.2.3.2. Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP.................................................................8
1.2.3.3. So sánh cơ chế quản lý vốn phân tán và cơ chế quản lý vốn tập trung .........21
1.3. Những bài học kinh nghiệm về cơ chế quản lý vốn tập trung của một số
NHTM khác đối với Ngân hàng Eximbank ...........................................................23
Kết luận chương 1...................................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI NHTM CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM.........................................................................................27
2.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển và hoạt động kinh doanh của
NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ........................................................27
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của NHTM Cổ phần Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam.........................................................................................................27
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam từ 2012 -2014 ...................................................................................................28
2.2. Cơ chế quản lý vốn tại NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam từ năm
2012 đến nay............................................................................................................33
2.2.1. Những cơ chế quản lý vốn từ 2012 đến nay....................................................33
2.2.1.1. Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP giai đoạn 2012- 2013 ............................33
2.2.1.2.Cơ chế quản lý vốn Netting giai đoạn tháng 1/2014- 21/7/2014 ....................36
2.2.1.3.Cơ chế quản lý vốn kết hai cơ chế Netting và FTP giai đoạn 22/7/2014
đến 12/2014 ..............................................................................................................42
2.2.1.4. Cơ chế quản lý vốn FTP giai đoạn 1/2015 đến nay......................................44
2.2.2. Đánh giá kết quả của cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM Cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam................................................................................................51
2.2.2.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động các đơn vị kinh doanh một cách công bằng...51
2.2.2.2. Hữu hiệu trong việc kiểm soát rủi ro ...........................................................53
2.2.2.3. Hữu hiệu trong việc chuyên môn hóa công việc từ Hội sở đến chi nhánh.....54
2.2.2.4. Giảm chi phí hoạt động trong hệ thống.......................................................55
2.2.2.5. Hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng nhân sự làm công tác nguồnvốn.. 56
2.2.2.6. Thông tin báo cáo quản trị kịp thời..............................................................58
2.2.2.7. Giảm bớt khối lượng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh..58
2.2.3. Những tồn tại, hạn chế của cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTMCổ phần
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.......................................................................................58
2.2.3.1. Hạn chế ở chi nhánh ....................................................................................58
2.2.3.2. Hạn chế của toàn hệ thống...........................................................................61
Kết luận chương 2...................................................................................................63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI
NHTM CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ................................................64
3.1. Định hướng phát triển của NHTM Cổ phần Xuất Nhập KhẩuViệt Nam.......64
3.1.1. Chiến lược kinh doanh năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ..........................64
3.1.2. Định huớng phát triển năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ...........................64
3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM Cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam...............................................................................................66
3.2.1. Về phía Hội sở chính.......................................................................................66
3.2.1.1. Tính giá chuyển vốn FTP đa dạng hoá theo sản phẩm, đối tượng khách hàng
và theo đặc điểm của từng vùng miền.........................................................................66
3.2.1.2. Chấp nhận cho chi nhánh thực hiện những trường hợp ngoại lệ tạo sự chủ
động trong huy động và cho vay.................................................................................69
3.2.1.3. Hội sở áp dụng mức Margin phù hợp để duy trì nguồn vốn giá rẻ .................71
3.2.1.4. Hoàn chỉnh phần mềm Korebank...................................................................71
3.2.1.5. Dự tính sự thay đổi của lãi suất thị trường để tính giá chuyển vốn phù hợp,
tránh được rủi ro cho toàn hệ thống...........................................................................73
3.2.1.6. Tiếp nhận phản hồi của chi nhánh để có sự điều chỉnh phù hợp ...................74
3.2.1.7. Tăng cường quản lý của Hội sở tạo sự thống nhất và hạn chế rủi ro cho toàn
hệ thống .....................................................................................................................76
3.2.2. Về phía chi nhánh.............................................................................................77
3.2.2.1. Nghiên cứu đặc trưng của khu vực mình và đề xuất với Hội sở những chương
trình phù hợp..............................................................................................................77
3.2.2.2. Định hướng tiếp thị đối tượng khách hàng phù hợp với những chương trình
Hội sở ban hành để tăng doanh số huy động và cho vay.............................................78
3.2.2.3. Nâng cao hiểu biết của nhân viên về sản phẩm và nghiệp vụ chuyên môn......79
3.2.2.4. Phân bổ nguồn lực phù hợp...........................................................................80
3.2.3. Một số kiến nghị đối với NHNN.......................................................................81
Kết luận chương 3 ....................................................................................................82
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ALCO Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có
FTP Định giá chuyển vốn nội bộ
TSN-TSC Tài sản Nợ- Tài sản Có
LSHĐV Lãi suất huy động vốn khách hàng
LSMV/ FTP MV Lãi suất mua vốn
LSBV/ FTP BV Lãi suất bán vốn
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
PGD Phòng giao dịch
TMCP Thương mại cổ phần
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Đơn vị kinh doanh (Business Units): Là các đơn vị có hoạt động giao dịch với
đối tác bên ngoài (khách hàng) hoặc thị trường tạo ra thu nhập, bao gồm các chi
nhánh (Branches), Khối kinh doanh tiền tệ và các bộ phận kinh doanh khác .
Khối kinh doanh tiền tệ: Là đơn vị kinh doanh lại Hội sở bao gồm các phòng,
Trung tâm như: Phòng Kinh doanh vốn (MM), Phòng Kinh doanh ngoại tệ (FX
desk), Phòng Đầu tư Tài chính (Investment), Trung tâm Kinh doanh Vàng( Gold
desk).
Giá mua bán vốn/ Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ là lãi suất áp dụng trong
công tác điều chuyển vốn nội bộ, trong đó:
Lãi suất mua vốn - FTP MV: Là mức lãi suất các đơn vị kinh doanh được
hưởng khi Trung tâm vốn mua TSN của đơn vị kinh doanh.
Lãi suất bán vốn - FTP BV: Là mức lãi suất các đơn vị kinh doanh phải trả
cho Trung tâm vốn khi Trung tâm vốn bán vốn để các đơn vị kinh doanh sử dụng cho
TSC.
Sổ FTP (FTP book): Ghi nhận số dư, thu nhập - chi phí điều chuyển vốn nội
bộ giữa Trung tâm vốn với các đơn vị kinh doanh và thu nhập - chi phí từ thặng
dư/thâm hụt kết chuyển sang sổ ALM.
Sổ ALM (ALM book): Ghi nhận số dư, thu nhập, chi phí từ thặng dư, thâm
hụt được kết chuyển từ sổ FTP; các giao dịch phát sinh từ các danh mục TSN-TSC
khác và các giao dịch nội bộ với sổ Treasury.
Sổ Treasury (Treasury book): Ghi nhận số dư, thu nhập, chi phí từ các hoạt
động kinh doanh của Khối Kinh doanh tiền tệ với đối tác bao gồm các hoạt động về
kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư tài chính, kinh doanh vàng và ghi nhận
chi phí/thu nhập FTP từ các giao dịch mua/bán vốn với phòng Quản lý vốn.
Kỳ hạn hợp đồng: Là khoảng thời gian từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày
kết thúc hợp đồng của các hợp đồng tiền gửi, tiền vay và các hợp đồng giao dịch
khác giữa Ngân hàng với khách hàng/đối tác. Kỳ hạn hợp đồng được quy ước về một
kỳ hạn nhất định để áp dụng giá FTP theo quy định chi tiết tại Phụ lục 03 - Bảng quy
ước kỳ hạn FTP.
Kỳ hạn tái định giá: Là kỳ hạn điều chỉnh lãi suất của hợp đồng tiền gửi, tiền
va giữa Eximbank với khách hàng theo thỏa thuận giữa hai Bên trong hợp đồng.
Chi phí rủi ro thanh khoản: Là chi phí phát sinh trong việc sử dụng nguồn vốn
để đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao để đảm bảo cho khả năng thanh
toán của toàn hệ thống (hoặc có thể chuyển đổi nhanh chóng các tài sản này thành
tiền trong thời gian ngắn nhất) thay vì đầu tư vào các tài sản có tính sinh lợi cao hơn
Lãi suất thị trường 1: Là lãi suất ngân hàng huy động, cho vay với các tổ chức
kinh tế và cá nhân, tham khảo theo biểu lãi suất niêm yết đối với Khách hàng cá nhân
và Khách hàng doanh nghiệp hàng ngày.
Lãi suất thị trường 2: là lãi suất ngân hàng nhận, gửi vốn với các tổ chức tín
dụng khác.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU
HÌNH VẼ TRANG
Hình 1.1: Mô hình cơ chế quản lý vốn phân tán..................................................... 6
Hình 1.2: Mô hình cơ chế quản lý vốn tập trung .................................................... 8
Hình 1.3: Mô tả cấu thành của mức Margin trong đường giá chuyển vốn FTP......16
Hình 1.4: Mô tả cấu thành của mức Margin trong đường giá chuyển vốn FTP......16
Hình 2.1: Mô hình cơ chế quản lý vốn Netting trong trường hợp cả hệ thống
thừa vốn ...............................................................................................................38
Hình 2.2. Mô hình cơ chế quản lý vốn Netting trong trường hợp cả hệ thống
thiếu vốn...............................................................................................................40
Hình 2.3: Cơ chế định giá điều chuyển vốn FTP 2015 ..........................................46
ĐỒ THỊ
Biểu đồ2.1 :Tình hình huy động vốn và cho vay ngân hàng Eximbank .................30
Biểu đồ 2.2: Thu nhập lãi thuần của ngân hàng Eximbank từ 2012-2014 ..............31
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ lãi cận biên ngân hàng Eximbank từ 2012-2014.......................32
BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng so sánh cơ chế quản lý vốn tập trung và cơ chế vốn phân tán.......21
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Eximbank từ năm 2012 – 2014 ........28
Bảng 2.2: Các chỉ số tài chính Ngân hàng Eximbank từ năm 2012 – 2014............29
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng cũng đã có những bước phát triển
vượt bậc và đang từng bước hội nhập vào thị trường tài chính toàn cầu. Sự đa dạng
về sản phẩm dịch vụ ngân hàng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong tình hình
thị trường hiện nay đòi hỏi các ngân hàng ngoài việc không ngừng cải tiến, phát triển
các sản phẩm dịch vụ, mà song song đó còn phải tăng cường công tác quản lý và
quản trị hệ thống trong nội bộ từng ngân hàng nhằm quản lý tốt các rủi ro và duy trì
sự phát triển bền vững trong một thị trường đầy biến động như giai đoạn hiện nay.
Trong đó, hoạt động quản trị tài sản Nợ - tài sản Có chiếm vị trí quan trọng. Quản lý
tài sản Nợ - tài sản Có hiệu quả không những giúp các NHTM chống lại những biến
động của những rủi ro tiềm ẩn từ các biến động lãi suất, tỷ giá…mà còn giúp các
NHTM tối ưu hoá lợi nhuận kỳ vọng cũng như giảm thiểu nhất những tổn thất hoặc
tổn thất ở mức không ngoài dự kiến.
Công cụ quản lý vốn tập trung (FTP) là một trong những công cụ quản lý tài
sản Nợ - tài sản Có đang được các ngân hàng tại Việt Nam chú trọng trong việc
nghiên cứu và áp dụng. Trên thực tế, các mô hình quản lý vốn tập trung có nhiều cấp
độ từ đơn giản đến phức tạp đã được các NHTM tại Việt Nam ứng dụng để quản lý
và ghi nhận kết quả kinh doanh cho từng đơn vị riêng lẻ trong hệ thống ngân hàng từ
nhiều năm qua. FTP cho phép đánh giá hiệu quả của các giao dịch cụ thể phát sinh
giữa ngân hàng và khách hàng từ khi bắt đầu cho đến khi giao dịch được hoàn tất.
Đây là một trong những điều kiện tiền đề để phát triển ngân hàng theo mô hình ngân
hàng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập phù hợp với thực tiễn thị trường.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những NHTM có
năng lực hoạt động và thương hiệu mạnh trên thị trường Tài Chính – Ngân Hàng tại
Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay Ngân hàng TMCP Xuất nhập Khẩu Việt Nam đã
nhiều lần thay đổi cơ chế vốn quản lý cho phù hợp với định hướng phát triển kimh
doanh của Ngân hàng. Có thể nói năm 2012 đến nay là giai đoạn mà Ngân hàng