Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên Đề : Router docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên Đề : Router
Chuyên Đề : Router
Trang 1
Chuyên Đề : Router
I.ROUTER LÀ GÌ ?
1.Lịch sử phát triển
Theo sự gia tăng người sử dụng yêu cầu ứng dụng mạng, chỉ cần NAT một
đã không đủ. Đặc biệt, người dùng của mạng lưới để đảm bảo an ninh mạng
và chạy trơn tru khác của yêu cầu chức năng, thiết bị định tuyến băng thông
rộng, thiết kế phức tạp hơn, bao gồm một máy chủ ảo FIREWALL, DMZ,
và nhiều tính năng khác lên một đa chức năng băng thông rộng router của
đường giao thông, tất cả các router SOHO ra đời. Bây giờ, một xu hướng
ngày càng trở nên rõ ràng, router băng thông rộng dần dần từ SOHO ban
đầu, các ứng dụng nhà đi ra, số lượng lớn các người dùng doanh nghiệp cỡ
trung bình vào chọn mạng như một thiết bị mạng, nhưng trong môi trường
này, người sử dụng kinh doanh trên băng thông rộng router thực hiện yêu
cầu chức năng phức tạp hơn: chẳng hạn như nhanh hơn, an toàn hơn, quản
lý, đầy màu sắc và phương thức ứng dụng như vậy. Vì vậy, các router băng
thông rộng cho thấy xu hướng phát triển đa dạng hóa và đa dạng, hiệu quả,
thành phần sản phẩm khác nhau tốc độ cao băng thông rộng phát triển của
thị trường SMB router.
2.Khái niệm
Router là một thiết bị cho phép gửi các gói dữ liệu dọc theo mạng. Một
Router được kết nối tới ít nhất là hai mạng, thông thường hai mạng đó là
LAN, WAN hoặc là một LAN và mạng ISP của nó.
Trang 2
Chuyên Đề : Router
Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router kết
nối hai hay nhiều mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải “nhận
thức” được sự tham gia của một router, nhưng đối với các mạng IP thì một
trong những quy tắc của IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao
tiếp được với router.
Router được định vị ở cổng vào, nơi mà có hai hoặc nhiều hơn các mạng kết
nối và là thiết bị quyết định duy trì các luồng thông tin giữa các mạng và duy
trì kết nối mạng trên internet. Khi dữ liệu được gửi đi giữa các điểm trên một
mạng hoặc từ một mạng tới mạng thứ hai thì dữ liệu đó luôn luôn được thấy
và gửi trực tiếp tới điểm đích bởi Router. Chúng hoàn thành nó bằng cách sử
dụng các trường mào đầu (header) và các bảng định tuyến để chi ra đường
tốt nhất cho việc gửi các gói dữ liệu, và chúng sử dụng các giao thức như là
ICMP dể liên lạc với nhau và cấu hình định tuyến tốt nhất giữa bất kỳ hai
máy trạm.
Ưu điểm của Router: Về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng
khác lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây
điện thoại đường dài có tốc độ chậm.
Nhược điểm của Router: Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều
tính toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các
mạng kết nối với nhau không cùng tốc độ. Một mạng hoạt động nhanh có
thể phát các gói tin nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra
sự nghẽn mạng. Do đó, Router có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến
chậm hơn. Một vấn đề khác là các Router có đặc điểm chuyên biệt theo giao
thức – tức là, cách một máy tính kết nối mạng giao tiếp với một router IP thì
sẽ khác biệt với cách nó giao tiếp với một router Novell hay DECnet. Hiện
nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết đường dẫn của mọi loại
Trang 3
Chuyên Đề : Router
mạng được biết đến. Tất cả các router thương mại đều có thể xử lý nhiều
loại giao thức, thường với chi phí phụ thêm cho mỗi giao thức.
II.CẤU TẠO CỦA ROUTER
Cấu tạo của bộ định tuyến (router) Bộ định tuyến (Router ) là một thiết bị
mạng máy tính được thiết kế đặc biệt để đảm đương được vai trò sử lý
truyền tải thông tin trên mạng. Nó được thiết kế bao gồm các phần tử không
thể thiếu như CPU, bộ nhớ ROM, RAM, các BUS dữ liệu, hệ điều hành.
Các phần tử khác tuỳ theo nhu cầu sử dụng có thể có hoặc không bao gồm
trong giao tiếp, các module và tính năng đặc biệt của hệ điều hành.
CPU : Điều khiển mọi hoạt động của Router trên cơ sở các hệ thống chương
trình thực thi của hệ điều hành.
ROM : Chứa các chương trình tự động kiểm tra và có thể có các thành phần
cơ bản nhất cho bộ định tuyến có thể thực thi được một số hoạt động tối
thiểu ngay cả khi không có hệ điều hành hay hệ điều hành bị hỏng.
RAM : Giữ các bảng định tuyến, các vùng đệm, tập tin cấu hình khi chạy,
các thông số đảm bảo hoạt động của bộ định tuyến khác.
NVRAM (None-volatile RAM): là nơi chứa file cấu hình khởi động
(Startup-Configure ), không bị mất thông tin khi mất nguồn. File StartupConfig được lưu trong này để đảm bảo khi khởi động lại, cấu hình của
Router sẽ được tự động đưa về trạng thái đã lưu giữ trong file. Vì vậy, phải
thường xuyên lưu giữ file running-config trong RAM thành file startupconfig.
FLASH : là thiết bị nhớ / lưu trữ có khả năng xoá và ghi được, không mất
dữ liệu khi cắt nguồn. Hệ điều hành của bộ định tuyến được chứa ở đây. Tuỳ
thuộc các bộ định tuyến khác nhau hệ điều hành sẽ được chạy trực tiếp từ
Trang 4
Chuyên Đề : Router
Flash hay được bung ra RAM trước khi chạy. Tập tin cấu hình cũng có thể
được lưu trữ trong Flash.
Khi khởi động router sẽ tự đọc ROM để nạp IOS trước khi nạp file StartupConfig trong NVRAM.
Hệ điều hành (IOS): đảm đương hoạt động của bộ định tuyến. Hệ điều hành
của các bộ định tuyến khác nhau có các chức năng khác nhau. Mỗi bộ định
tuyến có thể chạy rất nhiều hệ điều hành khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu sử
dụng cụ thể, các chức năng cần thiết phải có của bộ định tuyến và các thành
phần phần cứng có trong bộ định tuyến.
ROM (Read Only Memory) Đặc điểm và chức năng sau:
Duy trì chương trình chuẩn đoán giúp Router khi mở lên có khả
năng tự kiểm tra
Lưu trữ chương trình khởi động và hệ điều hành cơ bản.
Có khả năng nâng cấp phần mềm bằng cách thay thế những
chip được lắp đặt
Interface (các cổng giao tiếp):
LAN: thường là một trong nhiều kiểu kết nối khác nhau của
mạng Ethernet hay Token Ring. Những cổng giao tiếp này có
chip điều khiển cung cấp kết nối logic giữa Router với phương
tiện truyền dẫn. Cổng giao tiếp LAN có thể được lắp cố định
hoặc được lắp đặt thêm
WAN: là cổng giao tiếp bao gồm ISDN, Serial và được tích hợp
CSU (Channel Service Unit). Cũng giống như các cổng giao
tiếp LAN, cổng giao tiếp WAN cũng có các chip điều khiển đặc
Trang 5
Chuyên Đề : Router
biệt. Cổng giao tiếp WAN có thể lắp cố định hoặc được lắp
thêm
Console/AUX: là những cổng tuần tự được sử dụng chủ yếu
cho việc khởi tạo cấu hình ban đầu của Router. Những cổng này
không phải là những cổng mạng. Chúng thường được dùng để
cho phép máy tính kết nối đến thông qua cổng COM trên máy
tính hoặc thông qua modem
III.ROUTER:
1.Đầu tư một router ADSL
Những thông số cần quan tâm:
• Tốc độ: Thường thì tốc độ của loại router hạng trung vẫn khá nhanh -
vào khoảng 80Mps. Mặc dù chúng chậm hơn loại router 100Mbps
nhưng giá lại chưa tới 100USD.
• Ăngten: Loại router phổ thông thường chỉ có 2 ăngten, đồng nghĩa
với tốc độ chậm hơn, và tín hiệu sẽ không tốt ngoài khoảng cách
180m.
• Card tăng tốc: Để kích tốc độ cho loại router này, bạn vẫn cần phải
sử dụng card PC Card hoặc ExpressCard.
• Băng tần: Loại router phổ thông thường không hỗ trợ mạng 2 băng
tần (sử dụng cả 802.11n và 802.11a để cung cấp tốc độ ổn định hơn
cho bất cứ thiết bị kết nối nào).
Trang 6