Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn Bắc Ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ TRIỀU MINH
CHUYỂN ĐỔI NGHỀ CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN BẮC NINH TRONG CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ, ĐÔ THỊ HÓA
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH.NGND Lê Du Phong
Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH.NGND Lê Du Phong.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc. Các kết quả nêu ra trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 3 năm 2013
Tác giả luận văn
Ngô Triều Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới:
GS.TSKH.NGND Lê Du Phong - Người thầy kính mến, đã định hướng,
trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Quản lý Đào tạo
Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế
& Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, cùng các thầy, cô giáo đã nhiệt tình
giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức làm nền tảng để tôi có thể hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, ban ngành của tỉnh Bắc
Ninh: Sở Lao động & Thương binh xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo
dục và Đào tạo, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Cục Thống kê, Ban Chấp
hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh..., đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm và đi cùng tôi trong suốt cuộc
sống và sự nghiệp.
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 03 năm2013
Tác giả
Ngô Triều Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt.................................................................. vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
5. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 7
6. Ý nghĩa của luận văn..................................................................................... 7
7. Tên đề tài và kết cấu của luận văn ................................................................ 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI
NGHỀ CHO TNNT TRONG CNH, HĐH, ĐTH ........................................ 8
1.1. Nhận thức về CNH, HĐH, ĐTH................................................................ 8
1.2. Ảnh hưởng của CNH, HĐH, ĐTH đến việc làm của TNNT..................... 9
1.3. Sự cần thiết phải chuyển đổi nghề cho TNNT trong CNH, HĐH, ĐTH....... 11
1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với việc chuyển đổi nghề cho TNNT
trong CNH, HĐH, ĐTH.................................................................................. 12
1.5. Kinh nghiệm ở trong và ngoài nước về chuyển đổi nghề cho TNNT
trong CNH, HĐH, ĐTH. ................................................................................. 15
1.5.1. Kinh nghiệm ở ngoài nước ......................................................... 15
.... 18
...... 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iv
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 23
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .......................................... 23
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ................................................. 23
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin ...................................................... 24
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin................................................ 24
2.2.5. Phương pháp chuyên gia ............................................................ 25
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 26
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 32
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................... 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh ........................................ 32
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................... 35
3.1.3. Một số nhận xét về ảnh hưởng của địa bàn nghiên cứu tới
công tác chuyển đổi nghề cho TNNT ở tỉnh Bắc Ninh................... 39
3.2. Thực trạng CNH, HĐH, ĐTH ở Bắc Ninh thời gian qua ........................ 40
3.3. Thực trạng công tác chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010 ..................................................................... 51
3.3.1.Chủ trương và chính sách đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh ........ 51
3.3.2 Hệ thống đào tạo nghề (Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề) ............. 57
3.3.3. Quy mô, cơ cấu đào tạo nghề ..................................................... 60
3.3.4 Chất lượng đào tạo nghề.............................................................. 64
3.4. Đánh giá chung về công tác chuyển đổi nghề cho TNNT Bắc Ninh
giai đoạn 2006 - 2010...................................................................................... 70
3.4.1. hành tựu đạt được .......................................................... 70
3.4.2. Những mặt còn tồn tại ................................................................ 77
3.4.3. N guyên nhân của tồn tại.................................................. 79
3.4.4. Phân tích SWOT về đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh.................... 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
v
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG
THANH NIÊN NÔNG THÔN BẮC NINH TRONG CNH, HĐH,
ĐTH ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................... 81
4.1. Dự báo tình hình CNH, HĐT, ĐTH và định hướng phát triển nhân
lực tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020..................................................................... 81
4.1.1. Dự báo tình hình CNH, HĐT, ĐTH........................................... 81
4.1.2. Định hướng phát triển nhân lực tỉnh đến năm 2020................... 81
4.1.3. Ảnh hưởng của CNH, HĐH, ĐTH đến việc làm của thanh
niên nông thôn Bắc Ninh trong thời gian tới .................................. 83
4.2. Định hướng chuyển đổi nghề cho TNNT Bắc Ninh trong CNH,
HĐH, ĐTH thời gian tới ................................................................................. 84
4.2.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề ........................................... 84
4.2.2. Nhu cầu về đào tạo nghề ............................................................ 88
4.2.3. Mục tiêu phát triển đào tạo nghề đến năm 2020 ........................ 92
4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác chuyển đổi nghề
cho thanh niên nông thôn tỉnh Bắc Ninh trong CNH, HĐH, ĐTH giai
đoạn 2012 - 2020............................................................................................. 94
4.3.1. Giải pháp với đối tượng lao động là thanh niên nông thôn........ 94
4.3.2 Giải pháp liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghề.... 101
4.3.3. Hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho thanh niên
nông thôn thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp .............. 112
4.3.4. Công tác Quy hoạch và Tổ chức thực hiện đối với các sở,
ban ngành có liên quan của tỉnh.................................................... 114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 118
1.Kết luận ...................................................................................................... 118
................................................................................................... 118
2.1. Đối với Tỉnh ................................................................................ 118
2.2. Đối với Chính phủ ....................................................................... 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 121
PHỤ LỤC..................................................................................................... 125
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á
CĐN Cao đẳng nghề
CNH, HĐH, ĐTH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa
CNKT Công nhân kỹ thuật
CTMTQG Chương trình mục tiêu Quốc gia
DN Doanh nghiệp
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GD&ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo
GDP Gross Domestic Products - Tổng sản phẩm quốc nội
HĐKT Hoạt động kinh tế
HĐND Hội đồng nhân dân
KCN, CCN Khu công nghiệp, cụm công nghiệp
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
LĐ Lao động
LĐNT Lao động nông thôn
LĐPT Lao động phổ thông
LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội
LĐTNNT Lao động thanh niên nông thôn
LLLĐ Lực lượng lao động
NLĐ Người lao động
NNL Nguồn nhân lực
ODA Official Development Assistance - Đầu tư nước ngoài
TCN Trung cấp nghề
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TNNT Thanh niên nông thôn
UBND Uỷ ban nhân dân
XHH Xã hội hóa
XKLĐ Xuất khẩu lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Quy mô dân số và lực lượng lao động giai đoạn 2000- 2010 36
Bảng 3.2: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010
(%năm) 37
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu cơ bản của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010 38
Bảng 3.4: Một số vấn đề cơ bản của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2011 42
Bảng 3.5:
2011 58
Bảng 3.6: Hiện trạng năng lực
Ninh năm 2011 59
Bảng 3.7: Số học sinh, sinh viên của tỉnh Bắc Ninh được đào tạo 61
Bảng 3.8: Kết quả học tập, rèn luyện của lao động học nghề năm 2011 67
Bảng 3.9: Xếp loại cơ sở dạy nghề 69
Bảng 3.10: Số lao động được đào tạo nghề có việc khi ra trường năm 2010 70
Bảng 3.11: Kết quả đào tạo nghề cho giai đoạn 2006 - 2008 71
Bảng 3.12: Số lao động được đào tạo hàng năm tại Bắc Ninh giai đoạn
2000-2010 72
Bảng 3.13: Trình độ học vấn và c
(Quý II/2010) 74
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo cho
năm 2011 75
Bảng 4.1: Dự báo nguồn cung lao động tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 88
Bảng 4.2: Nhu cầu lao động được đào tạo trên địa bàn tỉnh đến năm
2020 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
CNH ngày nay đã thật sự trở thành xu hướng phát triển chung, là vấn
đề nổi bật không chỉ mang tầm vóc quốc gia mà còn cả quốc tế.
Nguồn nhân lực nói chung, công nhân kỹ thuật nói riêng đang trở thành
yếu tố cơ bản trong sự nghiệp CNH, HĐH, ĐTH đảm bảo cho sự tăng trưởng
kinh tế và phát triển bền vững của đất nước, tạo sức cạnh tranh trên thị trường
lao động trong nước, khu vực và quốc tế. Phát triển kinh tế trong giai đoạn
hiện nay đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề nhất định.Tuy nhiên
trong những năm gần đây, với xu thế hội nhập và quá trình CNH, HĐH, ĐTH
ở nước ta, vấn đề về công nhân kỹ thuật, lao động có tay nghề đang là sức ép
lớn buộc xã hội phải có cái nhìn mới về đào tạo nghề.
Bắc Ninh là tỉnh nằm ở phía bắc giáp Thủ đô Hà Nội, dân số trên 1
triệu người. N 14%, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, với tỷ trọng công nghiệp – xây
dựng tăng lên đạt 70,7%, dịch vụ 20,8% và nông nghiệp giảm còn 8,5%, thu
ngân sách đạt hơn 7.100 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 2.100USD.
Cùng với đó, là sự phát triển mạnh mẽ của các KCN, CCN trên địa bàn nên
việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi nghề cho TNNT
trong CHH, HĐH, ĐTH là những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020. Đồng thời
chuyển đổi nghề cho TNNT còn là lợi ích thiết thân trong việc nâng cao trình
độ, kỹ năng tay nghề, năng lực xã hội và sự nghiệp phát triển con người của
mỗi cá nhân, cộng đồng. Trong những năm qua, sự chuyển dịch theo hướng
này đã bước đầu mang lại những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên gắn với tốc
độ CNH, HĐH, ĐTH nhanh thì đất nông nghiệp cũng bị thu hồi lớn do phát
triển công nghiệp và các công trình công cộng, vì vậy người nông dân, đặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
biệt là TNNT mất việc làm cao. Do vậy, việc chuyển đổi nghề cho thanh niên
nông thôn nhằm đảm bảo vấn đề an sinh của người dân, phát triển nguồn nhân
lực, tăng trưởng kinh tế - xã hội là trách nhiệm của các cấp, các ngành. Tuy
nhiên công tác chuyển đổi nghề những năm qua ở Bắc Ninh chưa được quan
tâm phát triển đúng mức và còn nhiều hạn chế:
- Chuyển đổi nghề cho TNNT để chuyển sang khu vực công nghiệp và
dịch vụ còn chậm.
- Công tác dạy nghề chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động về tay
nghề và các kỹ năng mềm. Hàng loạt vấn đề đặt ra như trình độ lao động có
tay nghề có khoảng cách lớn so với các nước phát triển trong khu vực và thế
giới; cơ cấu đào tạo nghề và trình độ đào tạo chưa hợp lý; dạy nghề cho
LĐNT để chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ còn chậm chưa
theo sát nhu cầu thị trường; giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế
về chất lượng; quản lý nhà nước về dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển dạy nghề; chưa hình thành được những cơ sở dạy nghề chất lượng cao và
trung tâm đào tạo nghề ở các huyện còn mang tính hình thức.
- Sự tham gia của doanh nghiệp vào dạy nghề còn hạn chế, cơ chế
chính sách hỗ trợ cũng như công tác vận động tuyên truyền cho TNNT nhận
thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi nghề còn hạn chế.
Xuất phát từ thực tế khách quan đó, việc nghiên cứu đề tài: “Chuyển
đổi nghề cho thanh niên nông thôn Bắc Ninh trong công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, đô thị hóa”
.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề quản lý nguồn nhân lực nói chung và việc làm nói riêng đã có
nhiều công trình nghiên cứu. Ở nước ta, có nhiều tác giả có những công trình,
bài viết xung quanh vấn đề này như: Trần Đình Hoan - Lê Mạnh Khoa (1991),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3
Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà
Nội. TS Nguyễn Hữu Dũng và TS Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải
quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
. Nguyễn Quốc Tế (2003), Vấn đề
phân bổ, sử dụng nguồn lao động Việt Nam theo vùng và hướng giải quyết việc
làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay . Viện
nghiên cứu kinh tế Trung ương (2003), Một số vấn đề về phát triển thị trường
lao động ở Việt Nam, NXB Khoa học . Nguyễn Vân Điềm và
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực
- . PGS.TS Phạm Thành Nghị và TS Vũ Hoàng Ngân
(2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. GS.TSKH Lê Du Phong (2007), Thu nhập,
đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các công trình công cộng
phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. TS Nguyễn Xuân
Khoát (2007), Lao động, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt
Nam, Nxb Đại học Huế, Huế. PGS.TS Đoàn Minh Duệ (2008), Giải quyết các
vấn đề xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Một số quan điểm
và giải pháp, Nxb Đại học Vinh, Vinh. PGS.TS Nguyễn Thị Thơm, ThS Phí
Thị Hằng (2009), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá
trình đô thị hoá, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Đức Tĩnh
(2010), Quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam, Nxb
Dân trí. TS. Nguyễn Hữu Tiến (2010), Vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2011), Nghịch
cảnh nông dân, mất đất, mất nghề. TS Nguyễn Sinh Cúc (11/1990), “Vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4
tạo việc làm tăng thu nhập ở nông thôn”, Tạp chí Thông tin lý luận, Hà Nội.
Nguyễn Khang (9/1993), “Về giải quyết việc làm ở nông thôn từ năm 1994,
1995 đến năm 2000”, Tạp chí lao động và xã hội, Hà Nội. Trần Thị Thu
(5/2003), “Tạo việc làm cho lao động nữ trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí cộng sản, Hà Nội. Nguyễn Thành Hiệp
(2004), “Một số biện pháp gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp”, Tạ
- , số 251/2004. Nguyễn Thị Kim Ngân (12/2007), “Giải
quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí cộng sản, Hà Nội. Nguyễn Thị
Thơm, Phí Thị Hằng (3/2008), “Vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm ở Hải
Dương”, Tạp chí lý luận chính trị, Hà Nội. TS Trần Văn Túy (11/2011), “Bắc
Ninh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để bước vào chu kỳ phát triển
mới”, Tạp chí Cộng sản số 829, Hà Nội. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020; Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời
kỳ 2011-2020; Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-
2020; Quyết định 52/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng chính phủ về
chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu
hồi đất nông nghiệp; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII
(nhiệm kỳ 2010-2015) ngày 23/9/2010; Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày
04/4/2011 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về phát triển nguồn nhân lực giải quyết việc
làm giai đoạn 2011-2015; Quyết định 383/QĐ-UBND ngày 04/4/2011 của Chủ
tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020”; Báo cáo thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh từ khi tái lập tỉnh đến nay bao gồm các báo
cáo hàng năm, 5 năm 2001-2005, 5 năm 2006-2010, kế hoạch phát triển kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5
xã hội 5 năm 2011-2015 định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển
nguồn nhân lực của các ngành và nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục thống
kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Lao động Thương binh và Xã hội; các ngành, các địa phương có liên quan
…Ngoài ra, có một số luận văn thạc sĩ viết về đề tài việc làm, chuyển đổi nghề
ở một só địa phương như: Lê Quốc Hùng (2003), Đánh giá tình hình thực hiện
các chương trình thuộc dự án 120 giải quyết việc làm ở huyện Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ khoa học Kinh tế Trường Đại học Huế,
Huế. Huỳnh Thị Thúy Phượng (2008), Đặc điểm lao động, việc làm các khu tái
định cư dân vạn đò thành phố Huế, Luận văn Thạc sĩ khoa học Kinh tế Trường
Đại học Huế, Huế. Đặng Công Lợi (2011), Việc làm bền vững đối với lao động
miền núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ khoa học
Kinh tế Trường Đại học Huế, Huế….Cho đến nay, chưa có công trình nào khảo
sát, nghiên cứu về chuyển đổi nghề cho TNNT trong CNH, HĐH, ĐTH dưới
dạng một luận văn khoa học.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển những tài liệu đã có, đồng thời vận dụng
những kết quả điều tra, tìm hiểu những vấn đề liên quan, đề tài sẽ phân tích,
đánh giá tình hình chuyển đồi nghề cho TNNT Bắc Ninh trong CNH, HĐH,
ĐTH. Từ đó đưa ra một số giải pháp có tính khả thi đối với công tác chuyển đổi
nghề choTNNT Bắc Ninh trong thời gian tới, khi thực hiện CNH, HĐH, ĐTH.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích chung
2012-2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6
3.2. Mục đích cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển đổi nghề
cho TNNT trong CNH, HĐH, ĐTH.
- Đánh giá được thực trạng chuyển đổi nghề cho TNNT Bắc Ninh đối
với các nhóm vấn đề liên quan như: công tác đào tạo nghề; cơ chế chính sách
hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nghề; quản lý nhà nước với lao động là TNNT
m ,
CNH, HĐH, ĐTH những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện hiệu quả hơn việc
chuyển đổi nghề cho TNNT Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, ĐTH
trên địa bàn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác chuyển đổi nghề cho
TNNT nhóm tuổi từ 15 đến 34 tại tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi về không gian
.
4.2.2. Phạm vi về thời gian
-
2012-2020.
Giới hạn chuyển đổi nghề: chuyển đổi trong phạm giữa các ngành như:
công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông, lâm nghiệp và thủy sản (nông nghiệp).
Trong công tác chuyển đổi nghề cho TNNT Bắc Ninh luận văn chú trọng
phân tích nhiều đối với hoạt động đào tạo nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
7
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn có
liên quan đến chuyển đổi nghề cho TNNT trong CNH, HĐH, ĐTH.
- Luận văn đã đánh giá được thực trạng chuyển đổi nghề cho TNNT
Bắc Ninh trong CNH, HĐH, ĐTH thời gian qua.
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn
công tác chuyển đổi nghề cho TNNT Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH, ĐTH.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, tham khảo
cho những người quan tâm đến vấn đề chuyển đổi nghề cho TNNT trong
CNH, HĐH, ĐTH; đồng thời góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho Đảng, Nhà
nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong việc định hướng và đưa ra
những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý nhằm phát
triển và đẩy nhanh công tác chuyển đổi nghề cho TNNT từ nay đến năm
2020, đáp ứng chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo,
chuyển đổi nghề trong giai đoạn trước mắt.
7. Tên đề tài và kết cấu của luận văn
+ Tên đề tài luận văn: Chuyển đổi nghề cho thanh niên nông thôn Bắc
Ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa.
+ Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng, danh mục, các tài liệu tham
khảo, phụ lục nội dung của luận văn gồm 4 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi nghề cho thanh
niên nông thôn trong CNH, HĐH, ĐTH.
Chƣơng 2. Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 4. Định hướng và những giải pháp chủ yếu đẩy nhanh chuyển đổi
nghề cho thanh niên nông thôn Bắc Ninh trong CNH, HĐH, ĐTH thời gian tới.