Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

cơ chế của một cuộc tấn công tiền tệ
MIỄN PHÍ
Số trang
23
Kích thước
173.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1802

cơ chế của một cuộc tấn công tiền tệ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Cơ chế của một cuộc tấn công tiền tệ

Về cơ bản, kịch bản một cuộc tấn công tiền tệ diễn ra như sau.

Các hedge fund (quỹ đầu tư phòng tránh rủi ro mang tính đầu cơ),

sau khi phân tích tình hình kinh tế vĩ mô của một nước, dự đoán rằng

không sớm thì muộn nước này sẽ phải phá giá đồng nội tệ. Để có thể

trục lợi từ việc phá giá đồng nội tệ, hedge fund sẽ tiến hành ký những

hợp đồng mua USD (bán nội tệ) có kỳ hạn (forward contract) với các

ngân hàng thương mại trong nước.

Chênh lệch giữa giá USD vào thời điểm hiện tại (spot rate) so với giá

quy định trong hợp đồng kỳ hạn (forward rate) sẽ bằng đúng với

chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và USD vào thời điểm hợp đồng

được ký. Đây là nguyên lý mà bất cứ giáo trình tài chính cơ bản nào

cũng giải thích cặn kẽ.

Việc ký hợp đồng kỳ hạn như thế tương đương với việc bán khống

(short sell) đồng nội tệ làm tăng thêm áp lực phá giá đồng nội tệ. Mặc

dù hợp đồng mua USD có thời hạn chỉ yêu cầu trao đổi tiền tệ trong

tương lai, nhưng một khi lượng bán khống đồng nội tệ quá lớn, các

ngân hàng thương mại sẽ buộc phải phòng ngừa rủi ro các nghĩa vụ

bán USD trong tương lai của mình bằng cách bán đồng nội tệ và

mua vào USD trên thị trường giao ngay (spot).

Ngoài việc gây áp lực phá giá lên đồng nội tệ, các hedge fund sử

dụng hợp đồng kỳ hạn như là công cụ để khuếch đại sức mạnh tài

chính của mình, nghĩa là chỉ với vài chục triệu USD tiền vốn, họ có

thể làm cầu USD tăng lên vài trăm triệu, thậm chỉ vài tỷ USD trên thị

trường.

Thông thường, mức độ khuếch đại vốn của các hedge fund từ 10

đến 100 lần vốn của họ tùy vào từng thị trường. Nếu áp lực phá giá

chưa đủ lớn, các hedge fund lại tiếp tục mua USD bằng các hợp

đồng kỳ hạn, đẩy cầu USD trên thị trường giao ngay cao lên nữa cho

đến khi ngân hàng trung ương buộc phải phá giá.

Lúc đó, các hedge fund chỉ việc thanh lý các hợp đồng kỳ hạn còn

hiệu lực và kiếm được một khoản lợi nhuận bằng chênh lệch giữa

spot rate sau khi đã bị phá giá với forward rate đã ký được trước đây.

Điểm mấu chốt để cơ chế tấn công này có thể thành công là các hợp

đồng kỳ hạn mà các hedge fund ký được phải có thời hạn dài hơn

khoảng thời gian mà ngân hàng trung ương có thể cầm cự được

trước khi phá giá. Nếu các hợp đồng này hết hạn trước đó, hedge

fund sẽ buộc phải thực thi việc mua USD với tỷ giá chưa bị phá và ký

tiếp hợp đồng kỳ hạn khác.

Tuy nhiên, điều này rất khó khăn vì các hedge fund với mức độ

khuếch đại vốn rất lớn sẽ phải thực hiện việc trao đổi ngoại tệ có giá

trị có thể lớn hơn nhiều lần vốn của họ. Nếu hedge fund vay nội tệ từ

các ngân hàng thương mại bản địa để thực hiện nghĩa vụ này, với lãi

suất cao hơn nhiều so với lãi suât nhận được từ khoản USD thu

được, nên họ sẽ phải chịu một khoản lỗ lớn do chênh lệch lãi suất

cho đến khi cuộc tấn công thành công. Còn nếu hedge fund đi vay

USD từ bên ngoài rồi đổi ra nội tệ thì lượng USD đó sẽ làm tăng

thêm cung ngoại tệ và làm giảm áp lực lên đồng nội tệ, giảm đi sức

mạnh của cuộc tấn công.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan năm 1997, ngân hàng

trung ương nước này (Bank of Thailand - BoT) đã nâng lãi suất lên

rất cao khi một số hợp đồng kỳ hạn đến lúc đáo hạn, nhằm hạn chế

khả năng các hedge fund vay đồng Baht để có thể ký tiếp các hợp

đồng kỳ hạn khác. Tuy nhiên, BoT đã mất cảnh giác trong ba tháng

đầu năm 1997, khi để các hedge fund tích trữ được một lượng lớn

hợp đồng kỳ hạn (xấp xỉ 15 tỷ USD) có thời hạn rất dài (12 tháng).

Một điều đáng tiếc nữa là chính BoT đã tham gia trực tiếp vào thị

trường kỳ hạn để cố gắng ngăn chặn sức ép lên đồng Baht. Bởi vậy,

khi lãi suất đã được đẩy lên rất cao để chống lại việc các hedge fund

ký tiếp các hợp đồng kỳ hạn, nền kinh tế Thái Lan đã không chịu nổi

chi phí vốn cao trong thời gian dài như vậy nên đã bắt đầu có dấu

hiệu suy sụp vào đầu tháng 7/1997. Đến lúc đó, BoT không còn lựa

chọn nào khác ngoài phương án phá giá đồng Baht bằng cách tuyên

bố thả nổi tỷ giá để cứu nền kinh tế.

Liệu VND có bị tấn công?

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!