Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHƯƠNG VII. CÔNG NGHỆ THỦY CANH, VI THỦY CANH VÀ THỦY CANH IN VITRO – SẢN XUẤT SẠCH potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Coâng ngheä sinh hoïc thöïc vaät Chöông 7. Kyõ thuaät thuûy canh
64
CHƯƠNG VII. CÔNG NGHỆ THỦY CANH, VI THỦY CANH
VÀ THỦY CANH IN VITRO – SẢN XUẤT SẠCH
Phương pháp trồng rau thủy canh từ lâu đã được nhiều quốc gia có nền
nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ở nước ta thì đây vẫn
là mô hình mới, còn xa lạ với nông dân. Ưu điểm của phương pháp trồng rau
thủy canh là tạo được môi trường dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng, kiểm soát
được chất dinh dưỡng, nhờ vậy có thể giảm chi phí đầu tư phân bón. Quan trọng
hơn, trồng rau thủy canh loại trừ được thuốc trừ sâu vì có thể kiểm soát được sâu
bệnh.
1. Hệ thống thủy canh
1.1. Khái niệm thủy canh
Thủy canh thường được định nghĩa như là “trồng cây trong nước”. Tuy
nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể
mở rộng định nghĩa thủy canh là “trồng cây không sử dụng đất”.
Từ nhiều thế kỷ trước ở các vùng Amazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc
và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa
hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây
trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi đó là “nuôi
cấy dinh dưỡng”.
Năm 1929, William F. Goricke đã thành công trong việc trồng cây cà chua
đạt kích thước 7.5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là “thủy
canh” (“Hydroponic” - theo tiếng Hy Lạp, hydros là “nước” và ponos là “làm
việc”). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành
các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh
dưỡng.
Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử
dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng cho việc trừ cỏ dại, trừ
sâu và côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây
trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu.
Do vậy cây sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản
hơn đối với rau và cây hoa. Một thuận lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép
thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm
vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Đặc biệt, do đặc điểm của kỹ thuật thủy canh là không cần đất nên đây
chính là giải pháp cho ngành nông nghiệp ở những đất nước vốn có ít đất canh
tác – các thành phố lớn hoặc vùng đất cằn cỗi. Các nước tiên tiến đã nhanh chóng
ứng dụng kỹ thuật này để sản xuất rau sạch, cây kiểng.