Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.........................................................................................3
1.1. Cơ sở lý thuyết về Cho vay của ngân hàng thương mại..........................3
1.1.1. Khái niệm về Cho vay của ngân hàng thương mại...............................3
1.1.2. Phân loại Cho vay của Ngân hàng thương mại...................................3
1.2. Khái quát về Cho vay tiêu dùng..............................................................8
1.2.1. Khái niệm về Cho vay tiêu dùng..........................................................8
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của một món vay tiêu dùng......................................9
1.2.3. Các hình thức cho vay tiêu dùng........................................................11
1.2.4. Qui trình cho vay tiêu dùng................................................................14
1.2.5. Lợi ích của việc cho vay tiêu dùng.....................................................18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
TECHCOMBANK..............................................................................................20
2.1. Giới thiệu sơ lược về Techcombank......................................................20
2.1.1. Lịch sử hình thành và bộ máy tổ chức................................................20
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc Trung tâm Giao dịch
Hội sở Techcombank....................................................................................23
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc Trung tâm Giao dịch
Hội sở Techcombank....................................................................................24
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank trong những
năm gần đây..................................................................................................29
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Techcombank...................................44
2.2.1. Các hình thức và tiêu chuẩn cho vay tiêu dùng tại Techcombank
......................................................................................................................45
2.2.2. Qui trình tín dụng cho vay tiêu dùng tại Techcombank.....................51
2.2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank..................53
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
TECHCOMBANK..............................................................................................59
3.1. Xu hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian
tới..................................................................................................................59
3.2. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại Techcombank.................60
3.3. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Techcombank.......................62
3.3.1. Nhóm giải pháp trực tiếp...................................................................62
3.3.2. Nhóm giải pháp gián tiếp..................................................................68
3.4. Kiến nghị...............................................................................................73
3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, các cơ quan Nhà nước và các Bộ,
các ngành......................................................................................................73
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.............................................75
KẾT LUẬN.........................................................................................................77
2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Biểu 1: Cho vay tiêu dùng trực tiếp
Biểu 2: Cho vay tiêu dùng gián tiếp
Biểu 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Techcombank
Biểu 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Trung tâm giao dịch Hội sở Techcombank
Biểu 5: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
Biểu 6: Tình hình huy động vốn
Biểu 7: Cơ cấu tín dụng của Techcombank
Biểu 8: Số liệu thanh thẻ thanh toán giai đoạn 2005 – 2007
Biểu 9: Doanh số thanh toán quốc tế
Biểu 10: Dịch vụ thanh toán quốc tế
Biểu 11: Chứng khoán đầu tư
Biểu 12: Đầu tư chứng khoán cổ phần
Biểu 13: Dư nợ cho vay tiêu dùng tại Hội sở chính Techcombank nửa cuối
năm 2007
Biểu 14: Doanh số cho vay tiêu dùng nửa cuối năm 2007 tại Hội sở chính
Techcombank
Biểu 15: Qui trình tín dụng cho vay tiêu dùng tại Techcombank
3
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam đang trở thành
một trong những lĩnh vực được quan tâm nhất. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam
gia nhập WTO, các ngân hàng thương mại Việt Nam luôn phải đối mặt với
những thách thức, những cạnh tranh gay gắt trong việc dành thị phần giữa các
ngân hàng trong và ngoài nước. Trước điều kiện thị trường khắc nghiệt như
vậy, các ngân hàng Việt Nam phải có những kế hoạch, chiến lược cụ thể để
giữ vững vị thế của mình.
Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, mức sống con người ngày một
cải thiện, người dân với thu nhập tăng lên đáng kể hơn trước thì ngày càng có
nhiều nhu cầu hơn trong cuộc sống của mình. Nếu cách đây vài năm, mọi
người chỉ cần đủ ăn, đủ mặc và có xu hướng tiết kiệm thì nay trong xã hội,
mọi người không chỉ cần những nhu cầu sinh hoạt bình thường mà còn muốn
nâng cao điều kiện sống, chất lượng cuộc sống của mình (nhà đẹp, ô tô xịn,
trang thiết bị hiện đại hay đi du học, đi du lịch). Tuy nhiên, mức lương của họ
không đủ để họ thực hiện mục đích đắt tiền của mình. Vì vậy, nếu người dân
có thể vay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể đáp ứng nhu cầu ngay trong
hiện tại. Điều đó không chỉ làm tăng tiêu dùng hàng hoá, thúc đẩy hoạt động
sản xuất kinh doanh mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội một cách
nhanh chóng.
Trong bối cảnh ấy, cho vay tiêu dùng trở thành mảng tín dụng có nhiều
tiềm năng nhất. Thị trường vay tiêu dùng cá nhân là thị trường rộng lớn, quan
trọng là ngân hàng có đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng hay
không hay có đưa ra sản phẩm phù hợp hay không? Bên cạnh đó, mảng cho
vay tiêu dùng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Nếu các ngân hàng không
có những chiến lược và chính sách linh hoạt, mềm dẻo thì sẽ vấp phải những
khó khăn gây tổn thất cho mình. Còn ngược lại, ngân hàng có chính sách,
chiến lược phù hợp sẽ ngày một sinh lời và mở rộng được chiến lược ngân
4
hàng bán lẻ. Hoạt động này giúp các ngân hàng thương mại tạo nên sự hoà
hợp giữa cung và cầu tiêu dùng, giải quyết tốt nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng
của nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển và mở rộng cho vay
tiêu dùng hiện nay, ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
(Techcombank) đã và đang đề ra những chiến lược cụ thể để phát triển mảng
cho vay tiêu dùng của mình. Techcombank được biết tới là một trong những
ngân hàng bán lẻ hàng đầu, hoạt động cho vay tiêu dùng là mảng hoạt động
hiệu quả và được coi là trọng tâm, nhưng Techcombank vẫn đang gặp phải
những khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt từ phía thị trường. Xuất phát từ
thực tiễn đó, trong quá trình thực tập tại Hội sở chính Techcombank em đã
chủ động lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu
dùng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
(Techcombank)”.
Chuyên đề được chia làm 3 phần:
- Chương 1: Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương
mại.
- Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Techcombank.
- Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Techcombank.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý thuyết về Cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về Cho vay của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng
nhất của nền kinh tế, có nhiệm vụ luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi
thiếu vốn. Ngân hàng huy động nguồn vốn từ trong nền kinh tế và thông qua
hoạt động cho vay đem nguồn vốn đó đến nơi có nhu cầu sử dụng vốn.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao
cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng có mục đích và trong thời
gian nhất định theo thoả thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi (theo
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng).
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động tín dụng của ngân
hàng. Cho vay chỉ là giao dịch về tiền giữa ngân hàng và khách hàng, trong
đó ngân hàng sẽ chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng cho mục đích của
mình trong một thời hạn thoả thuận nhất định và khách hàng có trách nhiệm
hoàn trả lãi và gốc cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Như vậy, hoạt động
cho vay được thực hiện trên cơ sở tín nhiệm giữa khách hàng và ngân hàng.
1.1.2. Phân loại Cho vay của Ngân hàng thương mại
Việc phân loại cho vay tuỳ theo tính chất và đặc điểm của nhu cầu cho
vay và việc quản lý cho vay của ngân hàng dựa trên nhiều tiêu thức khác
nhau.
1.1.2.1. Căn cứ vào hình thức sử dụng khoản vay
Theo tiêu chí này, cho vay được chia làm 3 loại khác nhau: Cho vay
tiêu dùng, Cho vay kinh doanh và Cho vay đầu tư.
6
- Cho vay tiêu dùng là hình thức ngân hàng cho vay đối với người tiêu
dùng mà vốn vay được sử dụng chủ yếu cho mục đích tiêu dùng. Đối tượng
vay tiêu dùng chủ yếu là các cá nhân và Chính phủ.
Khi khách hàng có nhu cầu muốn vay để mua sắm, tiêu dùng với mục
đích nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, khách hàng sẽ tìm đến ngân
hàng để vay tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Cho vay tiêu dùng kích
thích tiêu dùng trong xã hội, thúc đẩy chu chuyển hàng hoá và dịch vụ, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, phân tán rủi ro trong
cho vay. Ưu điểm: thực hiện mong muốn tiêu dùng lớn nhất trong thời gian
nhanh nhất. Nhược điểm: khách hàng có thể phải chịu lãi suất cao. Điều kiện
cho vay tiêu dùng là khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, có thu
nhập hợp pháp và ổn định và phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay.
- Cho vay kinh doanh là hình thức ngân hàng cho vay mà vốn vay được
sử dụng cho mục đích kinh doanh, đối tượng vay chủ yếu là các đơn vị, tổ
chức kinh doanh và một số ít các khách hàng cá nhân.
Khách hàng sẽ được các chuyên gia ngân hàng tư vấn để có được
phương án bổ sung vốn kinh doanh hợp lý và có lợi nhất. Ngân hàng luôn tạo
điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng có thể vay vốn nhanh nhất, sử dụng
vốn an toàn và hiệu quả. Điều kiện cho vay kinh doanh là khách hàng phải có
đủ năng lực pháp luật dân sự, có phương án sử dụng vốn vào sản xuất kinh
doanh rõ ràng và đảm bảo hiệu quả, có tài sản đảm bảo cho khoản vay.
- Cho vay đầu tư là hình thức ngân hàng cho vay mà vốn vay được sử
dụng đem đi đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và các dự án phục
vụ đời sống con người. Đối tượng vay chủ yếu là các doanh nghiệp và cá
nhân có nhu cầu.
Điều kiện để cho vay đầu tư là khách hàng phải có vốn tự có đầu tư
tham gia vào dự án. Vốn tham gia dự án có thể là tiền hoặc tài sản đưa vào sử
dụng cho dự án ( kể cả giá trị quyền sử dụng bất động sản, cơ sở vật chất có
7
giá trị và các chi phí khác mà khách hàng đã tự đầu tư vào dự án). Nguồn vốn
tham gia của chủ đầu tư phải được đưa vào đầu tư trước. Tuỳ theo loại hình
dự án mà khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu tham gia dự án theo tỷ lệ mà
mỗi ngân hàng quy định. Khi hết thời hạn tín dụng mà khách hàng chưa sử
dụng hết hạn mức tín dụng trong hợp đồng, nếu khách hàng muốn tiếp tục sử
dụng thì phải có sự đồng ý của Hội đồng tín dụng.
1.1.2.2. Căn cứ vào phương thức cho vay
Với phương thức cho vay thì hoạt động Cho vay được chia làm 5 loại
khác nhau: Cho vay thấu chi, Cho vay trực tiếp từng lần, Cho vay theo hạn
mức, Cho vay luân chuyển và Cho vay trả góp.
- Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn mà qua đó ngân hàng cho
phép người vay được chi trội trên số tiền gửi thanh toán của mình tới một giới
hạn nhất định tại một khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn
mức thấu chi.
- Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay đối với các khách
hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không đủ điều kiện để được cấp
hạn mức thấu chi hoặc khách hàng có vòng quay vốn kinh doanh dài. Theo
từng kì hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu cả gốc và lãi, đồng thời sẽ
kiểm soát mục đích và hiệu quả quá trình khách hàng sử dụng tiền vay.
Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy
định. Ưu điểm của hình thức này là khách hàng có thể rút vốn một lần hoặc
nhiều lần sao cho phù hợp với tiến độ sử dụng vốn, với điều kiện là số tiền rút
vốn không vượt quá số tiền vay ghi trong hợp đồng tín dụng. Nhược điểm là
mỗi lần rút vốn khách hàng phải thu xếp thời gian để kí giấy nhận nợ và gửi
cho ngân hàng bản sao các giấy tờ cần thiết, sau đó phải mất một khoảng thời
gian chờ đợi để ngân hàng thông báo kết quả.
- Cho vay theo hạn mức là nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng thoả thuận
cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng (được tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ).
8