Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

chuyển DNNN sang mô hình công ty mẹ-công ty con nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ_ CÔNG TY CON
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................2
Chương 1: Khái quát chung về công ty mẹ-công ty con.......................................4
1. Khái niệm về tập đoàn kinh tế.......................................................................4
1. 2.Khái niệm về công ty mẹ-công ty con....................................................5
1.3. Đặc điểm của mô hình công ty mẹ-công ty con: ...................................5
1.4. Sự liên kết của công ty mẹ-công ty con .................................................6
1
1
MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ_ CÔNG TY CON
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, các tập đoàn kinh tế có khả năng tác động đến nền kinh tế toàn
cầu không còn xa lạ nữa. Nhiều tập đoàn có ảnh hưởng mạnh có thể làm thay
đổi khuynh hướng sản xuất và tiêu dùng của thế giới, đánh bạt mọi đối thủ và
thu được lợi nhuận khổng lồ. Rõ ràng, sự hình thành và phát triển của tập đoàn
kinh tế mạnh là chiến lược quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà
còn đối với cả quốc gia. Chính vì vậy, mà dần dần việc ra đời của các thành
phần kinh tế đã trở thành xu hướng tự nhiên trên thế giới, mang tính tất yếu như
toàn cầu hoá vậy.
Là một nước đang chuẩn bị vào sân chơi toàn cầu, Việt Nam cũng hi vọng
hình thành nên những tập đoàn kinh tế có đủ sức cạnh tranh ở tầm quốc tế. Các
quyết định của chính phủ hình thành các tổng công ty 90, 91 nhằm tổ chức lại hệ
thống các liên hiệp xí nghiệp và thí điểm thành lập các tổng công ty theo mô
hình tập đoàn kinh doanh với mục tiêu là thúc đẩy tích tụ tập trung, nâng cao
khả năng cạnh tranh, đồng thời thực hiện chủ trương xoá bỏ chế độ chủ quản,
cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt đối xử của nhà nước với doanh nghiệp
nhà nước. Khi các tổng công ty ra đời, các nhà quản lý kinh tế hi vọng đây là
những “quả đấm thép” của nền kinh tế Việt Nam, có khả năng cạnh tranh ngang
ngửa với tập đoàn kinh tế thế giới. Nhưng, trải qua hơn 12 năm hình thành và
phát triển “quả đấm thép” vẫn chưa thấy xuất hiện, thêm vào đó mô hình tổng
công ty đã bộc lộ nhiều bất ổn về mô hình, tổ chức, chưa chứng minh được vai
trò là xương sống của nền kinh tế.
Tìm được mô hình mới phù hợp với nền kinh tế nước ta, đồng thời nâng
cao hiệu quả của các DNNN đang là một vấn đề rất bức xúc hiện nay. Đặc biệt
là khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO thì sự xâm lấn của các Doanh nghiệp
nước ngoài là không thể tránh khỏi. Việc hình thành các tập đoàn kinh tế sẽ là
một biện pháp tốt để ngăn chặn được sự xâm nhập ồ ạt của các công ty nước
ngoài trong điều kiện chúng ta buộc phải mở rộng thị trường để hội nhập, giúp
cho sản xuất kinh doanh lớn mạnh, và vươn ra thị trường thế giới.
Có rất nhiều mô hình đã được đưa ra trong quá trình sắp xếp các doanh
nghiệp nhà nước và chúng ta cũng thấy rằng không có mô hình nào là khuôn
mẫu chung cho các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khác nhau có điều kiện
thuận lợi và hạn chế khác nhau và có mô hình phù hợp khác nhau, chúng ta
không thể lấy 1 mô hình làm khuôn mẫu chung cho tất cả các doanh nghiệp nhà
2
2
MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ_ CÔNG TY CON
nước . Đề tài “chuyển DNNN sang mô hình công ty mẹ-công ty con nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước”
được thực hiện với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về mô hình công ty mẹcông ty con, những ưu điểm và nhược điểm của nó khi thực hiện, điều kiện áp
dụng cũng như các loại hình doanh nghiệp nhà nước nào nên áp dụng… nhằm
hoàn thiện hơn việc đưa mô hình này vào thực tiễn, để các doanh nghiệp Việt
Nam có cái nhìn khách quan hơn. Từ đó chúng ta có thể tránh được hiện tượng
các doanh nghiệp đua nhau thành lập theo mô hình công ty mẹ-công ty con bất
chấp khả năng của doanh nghiệp như tình trạng hiện nay. Đề tài còn giới thiệu
sự áp dụng thành công của một số doanh nghiệp như là một bài học kinh nghiệm
để cho các doanh nghiệp có thể lấy ý kiến tham khảo khi áp dụng vào doanh
nghiệp mình.
Đề tài được hoàn thành là có sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.S
Nguyễn Thu Thuỷ. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi có nhiều sai sót. Rất
mong được thầy cô góp ý, chỉnh sửa để cho đề tài thêm hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
3