Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyên đề 5
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề 5
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
và vai trò, vị trí của thanh niên, của tổ chức Đoàn
I. Việt Nam trong quá trình HNKTQT
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan
chi phối sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, mang
đến những thách thức và cơ hội to lớn đối với từng quốc gia, đặc biệt là các nước
nghèo và chậm phát triển. Đối với Việt Nam, trước yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu phát triển kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề đặt ra không phải là có hội nhập hay không
mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả.
1. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về HNKTQT
Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đặt ra từ Đại hội
Đảng VI (1986) trên cơ sở đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế và trên cơ sở
chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ quốc tế.
Đại hội VII (1991) đã thông qua Cương lĩnh của Đảng và chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội 10 năm, đồng thời nêu ra tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế
là: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn
đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.
Đại hội VIII (1996) đã khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đó
là xây dựng một nền kinh tế mở và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế.
Đại hội IX (2001) tiếp tục khẳng định chủ trương Đại hội VIII nêu ra và
đưa ra khẩu hiệu: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Đồng thời, Đại
hội IX nhấn mạnh: “Việt Nam chủ động HNKTQT và khu vực theo tinh thần phát
huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản
sắc dân tộc và bảo vệ môi trường”.
Đại hội X (2006) khẳng định nhiệm vụ “chủ động, tích cực hội nhập kinh
tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới”.
Như vậy, chủ trương HNKTQT của Việt Nam từng bước được hình thành
cùng với sự phát triển của đất nước và là một đòi hỏi tất yếu của đất nước ta, là
nhu cầu nội sinh của bản thân nền kinh tế đất nước. Vấn đề đặt ra là làm thế nào
1