Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên Đề Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Nguyên Vật Liệu Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Công
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
166.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1479

Chuyên Đề Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Nguyên Vật Liệu Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Công

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh là mục

tiêu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh

quyết liệt như hiện nay, có thể nói vấn đề này mang tính chất sống còn đối với mỗi

doanh nghiệp. Bên cạnh việc chú trọng các yếu tố đầu vào như: Lao động, vốn,

công nghệ các nhà quản lý đặc biệt lưu tâm đến yếu tố nguyên vật liệu bởi lẽ:

- Yếu tố nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng chi phí rất lớn trong tổng chi

phí sản xuất: trên 60% do vậy những biến động về chi phí nguyên vật liệu có ảnh

hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp.

- Để đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất kinh doanh bất cứ doanh nghiệp sản

xuất nào cũng cần phải có một lượng nguyên vật liêụ dự trữ. Lượng nguyên liệu

tồn kho bao nhiêu là hợp lý? Bảo quản chúng như thế nào? Làm thế nào để phân

phối số nguyên vật liệu ấy một cách có hiệu quả nhất cho các bộ phận sản xuất?

Đây là những câu hỏi luôn được đặt ra đối với các nhà quản lý trong từng giai đoạn

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tất cả những vấn đề đó đã đặt ra cho công tác quản lý một yêu cầu rất cấp

thiết: phải tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu.

Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm hiểu hệ thống kế toán nước ta, đặc

điểm của loại hình doanh nghiệp sản xuất… Em xin trình bày chuyên đề :"Hoàn

thiện tổ chức công tác nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất công

nghiệp".

Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh

nghiệp sản xuất công nghiệp.

Phần II: Thực trạng và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế

toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, lượng kiến thức tích luỹ được chưa nhiều

chuyên đề này chắc chắn có nhiều hạn chế, thiếu sót. Em mong được sự chỉ dẫn

của thầy cô giáo để có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn.

1

Phần thứ nhất

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT

LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP.

1. Nguyên vật liệu và tầm quan trọng của nó trong qúa trình sản xuất.

* Nguyên vật liệu là gì?

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được biểu hiện bằng hình thái vật chất

khi tham gia vào quá trình sản xuất, trị giá nguyên vật liệu được chuyển một lần

vào chi phí sản xuất kinh doanh.

* Đặc điểm, vị trí, tầm quan trọng:

- Nguyên vật liệu cùng với các yếu tố: vốn, lao động, công nghệ là là các yếu

tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm vật chất.

- Là bộ phận thuộc tài sản lưu động, nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu

trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

- Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

- Việc cung ứng nguyên vật liệu đúng số lượng, chủng loại chất lương và

đúng lúc sẽ đáp ứng được chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

tung ra thị trường đúng loại sản phẩm, đúng thời điểm sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh

cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, qui định mức dự trữ

nguyên vật liệu hợp lý trong mỗi giai đoạn sản xuất kinh doanh là việc làm rất cần

thiết.

Như trên đã nói: chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong

tổng chi phí sản xuất. Việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bảo quản tốt nguyên

vật liệu tồn kho, góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm doanh

nghiệp không những nâng cao được khả năng cạnh tranh mà còn có cơ hội thu

được lợi nhuận cao.

2. Phân loại nguyên vật liệu:

- Xét theo vị trí tác dụng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh

doanh người ta chia thành:

+ Nguyên vật liệu chính: Loại nguyên vật liệu này khi tham gia vào quá trình

sản xuất nó cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!