Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyển giao công nghệ trong công nghiệp vào Việt Nam trong thời kì mở cửa hội nhập.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
27
Kích thước
149.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1428

Chuyển giao công nghệ trong công nghiệp vào Việt Nam trong thời kì mở cửa hội nhập.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHẦN MỞ ĐẦU

Mổi quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và mổi cá nhân đều có công nghệ

để triển khai. Công nghệ là yếu tố quan trọng để đánh giá, so sánh khả năng

và tiềm lực về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá. Có thể thấy các nước tiên

tiến, có nền kinh tế phát triển đều sở hữu một nền công nghệ rất tiến bộ. Với

xu thế toàn cầu hoá thì việc giao lưu trao đổi văn hoá và tiến bộ về khoa học –

kĩ thuật là yếu tố cần thiết cho tất cả các quốc gia trên thế giới.

Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện

đại, công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước ở các quốc gia có trình độ khoa

học công nghệ kém phát triển không còn con đường nào khác là coi trọng việc

tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Đó cũng chính là bí quyết

thành công của Nhật Bản, các nước NIC và nhiều nước khác. Nó chứng tỏ vai

trò to lớn của công nghệ đối với nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu

nói chung và mỗi quốc gia nói riêng.

Ngày nay, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương maị WTO.

Với xu thế toàn cầu hoá của các ngành kĩ thuật, đặc biệt là c«ng nghiệp –

nghành kinh tế mủi nhọn cho việc phát triển kinh tế của một nước đang phát

triển như Việt Nam. Đây là cơ hội và củng là thách thức lớn cho công nghiệp

Việt Nam. Chúng ta cần phải có một hướng đi đúng đắn cho nên kinh tế nói

chung và công nghiệp nói riêng.

Có thể thấy mặt bằng chung về công nghệ của nước ta lạc hậu hơn các

nước phát triển rất nhiều. có ngành còn tụt hậu đến 30, 40 năm công nghệ. Do

đó việc tiếp thu và áp dụng được những tiến bộ về KH – KT tiên tiến trên thế

giới là việc làm vô cùng cần thiết. Nhưng để chuyển giao dược dầy đủ thành

phần công nghệ trong sự chênh lệch đó không phải là việc làm đơn giản,

chúng ta cần phải có một kế hoạch chi tiết để có được công nghệ như bên

chuyển giao công nghệ.

Qua những lí do nêu trên em đã chọn đề tài: “Chuyển giao công nghệ

trong công nghiệp vào Việt Nam trong thời kì mở cửa hội nhập”.

1

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG

NGHỆ

1.1. quan niệm và thành phần công nghệ

1.1.1. Quan niệm

Hiện nay, người ta vẫn chưa đi đến một khái niệm thống nhất về công

nghệ. Thực tế cho thấy có nhiều quan niệm không đầy đủ về công nghệ song

việc nhận thức về sự cần thiết của việc đưa ra một định nghĩa khái quát được

bản chất của công nghệ các tổ chức quốc tế đã đưa ra một số khái niệm về

công nghệ:

Theo tổ chức phát triển của LHQ (UNIDO): công nghệ là việc áp dụng

khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và sử lý

nó một cách có hệ thống, có phương pháp”.

Theo tổ chức ESCAP (uỷ ban kinh tế và xã hội Châu á- Thái bình

dương): “công nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình kĩ thuật dùng để

chế biến vật liệu và thông tin”. Sau đó định nghĩa này được mở rộng”nó bao

gồm tất cả các kĩ năng, kiến thức, thiết bi và phương pháp sử dụng trong sản

xuất, chế tao, dịch vụ thông tin”.

Nếu như định nghĩa của UNIDO nhấn mạnh tính khoa học và tính hiệu

quả khi xem xét viêc sử dụng công nghệ cho môt định nghĩa nào đó thì

ESCAP đã tạo ra một bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ. Định nghĩa

này mở rộng khái niệm công nghệ sang lĩnh vực dich vụ và quản lý. Trên cơ

sở tiếp thu những kiến thức của thế giới và thực tế hoạt động khoa học tại Việt

Nam, định nghĩa có tính chất chính thức trong văn bản pháp luật Việt Nam

hiện hành tại thông tư số28 /TTQLKH ngày 22/1/1994 của bộ khoa học công

nghệ và môi trường được tóm tắt như sau:

Công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các

kiến thức khoa học được sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ

trong thực tiễn kinh doanh được thể hiện dưới dạng:

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!