Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề tốt nghiệp môi trường bước đầu xác định thiệt hại kinh tế do hoạt động giao thông đối với
MIỄN PHÍ
Số trang
84
Kích thước
354.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
782

Chuyên đề tốt nghiệp môi trường bước đầu xác định thiệt hại kinh tế do hoạt động giao thông đối với

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Với xu thế hiện nay của quá trình đô thị hóa nhanh và sự phát triển

ngày một cao của nền công nghiệp trong mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi

toàn thế giới, nhiều vấn đề môi trường nảy sinh và đã trở thành nỗi lo của

toàn nhân loại. Đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với

môi trường và tài nguyên thiên nhiên, làm mất sự cân bằng sinh thái, suy

giảm chất lượng môi trường.

Ở nước ta, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức

khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có những bước biến đổi tích cực. Bức tranh về

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang mở ra những tương lai tốt đẹp, hứa hẹn

một sự phát triển đầy triển vọng. Tuy nhiên, đồng thời với sự phát triển đó,

tình trạng xuống cấp về môi trường đang ngày càng rõ nét. Tại các thành phố

lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh môi trường đang xấu đi rất nhanh.

Các áp lực của đô thị như tài nguyên đất bị khai thác triệt để, để xây dựng đô

thị, diện tích cây xanh và mặt nước giảm, nhu cầu nước sạch phục vụ sinh

hoạt, dịch vụ và sản xuất tăng, bùng nổ các phương tiện giao thông cơ giới,

tăng nhu cầu năng lượng và nhiên liệu, ... ngày càng gia tăng, vượt quá khả

năng đáp ứng của đô thị. Từ đó, môi trường đô thị ngày càng bị ô nhiễm, đô

thị phát triển sẽ không bền vững nếu không có biện pháp kiểm soát, quản lý,

giải quyết các áp lực trên. Từ thực tế đó, đề tài "Bước đầu xác định thiệt hại

kinh tế do hoạt động giao thông đối với môi trường thành phố Hà Nội" xem

xét ảnh hưởng do hoạt động giao thông đối với môi trường dưới góc độ kinh

tế để tìm ra một số giải pháp phục vụ cho quá trình quản lý môi trường đô thị

hiện nay.

Trong nội dung đề tài, đối tượng nghiên cứu là các tác động tới môi

trường của hoạt động giao thông trong phạm vi thành phố Hà Nội được xem

xét dưới góc độ kinh tế và từ thực trạng các tác động đó đưa ra một số kiến

nghị và giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng môi trường đô thị nhằm

- 1 -

đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa kinh tế - xã hội - môi trường

hướng tới sự phát triển bền vững.

Hoạt động giao thông tại Hà Nội bao gồm cả vận tải đường bộ, đường

sắt, đường sông, đường hàng không nhưng trong đề tài này phạm vi nghiên

cứu là hoạt động giao thông đô thị chủ yếu là giao thông bộ. Đây cũng là hình

thức giao thông gây ra những tác động ảnh hưởng tới chất lượng môi trường

thành phố Hà Nội.

Chuyên đề được chia làm 3 phần gồm có:

Phần I - Một số vấn đề cơ bản về xác định thiệt hại do giao thông

Phần II - Thực trạng tác động tới môi trường do hoạt động giao thông ở

Hà Nội

Phần III - Đánh giá thiệt hại kinh tế do hoạt động giao thông ở Hà Nội

Trong quá trình thực hiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ

của Cô giáo hướng dẫn - ĐH Kinh tế quốc dân đã tận tình chỉ bảo em về

phương pháp nghiên cứu xác định thiệt hại đồng thời em cũng cảm ơn các chú

thuộc Trung tâm môi trường Viện khí tượng thủy văn đã giúp đỡ em trong

việc thu thập, xử lý dữ liệu.

- 2 -

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện,

không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu

sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm

- 3 -

PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO

GIAO THÔNG

I. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜMG

DO GIAO THÔNG

1.1. Môi trường

Theo nghĩa rộng thì môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có

ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Như vậy, bất cứ một vật thể, sự

kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Nhưng khái niệm

môi trường sử dụng trong đề tài này được hiểu là tổng hợp các điều kiện sống

của con người. Theo điều 1 Luật môi trường được quốc hội nước CHXHCN

Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993, "Môi trường bao gồm các yếu tố tự

nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con

người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con

người và thiên nhiên."

Mọi hoạt động của con người đều có mối quan hệ mật thiết với môi

trường. Các hoạt động phát triển của con người đều có hai mặt lợi và hại, môi

trường cũng vậy, một mặt nó cung cấp nguồn tài nguyên và phúc lợi cho con

người, mặt khác đó cũng là nguồn thiên tai thảm họa đối với sản xuất và đời

sống con người. Hiện nay, do tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con

người ngày càng sử dụng nhiều hơn các yếu tố tự nhiên của môi trường để

phục vụ sự phát triển của mình nên môi trường tự nhiên ngày càng bị tác động

nghiêm trọng. Đặc biệt là tình trạng nguồn nguyên liệu và năng lượng được

tiêu thụ quá mức đã làm cho môi trường thiên nhiên bị đe dọa, đồng thời cũng

tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của chính con người.

1.2. Ô nhiễm môi trường - tiêu chuẩn môi trường

1.2.1. Ô nhiễm môi trường

- 4 -

Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam 1993, ô nhiễm môi trường là sự

làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Như

vậy, xét trên phương diện pháp lý một tác động đến môi truờng chỉ bị coi là

gây ô nhiễm môi trường khi:

. Làm thay đổi tính chất môi trường

. Vi phạm tiêu chuẩn môi trường

Theo quan niệm chung ô nhiễm môi trường chỉ tình trạng môi trường

mà những chỉ số hóa lý của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Do đó

xácđịnh một hành động là gây ô nhiễm môi trường cần căn cứ vào tính chất

của từng yếu tố môi trường và những quy định pháp lý về môi trường của

Nhà nước đối với một khu vực nhất định.

Hiện nay, sự ô nhiễm môi trường ở một số phương diện đã vượt quá

khả năng tự điều chỉnh của tự nhiên và có nguy cơ gây ra những thảm họa

sinh thái. Do vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là chống ô nhiễm môi trường, trả

lại cho tự nhiên trạng thái cân bằng vốn có của nó. Điều này không chỉ đòi hỏi

sự nỗ lực của các nhà quản lý môi trường mà còn là sự nhận thức, cố gắng của

từng cá nhân.

1.2.2. Tiêu chuẩn môi trường

Tác động đến môi trường của con người mà vi phạm tiêu chuẩn môi

trường là một trong hai điều kiện để kết luận tác động đó gây ô nhiễm môi

trường (theo khoản 6, điều 2, luật bảo vệ môi trường Việt Nam).

Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của tiêu chuẩn môi trường trong

quản lý nhà nước về môi trường. Tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận quan

trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong hoạt động quản lý

- tổ chức môi trường, các tiêu chuẩn vừa được xem là một công cụ kỹ thuật

vừa là một công cụ pháp lý của Nhà nước. Chỉ trên cơ sở các tiêu chuẩn môi

trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể xác định một cách

chính xác chất lượng môi trường, từ đó có biện pháp khắc phục ngăn chặn ô

nhiễm và xử lý vi phạm kịp thời.

- 5 -

Khoản 7, điều 2 luật bảo vệ môi trường quy định: " Tiêu chuẩn môi

trường là những chuẩn mực giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn

cứ để quản lý môi trường". Những chuẩn mực giới hạn cho phép ở đây được

hiểu là nồng độ, liều lượng các chất ô nhiễm có mặt trong các thành phần môi

trường mà con người có thể chấp nhận được không gây ảnh hưởng gì đến sức

khỏe con người và môi trường hiện tại cũng như tương lai. Chẳng hạn, tiêu

chuẩn môi trường của Việt Nam về chất lượng không khí - khí thải phương

tiện giao thông đường bộ - giới hạn tối đa cho phép như sau :

Bảng 1: Giới hạn tối đa cho phép của thành phần ô nhiễm trong khí thải

Thành

phần ô

nhiễm

trong khí

thải

Phương tiện đang sử dụng

Phương tiện đăng ký

lần đầu

Phương tiện

động cơ xăng

Phương tiện

động cơ điezen

Phươ

ng

tiện

động

xăng

Phương tiện

động cơ

điezen

Mức

1

Mức

2

Mức

3

Mức

1

Mức

2

Mức

1

Mức

2

CO (%V) 6,5 6,0 4,5 _ _ 4,5 _ _

HC (ppm

V)

ĐC 4 kỳ _ 1500 1200 _ _ 1200 _ _

ĐC 2 kỳ _ 7800 7800 _ _ 7800 _ _

ĐC đặc biệt _ 3300 3300 _ _ 3300 _ _

Độ khói (% _ _ _ 85 72 _ 72 50

Nguồn : TCVN 6438 - 1998

1.3. Tác động đến môi trường của hoạt động giao thông

Hoạt động giao thông là một phần không thể thiếu của quá trình phát

triển kinh tế xã hội của con người, giao thông tạo ra sự lưu thông hàng hóa

- 6 -

giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa, phân công lao

động theo lãnh thổ. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hoạt

động giao thông với các phương tiện xe cơ giới đã gây ra không ít các tác

động đến chính môi trường sống của con người.

1.3.1. Tác động tới môi trường của một số loại hình vận tải

Giao thông vận tải trong toàn bộ quá trình từ xây dựng hạ tầng giao

thông đến vận hành đều gây ra những tác động đến môi trường. Theo đánh

giá của các nhà khoa học tác động đến môi trường của các loại hình vận tải

khác nhau sẽ gây ra những tác động riêng đặc thù của từng hình thức phụ

thuộc vào loại phương tiện, nhiên liệu tiêu thụ, ... Dưới đây là những tác động

tới môi trường của một số loại hình vận tải đã được đánh giá:

Bảng 2: Tác động môi trường của một số loại hình vận tải

(Chapman and Hall 1991)

Môi

trường

không

khí

Môi

trường

nước

Môi

trường

đất

Chất

thải

rắn

Tiếng

ồn

Tai

nạn

Các

tác

động

khác

Đường

bộ

Ô

nhiễm

không

khí

(CO,

HC,

NOX,

bụi

xăng),

ô

nhiễm

Ô

nhiễm

nước

mặt và

nước

ngầm

do

nước

chảy

trên

mặt

Mất đất

để xây

dựng

cơ sở

hạ tầng,

khai

thác vật

liệu

làm

đường

Các

phương

tiện bị

vứt bỏ,

dầu

thải

Tiếng

ồn và

chấn

động

do các

phương

tiện

giao

thông

gây nên

tại các

Thiệt

hại về

tính

mạng,

thương

tật, tài

sản do

tai nạn

giao

thông,

vận

Chia

cắt

hoặc

phá

hoại

các khu

vực lân

cận

đồng

ruộng

- 7 -

toàn

cầu

(CO2,

CFCS)

đất,

thay

đổi hệ

thống

dòng

chảy do

xây

dựng

đường

đô thị

và dọc

các

tuyến

đường

chuyển

các

chất

độc hại

hoặc

nơi cư

trú của

loài

hoang

dại; ách

tắc giao

thông

Đường

thủy

Thải

nước

đáy,

thải

dầu

làm

thay

đổi hệ

dòng

chảy do

xây

dựng

cảng,

đào,

nạo vét

kênh

Mất đất

để xây

dựng

cơ sở

hạ tầng,

vứt bỏ

các

phương

tiện cũ

của

cảng

Các

phương

tiện

giao

thông

thủy

vứt bỏ

Nguy

cơ tai

nạn đối

với tàu

chở

nhiên

liệu và

chất

độc hại

Đường

sắt

Mất đất

để xây

dựng

hệ

Các

tuyến

đường,

thiết bị

Tiếng

ồn và

chấn

động

Các tàu

chở

chất

độc hại

Chia

cắt các

khu

vực lân

- 8 -

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!