Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên Đề Lạm Phát Qua Tín Dụng Ở Việt Nam..DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam
lời mở đầu
Từ năm 1921 đến 1923 giá cả hàng hoá ở Đức tăng 1500 tỷ lần so với
năm 1914. Con số này liệu có gợi cho bạn một sự liên hệ nào đó không. Điều
đó có nghĩa là vào năm 1914 người ta cầm tiền đi mua bánh mì và dùng giỏ
để xách bánh mì về. Nhưng đến năm 1923 người ta phải mang hàng giỏ tiền
đi để mua chỉ một cái bánh mì. Giá cả đã tăng lên đến mức chóng mặt.
Hơn nửa thế kỷ sau, vào những năm 80 của thế kỷ này chúng ta lại
chứng kiến những hậu quả hết sức nặng nề do lạm phát gây ra trên đất nước
Việt Nam. Có năm lạm phát đã lên tới 800%. Người ta tháo chạy khỏi đồng
tiền như là tránh né một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, người bán hàng
đối xử với khách hàng như kẻ thù; hàng hoá khan hiếm, nạn đầu cơ tích trữ
hoành hành phá hoại nền kinh tế...
Mọi vấn đề liên quan đến tiền đều thu hút được sự quan tâm của nhiều
người không chỉ của các nhà quản lý mà còn cả những người dân lao động
bình thường. Bởi vì bất cứ sự bất ổn về tiền nào đều có thể là nguyên nhân
dẫn đến khủng hoảng, dẫn đến tiêu cực. Lạm phát có nhiều biểu hiện khác
nhau, có nhiều nguyên nhân khác nhau trong nhiều trường hợp khác nhau.
Chính vì vậy có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về lạm phát từ giai đoạn
này đến giai đoạn khác dường như không bao giờ chấm dứt.
Trong khuôn khổ một bài đề án môn học, em không có tham vọng đi
sâu phân tích toàn bộ tất cả các vấn đề về lạm phát mà chỉ có ý định phân tích
một khía cạnh nhỏ của lạm phát đó là: Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam.
Vấn đề tuy không còn mới mẻ nhưng để lại cho chúng ta những bài học quý
báu do đó có thể có tác dụng nào đó đối với việc phòng và chống lạm phát
trong tương lai.
Bài viết được chia làm ba phần:
http://tailieuhay.com
Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam
Phần một: Tổng quan về lạm phát và tín dụng. Phần này sẽ trình bày
tóm tắt những vấn đề chung nhất của lạm phát và tín dụng, từ đó cố gắng đưa
ra mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng.
Phần hai: Trình bày thực trạng lạm phát ở Việt Nam thập kỷ 80, chính
là lạm phát qua tín dụng. Chính phủ Việt Nam đã chống lạm phát thành công
như thế nào?
Phần ba: Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc lạm phát thập kỷ 80 và
một số kiến nghị nhỏ nhằm tạo tiền đề kiểm soát lạm phát trong dài hạn.
http://tailieuhay.com
Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ TÍN DỤNG
I-/ LẠM PHÁT
1-/ Khái niệm
Giả sử vào hiện tại bạn đang sở hữu trong tay một số tiền là 30 triệu
đồng và bạn dự định mua một cái xe máy để chạy nhưng bạn lại chần chừ
chưa quyết định vì bạn nghĩ rằng nếu đem gửi số tiền vào ngân hàng với lãi
suất 12%/ năm,sáu tháng sau bạn có thể kiếm một khoản tiền kha khá rồi sau
đó mua xe máy cũng chưa muộn.
Sau 6 tháng ngân hàng trả lại bạn cả vốn và lãi là :
30(1+6%) = 31,8 triệu đồng.
Như vậy bạn đã kiếm lãi được 1,8 triệu từ vụ đầu tư này và yên chí cầm
tiền đi mua xe máy. Nhưng cửa hàng xe máy đột nhiên thông báo cho bạn
rằng giá của xe máy đã tăng lên 32 triệu đồng. Như vậy bạn vẫn chưa đủ tiền
mua xe. Tất nhiên không mua được xe thì không sao nhưng rõ ràng bạn đã bị
bất ngờ và tiếc nuối. Ở đây chúng ta có thể tạm thời chưa bàn đến vì sao giá
xe lại tăng nhưng qua ví dụ nhỏ trên ta có thể hình dung ra một phần thế nào
là lạm phát.
Vấn đề lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều lần và cũng có nhiều
quan điểm khác nhau về lạm phát. Trong khuôn khổ bài viết không có ý phân
tích ưu nhược điểm của từng quan điểm mà chỉ muốn giới thiệu một vài quan
điểm về lạm phát của các nhà kinh tế học và qua đó đi sâu vào quan điểm có ý
nghĩa quan trọng đối với bài viết
1.1-Quan điểm của C.Mác về lạm phát
http://tailieuhay.com