Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên mục đường dây nóng trên báo sinh viên việt nam năm 2012
PREMIUM
Số trang
74
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1982

Chuyên mục đường dây nóng trên báo sinh viên việt nam năm 2012

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

Đề tài

CHUYÊN MỤC ĐƯỜNG DÂY NÓNG TRÊN BÁO SINH

VIÊN VIỆT NAM NĂM 2012

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ

Người hướng dẫn:

ThS. Phạm Thị Hương

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đồng hành cùng sự phát triển mọi mặt của đất nước, lĩnh vực báo chí

truyền thông ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình – vai trò

người định hướng, người dẫn đường, người chia sẻ,… thỏa mãn mọi nhu cầu

thông tin của hầu hết đối tượng công chúng trong xã hội.

Để hoàn thành trọng trách cao cả đó, báo chí đã không ngừng cải biến

về chất lượng lẫn số lượng thông tin, phục vụ kịp thời nhu cầu của độc giả.

Đã và đang diễn ra một cuộc cạnh tranh không kém phần quyết liệt giữa các

loại hình báo chí để giành, giữ công chúng của mình; dẫu rằng cuộc cạnh

tranh này không phải là một mất một còn mà là để phục vụ công chúng ngày

càng hiệu quả hơn. Báo in – “người anh cả” trong làng báo đã không ngừng

cải tiến nội dung và hình thức, phù hợp nhất nhu cầu bạn đọc. Chính vì vậy,

dù ra đời từ rất sớm nhưng báo in luôn giữ vị trí quan trọng trong mắt bạn đọc

về tính thông tin và mức độ tin cậy của thông tin.

Một đại diện khá điển hình của báo in Việt Nam về sự đổi mới không

ngừng và ngày càng gần gũi với bạn đọc là báo Sinh viên Việt Nam. Ra đời

tháng 7/1998 với đối tượng phục vụ là giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên;

báo Sinh viên Việt Nam đã không ngừng cung cấp thông tin chính xác, kịp

thời, đáng tin cậy cho bạn trẻ. Đó là điều cần thiết mà người làm báo phải có

như trong phát biểu của nhà báo Hữu Thọ: “Đối với nhà báo, sự tin cậy của

cây bút là tiếng nói có thẩm quyền. Khi họ viết bài, sẽ trở thành chi phối dư

luận xã hội. Tạo sự tin cậy đã khó, nhưng giữ được sự tin cậy còn khó

hơn…”.

Trong quá trình phát triển, Sinh viên Việt Nam đã thu hút lớn lượng

độc giả trẻ với việc không ngừng cải biến nội dung, hình thức phù hợp nhất

3

với tôn chỉ, mục tiêu hoạt động. Trong hệ thống chuyên mục của báo, Đường

dây nóng là một chuyên mục thu hút rất lớn lượng bạn đọc quan tâm bởi

những thông tin “nóng hổi”, xác thực và cần thiết. Nó trở thành người bạn

thân cho sinh viên khi có nhu cầu thông tin hay giải tỏa vướng mắc trong học

tập, sinh hoạt.

Nhằm hiểu hơn nữa về sự phát triển của báo chí Việt Nam, báo Sinh

viên Việt Nam và đặc biệt là chuyên mục Đường dây nóng, chúng tôi quyết

định chọn đề tài Chuyên mục Đường dây nóng trên báo Sinh viên Việt

Nam năm 2012 làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Lịch sử vấn đề

Có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu nhiều góc độ khác nhau về

nội dung và hình thức của báo chí để nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của

nó trong đời sống xã hội.

Đường dây nóng là chuyên mục kết nối bạn đọc với tờ báo, thông qua

đó bạn đọc có thể phản ánh những bức xúc trong cuộc sống hằng ngày cũng

như cung cấp cho báo những thông tin thời sự mới nhất. Từ khi ra đời và phát

triển, Đường dây nóng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối

thông tin giữa báo chí với bạn đọc. Vì vậy, hầu hết tất cả các tờ báo đều có số

điện thoại nóng, địa chỉ email, đặc biệt một số tờ có nguyên chuyên mục để

phản ánh kịp thời thông tin cùng bạn đọc. Tuy nhiên, lựa chọn Đường dây

nóng hay tìm hiểu Chuyên mục Đường dây nóng trên báo Sinh viên Việt

Nam năm 2012 để làm đề tài nghiên cứu thì chúng tôi chưa được thấy.

Trong “làng” báo chí Việt Nam, hầu hết các báo đều có Đường dây

nóng để kết nối thông tin với độc giả. Tiêu biểu, một số tờ báo mang ảnh

hưởng tầm quốc gia như: báo Tuổi Trẻ với Đường dây nóng là số điện thoại

0918033133, tại TP. Hồ Chí Minh: (08) 39971010, tại Hà Nội: (04)

38473663). Báo Thanh Niên có Đường dây nóng là 0906645777, số hộp thư

4

thoại: (08)38394046 hoặc (08)38397599. Các báo địa phương như: báo Nghệ

An, báo Quảng Bình, báo Đà Nẵng,…hầu hết các báo đều có Đường dây

nóng.

Thực tế, Đường dây nóng không chỉ xuất hiện trên các cơ quan báo chí

mà còn được các cơ quan, tỉnh ủy, cộng đồng quan tâm và có các số điện

thoại nóng để thông tin sự việc thường xuyên, nhanh chóng. Ví như: Hà Nội

đã lập Đường dây nóng có số điện thoại (04) 39360011 để tiếp nhận kiến

nghị của người dân, hay hơn 2/3 bệnh viện khắp cả nước đã thiết lập Đường

dây nóng để người dân phản ánh những tiêu cực của nhân viên bệnh viện.

Cũng thông qua Đường dây nóng trên các tờ báo, không ít bạn đọc thể hiện

sự quan tâm, niềm tin của mình khi viết bài, gửi thông tin phản ánh sự việc,

hiện tượng. Tiêu biểu như bài viết: Đào đường gần một tháng chưa tái lập

(Tuổi Trẻ, 11/04/2013) của tác giả Mậu Trường, Website lừa đảo nạp tiền

điện thoại (Tuổi Trẻ, 09/04/2013) của tác giả Đức Thiện,…

Sinh viên Việt Nam là tờ báo có tuổi đời còn khá trẻ, nhưng có khá

nhiều đề tài được chọn làm đối tượng nghiên cứu. Tuy vậy, trong phạm vi tìm

hiểu, chúng tôi chưa thấy một công trình nghiên cứu nào lựa chọn chuyên

mục Đường dây nóng làm đối tượng khảo sát. Thực tế đó, đề tài Chuyên

mục Đường dây nóng trên báo Sinh viên Việt Nam năm 2012 có giá trị

thực tiễn.

3. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi muốn:

 Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa, tác dụng của chuyên mục Đường dây nóng

trên báo Sinh viên Việt Nam năm 2012 đối với bạn đọc, đặc biệt là sinh viên.

 Đánh giá về góc độ nội dung, cách thức tổ chức và hiệu quả mà

chuyên mục Đường dây nóng mang tới cho sinh viên.

5

 So sánh, nhận xét sự phát triển của chuyên mục Đường dây nóng

trên báo Sinh viên Việt Nam năm 2011 và năm 2012.

 Góp phần làm một tư liệu học tập cho sinh viên, đặc biệt sinh viên

báo chí.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Thực hiện công trình này, đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là

chuyên mục Đường dây nóng – đây là một trong những chuyên mục “đinh”

trên báo Sinh viên Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những tin, bài viết được phản ánh

trong chuyên mục Đường dây nóng năm 2012.

5. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng linh hoạt 2 nhóm

phương pháp nghiên cứu chính, là: Phương pháp nghiên cứu lí luận và

phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Chúng tôi sử dụng các phương

pháp so sánh giữa các bài viết với nhau, qua đó nhận thấy sự khác nhau cũng

như giống nhau trong cách đưa tin và trình bày của mỗi bài trên các số báo.

Đồng thời, tổng hợp tư liệu báo chí, các bài giảng, chuyên mục Đường dây

nóng trên các báo để phục vụ quá trình nghiên cứu được tốt nhất.

 Phương pháp thực tiễn: Chúng tôi tiến hành tổng hợp và tìm hiểu

các số báo có chuyên mục Đường dây nóng trong năm 2012. Qua đó, tiến

hành phân tích nội dung cũng như cách thức tổ chức của các bài viết nhằm

phù hợp nhất với các mảng đề tài. Đồng thời, đối chiếu chuyên mục Đường

dây nóng của báo Sinh viên Việt Nam với chuyên mục Đường dây nóng trên

các báo khác. Sau khi có những tài liệu cần thiết, chúng tôi tiến hành khảo sát

6

thực tế để tìm hiểu và biết rõ hơn nhu cầu bạn đọc đối với chuyên mục

Đường dây nóng.

6. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung đề tài nghiên cứu được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về báo Sinh viên Việt Nam và chuyên mục

Đường dây nóng

Chương 2: Đường dây nóng trên báo Sinh viên Việt Nam năm 2012

Chương 3: Chuyên mục Đường dây nóng qua đánh giá của đối tượng

tiếp nhận

7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ BÁO SINH VIÊN VIỆT NAM VÀ CHUYÊN

MỤC ĐƯỜNG DÂY NÓNG

1.1 Khái quát về báo Sinh viên Việt Nam

1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Báo Sinh viên Việt Nam ra đời vào tháng 07/1998, trên cơ sở tổ chức

lại báo Hoa Học Trò, trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Báo

Sinh viên Việt Nam là cơ quan của Hội sinh viên Việt Nam, chịu sự quản lí

và lãnh đạo của Ban bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và định

hướng về nội dung của Ban thư kí Trung ương Hội sinh viên Việt Nam.

- Kì hạn xuất bản: 1 tuần/ kì, được xuất bản vào thứ 2 hằng tuần.

- Mục tiêu, chức năng hoạt động: Là cơ quan của Hội sinh viên Việt

Nam, báo không ngừng tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của

Đảng, Nhà Nước của Đoàn và Hội sinh viên cho lực lượng sinh viên Việt

Nam. Báo phản ánh tâm tư nguyện vọng, hoài bão của sinh viên, biểu dương

những gương người tốt, việc tốt, bảo vệ quyền lợi chính đáng, đấu tranh

chống tệ nạn xã hội và những hiện tượng tiêu cực trong sinh viên. Đồng thời,

tạo điều kiện cho sinh viên hoạt động văn hóa, thể thao và giải trí lành mạnh.

Từ khi ra đời cho đến nay, ngoài những cây bút “đinh” của báo như: Lê Ngọc

Sơn, Phan Hồn Nhiên, Thịnh Tuân, Lí Lan, Nguyễn Xuân Huy, Nguyễn Duy

Quang,..thì khoảng 50% nội dung của báo được chính các bạn sinh viên trên

mọi miền đất nước thể hiện.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!