Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở việt nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
ở Việt Nam hiện nay
Ngô Thị Ngọc Hương
Khoa Luật
Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về các quy định của
pháp luật về vấn đề chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Nghiên
cứu thực trạng pháp luật về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên:
Trình tự, thủ tục chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên; tổ chức
quản lý DNNN sang công ty TNHH một thành viên sau chuyển đổi; quyền lợi của
người lao động khi chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên; thực tiễn
chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Đưa ra kiến nghị nhằm đem
lại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi sang công ty TNHH một
thành viên và phương hướng tiếp theo sau chuyển đổi.
Keywords. Luật kinh tế; Chuyển đổi doanh nghiệp; Doanh nghiệp nhà nước; Công
ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Pháp luật Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài:
Từ sau khi giành được độc lập, nền kinh tế nước ta bị tàn phá nặng nề, đất nước rơi vào
tình trạng nghèo đói, lạc hậu. Trong suốt thời gian dài nước ta đã áp dụng mô hình kinh tế kế
hoạch tập chung mang tính bao cấp. Không thể phủ nhận trong thời gian đầu khi đất nước
vẫn còn trong thời chiến, mô hình kinh tế này đã phát huy tác dụng và mang lại những hiệu
quả nhất định. Tuy nhiên, sau khi kết thúc chiến tranh thì mô hình này lại trở nên lạc hậu và
cản trở sự phát triển của kinh tế, chính vì vậy nước ta đã rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm
trọng vào cuối những năm bảy mươi đầu những năm tám mươi của thế kỷ hai mươi. Để đưa
đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng tại Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 12
năm 1986) đã đưa ra đường lối đổi mới đất nước toàn diện. Đại hội đã đưa ra những quan
niệm mới về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừa
nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và thị trường. Đại hội chủ trương phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, phải trải
qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và trải qua nhiều kỳ Đại
hội Đảng thì cụm từ “kinh tế thị trường” mới chính thức được Đại hội IX của Đảng (tháng 04
năm 2001) đề cập đến, tại Đại hội đã khẳng định việc phát triển kinh tế thị trường định hướng