Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.pdf
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1979

Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM

---------------

Họ và Tên Huỳnh Thiên Phú

CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG

GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2009

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM

---------------

Họ và Tên Huỳnh Thiên Phú

CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG

GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Tiến sĩ Trương Quang Thông

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2009

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình thành

và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của

TS Trương Quang Thông. Các số liệu và kết quả trong Luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn

trung thực.

Tác giả luận văn

Huỳnh Thiên Phú

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ ............... 1

1.1 Khái niệm, mục tiêu và tác động các các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế .... 1

1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................ 1

1.1.2 Mục tiêu và cơ cấu tổ chức của MNC ................................................................. 2

1.1.3 Tác động của MNC đối với nền kinh tế .............................................................. 3

1.2 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ và khái niệm hoạt động chuyển giá của MNC ......... 6

1.2.1 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của MNC ........................................................... 6

1.2.2 Khái niệm hoạt động chuyển giá ......................................................................... 8

1.3 Các yếu tố thúc đẩy MNC chuyển giá ...................................................................... 14

1.3.1 Các yếu tố thúc đẩy bên ngoài (động cơ bên ngoài) ......................................... 14

1.3.2 Các yếu tố thúc đẩy bên trong (động cơ bên trong) .......................................... 16

1.4 Các tác động của chuyển giá .................................................................................... 18

1.4.1 Dưới góc độ MNC ............................................................................................. 18

1.4.2 Dưới góc độ các quốc gia liên quan .................................................................. 19

1.5 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới ............................ 22

1.5.1 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Mỹ ............................................................. 22

1.5.2 Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Trung Quốc ............................................... 26

1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ........................................................ 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM ................................... 30

2.1 Môi trường pháp lý và tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam .. 30

2.2 Phân tích tình hình hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trong thời

gian qua tại Việt Nam .......................................................................................................... 33

2.2.1 Khái quát chung về tình hình chuyển giá tại Việt Nam .................................... 33

2.2.2 Tìm hiểu một số trường hợp chuyển giá tiêu biểu tại Việt Nam ...................... 41

2.2.2.1 Nâng giá trị vốn góp ....................................................................................... 41

2.2.2.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ ............................................... 43

2.2.2.3 Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường ......................................... 45

2.2.2.4 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất .................................................. 52

2.2.2.5 Tìm hiểu một ví dụ thực tế chuyển giá theo phương pháp giá vốn cộng lãi .. 54

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA

CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ. .................................................................................. 62

3.1 Những cam kết thuế quan khi gia nhập WTO của Việt Nam và phối hợp giữa

các quốc gia chống lại chuyển giá ....................................................................................... 62

3.2 Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Chính phủ Việt Nam ............................... 64

3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá ..................................... 64

3.2.2 Ổn định kính tế vĩ mô và ổn định đồng tiền Việt Nam ..................................... 68

3.2.3 Cải cách thuế của Chính phủ ............................................................................. 69

3.2.4 Nhóm giải pháp mang tính chất kỹ thuật .......................................................... 71

3.3 Một số giải pháp kiến nghị bổ sung .......................................................................... 73

3.3.1 Xây cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch ....................................................... 73

3.3.2 Xây dựng bảng tổng hợp tỷ suất lợi nhuận bình quân cho ngành ..................... 74

3.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ quản lý khu vực đầu

tư nước ngoài ..................................................................................................... 75

3.3.4 Các biện pháp hành chính và biện pháp phạt .................................................... 76

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ALP Nguyên tắc căn bản giá thị trường

APA Thỏa thuận định giá trước

BOT Xây dựng vận hành và chuyển giao

BT Xây dựng và chuyển giao

BTO Xây dựng, chuyển giao và vận hành

CUP Phương pháp giá tự do có thể so sanh được

CPM Phương pháp giá vốn cộng thêm

EU Thị trường chung Châu Âu

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IRS Cơ quan thuế nội địa của Mỹ

MNC Công ty đa quốc gia

OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

SAT Cơ quan thuế Trung Quốc

TSCĐ Tài sản cố định

Thuế TNDN (CIT) Thuế thu nhập doanh nghiệp

TNMM Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao

VAT (GTGT) Thuế giá trị gia tăng

WTO Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI từ năm 1988 đến năm 2008 ............................... 31

Bảng 2.2: Tình hình khai lỗ tại các Doanh Nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM ....................... 35

Bảng 2.3: Số các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ qua các năm do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

khảo sát ..................................................................................................................................... 36

Bảng 2.4: Bảng danh sách 25 trên 128 doanh nghiệp được phân tích ngành may mặc có lãi

trong năm 2005 ...................................................................................................... 37

Bảng 2.5: Bảng danh sách 24 trên 128 doanh nghiệp được phân tích ngành may mặc có lãi

trong năm 2006 ....................................................................................................... 38

Bảng 2.6: Thuế suất thuế TNDN tại các quốc gia vào thời điểm năm 2008 ............................ 40

Bảng 2.7: Xác định giá trị vốn góp của các bên liên doanh .................................................... 43

Bảng 2.8: Giá Bán của một thùng Coca cola từ năm 1996 đến 1999 ...................................... 49

Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh của công ty Coca Cola từ năm 1996 đến 1998 ........................ 50

Bảng 2.10: So sánh tổng hợp giữa ba công ty coca cola con tại ba quốc gia .......................... 51

Bảng 2.11: Số liệu doanh thu và chi phí của công ty Coca Cola Chương Dương 1996 .......... 52

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí công ty Coca Cola Chương Dương

năm 1996 ................................................................................................................... 52

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ báo cáo thu nhập của các MNC ..................................................................... 10

Hình 1.2: Mô hình trung tâm xuất hóa đơn .............................................................................. 12

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề

Trải qua khoảng thời gian hai mươi mốt năm mở cửa nền kinh tế kêu gọi đầu tư năm 1988,

Việt Nam nhận được nguồn vốn FDI trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau.

Nhưng đặc biệt trong khoảng ba năm từ năm 2006 đến thàng 8 năm 2008, nguồn vốn FDI

đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên và vượt xa so với những năm trước và liên tiếp

lập những mốc kỷ lục mới về tổng mức vốn đầu tư . Nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không

chỉ là tăng về số lượng các dự án mà tăng về cả qui mô và chất lượng của các dự án.

Nguồn vốn FDI phân bố rộng rãi vào nhiều tỉnh và thành phố trên khắp cả nước, các lĩnh

vực tiếp nhận vốn đầu tư cũng được mở rộng tạo điều kiện cho việc tiếp nhận trình độ

khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm cao, giải quyết công ăn việc làm

cho lao động trong nước. FDI trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng

cho nên kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, tạo nên tính năng động

và cạnh tranh cho thị trường.

Bên cạnh những đóng góp tích cực của luồng vốn FDI đối với sự phát triển của kinh tế và

xã hội Việt Nam thì trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã và đang nổi lên hiện tượng các

doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ Việt Nam bị thất thu

thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, bên cạnh đó tạo ra sự cạnh tranh không lành

mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính

của chính phủ trong lĩnh vực FDI, và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này

cũng như tác động xấu đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI của chính phủ.

Tình trạng các doanh nghiệp FDI khai lỗ diễn ra tại nhiều tỉnh thành đã làm cho chính

phủ, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý khu vực vốn đầu tư nước ngoài cần phải nhìn

nhận và xem xét vấn đề một cách đúng mức. Vấn đề “chuyển giá “tại các doanh nghiệp

FDI đang là vấn đề được các đại biểu quốc hội chất vấn sôi nổi trong nhiều kỳ họp quốc

hội gần đây. Trong kỳ họp quốc hội ngày 05 tháng 10 năm 2008, Đại biểu Trần Du Lịch

đã cho biết thống kê qua cục thuế TP.HCM thì 70% doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành

phố kê khai làm ăn thua lỗ cho dù làm ăn tốt, tăng trưởng cao và không ngừng mở rộng.

Các đại biểu quốc hội nêu lên lo ngại tình trạng “lỗ giả, lãi thật “ở các doanh nghiệp FDI

và cuối buổi thảo luận Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh cũng đã thừa nhận hiện

tượng “chuyển giá” là có, chính phủ đã cố gắng kiểm soát “nhưng nói thực với Quốc hội

là không kiểm soát được”.

Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là một cuộc chạy đua

và cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực .Quan trọng hơn nữa là sau khi thu hút

được vốn thì quản lý nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả và phục vụ cho mục tiêu phát triển

vĩ mô nền kinh tế kinh tế đồng thời tạo ra một mội trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh.

Để thực hiện được điều này cần phải có sự quan tâm một cách đúng mức của Chính Phủ

Việt Nam, cơ quan thuế, hải quan và các ban ngành có liên quan.

Thông qua các phương tiện truyền thông cũng như trong quá trình học tập nghiên cứu và

trong thực tế công việc, tôi quyết định chọn đề tài “Chuyển giá của các công ty đa quốc

gia tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp cao

học.

2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài này là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hiện tượng chuyển giá ngày

càng phổ biến trong các doanh nghiệp FDI đang có mặt tại Việt Nam trong thời gian từ

khi Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế đến khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ

chức thương mại thế giới. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu này sẽ đề ra một số biện

pháp chống chuyển giá nhằm đảm bảo ổn định phát triển kinh tế tại Việt Nam và phù hợp

với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp FDI và hiện tượng chuyển giá của

các doanh nghiệp này tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ khi mở của kinh tế đến nay.

Chuyển giá là một vấn đề rất nhạy cảm trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng

như là đối với cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy trong đề tài sẽ tập trung vào các sự kiện

đã được công bố trên phương tiện truyền thông đại chúng và trong giới hạn tìm hiểu các ví

dụ thực tế cho phép.

3. Phương pháp luận nghiên cứu

Phương pháp sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, bên

cạnh đó kết hợp với các phương pháp thống kê, liệt kê, phân tích các nguồn số liệu trong

và ngoài nước nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu thì đề tài được áp dụng nguyên tắc khách quan, logic trong

phân tích và nhận xét. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, so

sánh trong quá trình phân tích và làm rõ vấn đề.

4. Bố cục của đề tài

Đề tài được trình bày theo bố cục như sau:

Chương 1: Công ty đa quốc gia và hoạt động chuyển giá

Chương 2: Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp kiểm soát chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn

hội nhập kinh tế quốc tế.

Trang 1

CHƯƠNG 1: CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ

1.1 Khái niệm, mục tiêu và tác động các các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế

1.1.1 Khái niệm

Ban đầu, các công ty đa quốc gia cũng được thành lập tại một quốc gia tức là công ty quốc

gia. Công ty quốc gia này mang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào công ty này

thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản nước sở tại. Công ty quốc gia này kinh doanh ngày

càng phát triển và hàng hóa, dịch vụ do công ty này sản xuất ra ngày càng nhiều và chất

lượng. Vì vậy mà nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty là tất yếu.

Lúc bấy giờ, thị trường các nước lân cận hay các nước có nhu cầu sản phẩm của công ty

trở nên thật hấp dẫn. Các công ty này sẽ bắt đầu tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ sản

phẩm sang các thị trường này bằng cách xuất khẩu các sản phẩm. Thị trường ngày càng

được mở rộng vì vậy mà các công ty bắt đầu nghĩ đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh

sang các nước lân cận, các nước mà có nhu cầu sản phẩm của công ty nhiều. Do quá trình

phát triển thị trường tiêu thụ, các công ty này tìm được các nguồn nguyên liệu và nhân

công có chi phí thấp hơn tại quốc gia mà công ty trú ngụ. Vì vậy mà công ty sẽ tiến hành

xây dựng các chi nhánh hay các công ty con tại các quốc gia mà có những lợi thế so sánh

về chi phí nguyên vật liệu, nhân công đầu vào nhằm tìm kiếm mức lợi nhuận ngày càng

cao. Như vậy do nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường của mình mà các công ty này đã

thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn rộng lớn và vượt ra khỏi biên giới

của một quốc gia nên được gọi là công ty đa quốc gia. Vì vậy chúng ta có thể xây dựng

khái niệm công ty đa quốc gia như sau:

Công ty đa quốc gia – Multinational Corporations (MNC) hoặc Multinational Enterprises

(MNE) là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ không chỉ nằm

gói gọn trong lãnh thổ của một quốc gia mà hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp

dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia và có công ty có mặt lên đến hơn trăm quốc gia khác

nhau.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!