Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
860

Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THÀNH HƢNG

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

TỈNH QUẢNG NINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LƢU NGỌC TRỊNH

Thái Nguyên, năm 2012

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong

bất kỳ công trình nào khác trước đó.

Ngƣời viết luận văn

Phạm Thành Hƣng

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh

doanh, Đại học Thái Nguyên, người viết Luận văn đã được học tập chương

trình thạc sĩ Quản lý kinh tế tại đây. Nhờ quá trình đào tạo, chỉ dẫn của nhiều

thầy cô giáo trong trường, nhân dịp này Người viết Luận văn xin bày tỏ lòng

biết ơn chân thành của mình đối với các thầy, cô giáo trong trường nói chung

và các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh nói riêng. Đặc biệt người viết

luận văn trân trọng tri ân người hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học của

mình – PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh vì sự chỉ dẫn tận tình có trách nhiệm của

thầy trong quá trình hoàn thành Luận văn. Người viết Luận văn cũng xin trân

trọng cảm ơn các đồng nghiệp đã dành cho sự cộng tác, giúp đỡ có hiệu quả.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn Luận văn còn nhiều thiếu

sót cả về nội dung lẫn hình thức. Xin trân trọng tiếp thu mọi ý kiến đóng góp.

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................... i

Lời cảm ơn ...................................................................................................... ii

Mục lục ............................................................................................................iii

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt..............................................................vii

Danh mục các bảng, biểu............................................................................ viii

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu..................................................................................2

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................3

4. Những đóng góp khoa học của luận văn ....................................................4

5. Kết cấu chính của luận văn.........................................................................4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC

TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP .......5

1.1 Khái niệm về công nghiệp ........................................................................5

1.2 Đặc điểm của ngành Công nghiệp............................................................6

1.2.1 Các giai đoạn trong Sản xuất Công nghiệp:.......................................6

1.2.2 Sản xuất Công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: ........................6

1.2.3 Tính đa dạng và chặt chẽ trong Sản xuất Công nghiệp: ....................6

1.3 Vai trò của Công nghiệp trong phát triển Kinh tế - Xã hội......................7

1.4 Cơ cấu công nghiệp và các loại cơ cấu trong công nghiệp: .....................8

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................12

2.1 Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu ..............................................12

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu:........................12

2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm: .....................12

2.1.3 Phương pháp phi thực nghiệm: ........................................................12

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp......................................................13

iv

2.3 Phương pháp phỏng vấn bằng thư ..........................................................14

2.3.1 Nội dung phương pháp:....................................................................14

2.3.2 Ưu, nhược điểm:...............................................................................14

2.4 Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại ...............................................14

2.4.1 Nội dung phương pháp:....................................................................14

2.4.2 Ưu, nhược điểm:...............................................................................15

2.5 Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp .............................................15

2.5.1 Nội dung phương pháp:....................................................................15

2.5.2 Ưu, nhược điểm:...............................................................................15

2.6 Phương pháp điều tra nhóm chuyên đề ..................................................16

2.6.1 Nội dung phương pháp:....................................................................16

2.6.2 Ưu, nhược điểm:...............................................................................16

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2006-2011...........................................17

3.1 Một vài nét khái quát về tỉnh Quảng Ninh .............................................17

3.1.1 Điều kiện địa lý: ...............................................................................17

3.1.2 Tiềm năng và nguồn lực:..................................................................19

3.2 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh ............22

3.2.1 Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2006-2010 .......22

3.2.2 Tình hình thu, chi ngân sách: ...........................................................25

3.2.3 Kim ngạch xuất khẩu: ......................................................................26

3.2.4 Cơ sở hạ tầng:...................................................................................28

3.3 Hiện trạng ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh....................................35

3.3.1 Sơ lược về quá trình phát triển Công nghiệp tỉnh Quảng Ninh: ......35

3.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Công nghiệp Quảng Ninh:........38

3.4. Đánh giá chung về hiện trạng công nghiệp trên địa bàn .......................53

3.4.1 Những mặt được và nguyên nhân: ...................................................53

v

3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân:......................................................54

3.4.3 Bài học kinh nghiệm: .......................................................................55

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH THỜI GIAN

TỚI...................................................................................................................57

4.1 Quan điểm, định hướng chuyển đổi cơ cấu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh...................................................................................................57

4.1.1 Quan điểm: .......................................................................................57

4.1.2 Định hướng:......................................................................................58

4.1.3 Phương án:........................................................................................63

4.2 Phát triển các ngành công nghiệp cụ thể nhằm tạo ra cơ cấu công nghiệp

hiện đại và bền vững.....................................................................................63

4.2.1 Ngành khai thác, chế biến khoáng sản:............................................63

4.2.2 Ngành sản xuất vật liệu xây dựng:...................................................72

4.2.3 Ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, CNTT, luyện kim: ..................79

4.2.4 Ngành công nghiệp chế biến Nông, Lâm, Thủy sản & Thực phẩm:82

4.2.5 Ngành Hóa chất:...............................................................................86

4.2.6 Ngành dệt, may, da giầy Quảng Ninh:.............................................87

4.2.7 Ngành công nghiệp Điện, Nước:......................................................91

4.2.8 Các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp: .......................................95

4.3 Một số giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh95

4.3.1 Giải pháp về xây dựng chiến lược và thị trường:.............................95

4.3.2 Giải pháp về vốn: .............................................................................97

4.3.3 Giải pháp về công nghệ:...................................................................98

4.3.4 Giải pháp về nguồn nhân lực: ..........................................................99

4.3.5 Giải pháp về tổ chức và quản lý:....................................................100

4.3.6 Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu: .....................................102

vi

4.3.7 Giải pháp tập trung phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản

xuất có lợi thế cạnh tranh: .......................................................................102

4.3.8 Giải pháp về đất đai:.......................................................................103

4.3.9 Giải pháp hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển:......................104

4.3.10 Giải pháp bảo vệ môi trường: ......................................................104

4.3.11 Một số giải pháp khác về thu hút đầu tư Khuyến khích, tạo điều

kiện phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại:..................105

4.4 Một số kiến nghị, đề xuất .....................................................................107

4.4.1 Kiến nghị với Chính phủ:...............................................................108

4.4.2 Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh: .......................108

4.4.3 Kiến nghị với các sở, ban ngành tỉnh Quảng Ninh:.......................108

4.4.4 Kiến nghị với các địa phương trên địa bàn tỉnh:............................108

KẾT LUẬN...................................................................................................109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................110

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 CN-XD Công nghiệp và xây dựng

2 CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

3 Cụm CN Cụm công nghiệp

4 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

5 CTY TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

6 CTY CP Công ty cổ phần

7 DTTN Diện tích tự nhiên

8 DVCN Dịch vụ công nghiệp

9 ĐBSH Vùng Đồng bằng sông Hồng

10 ĐTNN Đầu tư nước ngoài

11 EU Liên minh Châu Âu

12 FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

13 GDP Tổng sản phẩm quốc nội

14 GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp

15 GO Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp

16 KTXH Kinh tế - Xã hội

17 KTTĐBB Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

18 KT Kinh tế

19 NMXM Nhà máy Xi măng

20 NGO Tổ chức phi chính phủ

21 NSNN Ngân sách Nhà nước

22 ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

23 QL Quốc lộ

24 R&D Nghiên cứu và phát triển

25 TB Trung bình

26 TP Thành phố

27 TT Thị trấn

28 UBND Ủy ban nhân dân

29 VLXD Vật liệu xây dựng

30 VA Giá trị tăng thêm

31 VA CN Giá trị tăng thêm công nghiệp

32 WTO Tổ chức thương mại thế giới

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1: Lao động đang làm việc trong các ngành Kinh tế quốc dân .......... 19

Bảng 3.2: Số người hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên ................................ 20

phân theo trình độ chuyên môn....................................................................... 20

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu KTXH tỉnh Quảng Ninh 2006-2010 ..................... 23

Bảng 3.4: Xuất, nhập khẩu 5 năm 2006-2010 và năm 2011........................... 26

Bảng 3.5: Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn ............................. 32

Bảng 3.6: Số lượng cơ sở SXCN theo thành phần kinh tế và ngành công nghiệp.. 38

Bảng 3.7: Số lượng lao động SXCN phân theo thành phần kinh tế và ngành

Công nghiệp .................................................................................................... 39

Bảng 3.9: Giá trị SXCN trong lĩnh vực khai thác khoáng sản Quảng Ninh giai

đoạn 2000-2010............................................................................................... 44

Bảng 3.10: Giá trị SXCN trong lĩnh vực sản xuất VLXD Quảng Ninh giai

đoạn 2000-2010............................................................................................... 45

Bảng 3.11: Giá trị sản xuất CN....................................................................... 45

Bảng 3.12: Giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thuỷ sản & thựcphẩm ............ 47

Bảng 3.13: Giá trị sản xuất công nghiệp hoá chất .......................................... 47

Bảng 3.14: Giá trị sản xuất công nghiệp may mặc, da giầy ........................... 48

Bảng 3.15: Sản phẩm đóng tầu chủ yếu......................................................... 50

Bảng 4.1: Trữ lượng các mỏ than Quảng Ninh............................................... 65

Bảng 4.2: Dự kiến diện tích và sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản .. 83

Bảng 4.3: Dự kiến diện tích và sản lượng cây trồng..................................... 83

Bảng 4.4: Số lượng đàn gia súc....................................................................... 84

Bảng 4.5: Nhu cầu nước sạch đến năm 2030.................................................. 93

Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng các ngành kinh tế Quảng Ninh .............................. 24

Biểu đồ 3.2: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế Quảng Ninh ..................................... 25

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có vị trí địa

lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên được đánh giá là phong phú và có trữ lượng

lớn, cộng với đường biên giới quốc gia và hải phận giáp với Trung Quốc,

vùng biển với nhiều cảng là cửa mở lớn của cả nước trong giao lưu quốc tế

với các nước trong khu vực và trên thế giới, là những lợi thế quan trọng cho

Quảng Ninh phát triển công nghiệp một cách toàn diện, trong đó tập trung

phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng,

công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp cơ khí. Trong những

năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã nắm bắt kịp thời cơ, đề ra chủ trương chính

sách phát triển kinh tế-xã hội, phát triển công nghiệp đúng đắn, nên đã bước

đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Để thực hiện mục tiêu nghị quyết

của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII và Quy hoạch

tổng thể phát triển KTXH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng tới

năm 2020, với định hướng phát triển:

 Xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong

những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ đối với khu vực và Quốc tế, một khu vực phát triển năng động của

kinh tế ven biển và biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; có thế

và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh.

 Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp nhằm phát triển theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu theo hướng

tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dich vụ, đặc biệt là các

ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của Tỉnh.

2

 Điều chỉnh và cải thiện việc tổ chức kinh tế theo lãnh thổ. Kết hợp

giữa phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ dải ven biển Hạ Long ở

tiểu vùng phía Tây của Tỉnh với phát triển nông, lâm ngư nghiệp, công

nghiệp chế biến, dịch vụ của tiểu vùng phía Đông của Tỉnh và khu vực

miền núi; giữa phát triển đô thị với phát triển nông thôn tạo điều kiện cho

các vùng phát triển hạn chế chênh lệch khá xa về nhịp độ tăng trưởng

giữa các vùng.

 Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi trường bảo

đảm phát triển bền vững. Phát triển kinh tế phải bảo đảm tăng cường và

củng cố quốc phòng, an ninh; đặc biệt chú trọng giữ vững chủ quyền

vùng biển, đảo và thềm lục địa về quyền lợi kinh tế, giữ vững chủ quyên

quốc gia.

Để góp phần vào thực hiện tốt định hướng phát triển công nghiệp của

tỉnh, là một cán bộ công tác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tôi lựa chọn đề tài

"Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh: Thực trạng và giải

pháp" làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay Có nhiều công trình và tác giả đề cập đến Cơ cấu công

nghiệp, chuyển đổi cơ cấu công nghiệp, nhưng lại chỉ đề cập đến cơ cấu công

nghiệp và chuyển đổi cơ cấu công nghiệp chung của cả Việt Nam chứ chưa có

công trình, tác giả nào bàn chuyên về Cơ cấu công nghiệp và chuyển đổi cơ

cấu công nghiệp của riêng tỉnh Quảng Ninh. Có chăng vấn đề này chỉ được đề

cập thoáng qua hay như là một phần nhỏ trong các Báo cáo (hàng năm hay 5

năm) về phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh nói chung và về công nghiệp

Quảng Ninh nói riêng. Trên thực tế, chỉ có Luận văn này của học viên là công

trình bàn chuyên và tập trung về thực trạng chuyển đổi cơ cấu công nghiệp

tỉnh Quảng Ninh thời gian qua và đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy và

3

hoàn thiện hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp Quảng Ninh thời gian

tới. Đây là một đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao, do đó tôi lựa chọn đề

tài "Chuyển đổi cơ cấu Công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp"

làm đề tài nghiên cứu của mình.

3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn

tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006-2011, chỉ ra đựoc những thành công và

những tồn tại cùng các nguyên nhân của chúng; trên cơ sở đó đề xuất giải

pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệo nhằm

tạo cho Quảng Ninh có được một nền Công nghiệp với cơ cấu hợp lý trong

thời gian tới.

Làm rõ các tiềm năng, nguồn lực và các đặc thù của tỉnh Quảng Ninh để

xây dựng các quan điểm, định hướng cho công nghiệp; xây dựng cơ cấu, mục

tiêu phát triển công nghiệp thích ứng với các giai đoạn.

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu (ngành)

công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua và triển vọng trong

thời gian tới

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh QN

+ Về không gian: Các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

+ Về thời gian: Từ năm 2006 đến nay và phát triển trong thời gian tới.

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc chuyển đổi cơ cấu công

nghiệp tỉnh Quảng Ninh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!