Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHƯƠNG XII doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG XII: RA SỨC XÂY DỰNG
ĐẤT NƯỚC, KIÊN CƯỜNG BẢO VỆ
TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA
Thứ sáu - 17/09/2010 08:58
•
•
•
Hậu quả của cuộc chiến tranh ở Việt Nam là vô cùng nặng nề. Đế quốc Mỹ đã ném xuống đất nước
ta 6 triệu tấn bom đạn, gấp 4 lần tổng số bom Mỹ đã ném xuống tất cả các chiến trường trong Đại chiến
thế giới lần thứ hai. Hơn 1.500 thành phố, thị xã, thị trấn, điểm tập trung dân cư bị huỷ diệt; trên 3.000
thành phố, thị xã, thị trấn, làng mạc bị thiệt hại nặng; hàng triệu người mang thương tật, mất khả năng lao
động; hàng triệu người mất nhà cửa, tài sản. Đế quốc Mỹ đã rải hơn 100.000 tấn chất độc hóa học xuống
13.000 km2 rừng, 70% diện tích trồng dừa, 60% diện tích trồng cao su, 110.000 hécta trồng phi lao và
150.000 hécta rừng đước bảo hộ ven biển. Những chất độc hoá học đã tàn phá môi trường sinh thái, hủy
hoại sức khoẻ con người và những hậu quả nặng nề của nó gây ra đối với môi trường và con người còn tiếp
tục kéo dài hàng vài chục năm sau.
Nền kinh tế của miền Nam Việt Nam để lại là nền kinh tế què quặt, phục vụ chiến tranh và phụ
thuộc vào viện trợ Mỹ. Theo số liệu của ngụy quyền Sài Gòn, năm 1973, riêng ở Sài Gòn đã có tới 300 nghìn
người thất nghiệp, 500 nghìn người bán thất nghiệp. Sau ngày giải phóng, số người thất nghiệp ở miền
Nam lên tới trên một triệu người. ở miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ cũng đã gây ra những
tổn thất to lớn về kinh tế; đặc biệt, hệ thống giao thông vận tải và các cơ sở kinh tế quan trọng bị phá hoại
nặng nề.
Hậu quả về mặt xã hội của cuộc chiến tranh cũng hết sức to lớn. Tệ nạn xã hội ở miền Nam với trên
500 nghìn gái mại dâm, 300 nghìn lưu manh, trộm cắp, du đãng, nạn nghiện hút ma túy… đã làm băng hoại
thuần phong mỹ tục, đạo đức của một bộ phận lớp trẻ. Ngoài ra, trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, hàng
triệu liệt sỹ, thương binh; hàng triệu nạn nhân chiến tranh; hàng chục nghìn người mất tích…, để lại những
tổn thất không gì bù đắp được.
Với tinh thần phấn khởi và tin tưởng, toàn thể nhân dân Việt Nam phát huy cao độ chủ nghĩa anh
hùng cách mạng trong chiến đấu nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, ra sức khôi phục và phát triển
kinh tế, tiến hành cải tạo XHCN ở các tỉnh mới giải phóng và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả
nước. Vượt qua những khó khăn chồng chất do hậu quả chiến tranh, nhân dân ta đã phấn đấu hết sức kiên
cường thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ hai và đã đạt được những kết quả to lớn về các mặt ổn định xã
hội, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Lo sợ trước sự lớn mạnh của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, các thế lực đế quốc và phản động
quốc tế ra sức phá hoại công cuộc hoà bình xây dựng đất nước của nhân dân ta. Chúng thực hiện cấm vận,
bao vây kinh tế và gây ra hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc. Tình hình quốc
tế cũng có diễn biến không thuận lợi, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa gặp khó khăn trong phát triển
kinh tế, viện trợ bên ngoài đối với nước ta giảm sút. Cuối những năm 70, thời tiết thay đổi bất thường,
thiên tai xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi gây ra lụt lội, mất mùa. Những sai lầm, thiếu sót chủ quan trong quản
lý kinh tế, xã hội đã làm tăng thêm những khó khăn khách quan vốn có.
Trong bối cảnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã đánh giá đúng những thành
tích to lớn mà nhân dân ta đã đạt được, vạch ra những vấn đề gay gắt trong tình hình kinh tế xã hội và chỉ
ra các thiếu sót trong việc tổ chức thực hiện đường lối. Đồng thời xác định nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng Việt Nam, nội dung, bước đi ban đầu trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và đề
ra phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội trong 5 năm 1981-1985 và
những năm 80. Với sức mạnh mới của cả nước thống nhất, toàn Đảng, toàn dân ta đã tập trung trí tuệ, sức
lực để vượt qua khó khăn, ra sức phấn đấu, sáng tạo thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội
V đề ra, đưa đất nước tiến lên.