Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHỤP CHÂN DUNG (phần 2)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHỤP CHÂN DUNG
(Phần 2)
5. Phân loại ảnh chân dung:
Ảnh chụp cũng như tranh vẽ, tuỳ theo mục đích của kiều ảnh và vị trí, tư thế,
tầm vóc của con người được thể hiện ra trong ảnh mà người ta xếp loại, mỗi loại, mỗi
kiểu cách của ảnh chân dung đều do cách bố cục đã dụng ý hình thành ra nó.Hiện nay
theo em được biết là có 3 cách để phân loại ảnh chân dung, tuỳ thuộc và số người, tính
chất của chủ đề, ảnh...
5.1. Cách phân loại thứ nhất:
Nếu hình con người trong môi trường hoặc cảnh trí nhất định nào đó mà mặt
mũi không rõ nét (không được tập trung diễn tả) hình thể con người chiếm một tỷ lệ
tương đối nhỏ so với diện tích to àn bộ bức ảnh, thì đó chỉ thuộc loại ảnh sinh hoạt
hoặc phong cảnh trong đó có người.
Nếu con người được miêu tả tập trung ở bộ mặt; cách chụp làm nổi các chi tiết
và hình dáng, lại thể hiện được cả tình cảm, nội tâm, đôi khi cả tư thế điệu bộ, thì loại
ảnh này thuộc về loại chân dung. Tuy nhiên, sự phân chia cũng chỉ là tương đối. Ví dụ:
đạt được các tiêu chí trên nhưng có ảnh được xếp vào thể loại ảnh báo chí, phóng sự...
Ảnh chân dung có thể là cả người (loại này hiện nay ít dùng), nửa người, hay
riêng có bộ mặt, và có khi chỉ đặc tả có đôi mắt, cái miệng theo kiểu điện ảnh như
đang được phổ biến ưa thích trong đa số đối tượng thành thị.
Trong chụp ảnh chân dưng người ta còn phân chia thành hai thể loại, mặc dầu
ranh giới giữa hai thể loại này nhiều khi không thật dứt khoát, đó là chân dung ở thể
tĩnh và chân dung ở thể động. Với hai thể loại này, căn cứ vào trình độ và phương
pháp thể hiện lại hình thành ra loại chân dung lưu niệm bình thường không cầu kỳ về ý
nghĩa miêu tả, và loại chân dung đặc tả đòi hỏi cả hình thức lẫn nội dung đều phải đạt
tính nghệ thuật cao.
5.1.1.Ảnh chân dung tĩnh
Khi con người được miêu tả ở trạng thái không hoạt động (thể tĩnh tại, dù l à
được chụp bất ngờ hay dụng ý cho ống kính thu hình) thuộc vào thể chân dung tĩnh.
Thể chân dung tĩnh phần lớn người ta chụp nửa người, ít khi thu hình cả người
hoặc 2/3 và được thể hiện nội tâm bằng đường nét đặc biệt trong khuôn mặt kết hợp
với chiếu sáng cho nổi bật chi tiết theo ý muốn.
Có nhiều ảnh chân dung mới thoạt nhìn tưởng như là tĩnh, nhưng nếu chú ý
ngắm kỹ, thấy tình cảm của nhân vật được biểu hiện ra rất mãnh liệt ở các đường nét,
khiến người xem ảnh cảm thông được cuộc sống bên trong của nhân vật, nhiều khi đôi
mắt thể hiện trong ảnh rất tập trung, nhìn thẳng vào phía người xem ảnh như thu hút,
chinh phục, trìu mến, hờn giận, yêu thương... Bức chân dung miêu tả được rõ ràng cá
tính và nhân cách, tình tiết của đối tượng như vậy rất sống, rất sâu sắc, không ai lại có
cảm giác cho là tĩnh theo nghĩa cứng đờ.