Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương trình thực hiên BDTX 22 23 hà
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương trình bồi dưỡng 01: Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kĩ năng đáp ứng
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học do Bộ GD&ĐT quy định (40 tiết).
Chuyên đề 1: NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GVMN
TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ TRONG BỐI CẢNH
DỊCH COVID-19.
I. MỤC TIÊU
- Xác định được khái niệm, đặc điểm cơ bản, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả của công tác phối hợp LN và gia đình nhằm nâng cao CL, ND, CS, GD
trẻ MN trong bối cảnh dịch bệnh.
- Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá những thuận lợi, khó khăn
trong thực tiễn ND, CS, GD trẻ MN khi xảy ra dịch bệnh, từ đó đề xuất một số biện
pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác phối hợp LN và gia đình của cơ
sở GDMN dưới góc độ của người CBQL/GV.
- Tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác phối hợp LN và gia đình tại cơ
sở, nhóm, lớp MN nhằm nâng cao CL, ND, CS, GD trẻ trong bối cảnh dịch bệnh.
II. NỘI DUNG
- Tăng cường công tác phối hợp liên nghành và gia đình nhằm nâng cao chất
lượng nuôi dững,chăm sóc, giáo dục trẻ MN trong bối cảnh dịch bệnh.
1. Khái niệm
- Là thực hiện việc tập hợp nhiều ngành cùng với gia đình của trẻ đồng thời tác
động đến các hoạt động ND, CS, GD trẻ MN theo những góc độ khác nhau nhằm
giải quyết hiệu quả các vấn đề cụ thể đặt ra với GDMN trong bối cảnh dịch bệnh
2. Bản chất
- Công tác này thể hiện HĐ phối hợp của CBQL với LN (Y tế, Lao động -
Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, An ninh, Hội Liên hiệp Phụ
nữ, Đoàn thanh niên...) và cha mẹ trẻ; của GV với cha mẹ trẻ theo từng dịch bệnh cụ
thể
III. LIÊN NGÀNH VÀ GIA ĐÌNH PHỐI HỢP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ND, CS, GD TRẺ MẦM NON
Chuyên đề 2 : HD XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG
1
CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
THEO THÔNG TƯ SỐ 45/2021/TT - BGDĐT VÀ AN TOÀN PHÒNG CHỐNG
DỊCH COVID-19 KHI TỔ CHỨC NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC
TRẺ EM TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON.
I. Mục tiêu
1. Nắm được các khái niệm, nội dung cơ bản về xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, PCTNTT cho trẻ em trong cơ sở GDMN;
2. Biết áp dụng trong thực tiễn chỉ đạo, thực hiện xây dựng trường học an
toàn, PCTNTT phù hợp với từng quy mô cơ sở GDMN
3. Nhận biết được một số dịch bệnh thường gặp ở trẻ mầm non và biện pháp
phòng, chống một số dịch bệnh truyền nhiễm thường gặp phù hợp với bối cảnh địa
phương.
II. Các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích trong cơ sở GDMN
1. Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn
2. Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lí, giáo
viên, nhân viên đối với công tác bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở
GDMN
3. Hoạt động truyền thông
4. Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng
5. Giáo dục trẻ kĩ năng bảo đảm an toàn
III. Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn
1. Xây dựng môi trường giáo dục bảo đảm an toàn, dễ tiếp cận và công bằng
đối với mọi trẻ em. Chú trọng tổ chức rà soát các tiêu chí cơ sở giáo dục mầm non an
toàn, phòng, chống tai nạn thương tích (bằng cách thực hiện các tiêu chí trường học
an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích)
2. Thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng công trình, điều kiện cơ sở vật
chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ công tác
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, phát hiện và
xử lí kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đối
với trẻ em.
3. Xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng,
chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống bạo hành, xâm hại; phòng tránh
trẻ bị thất lạc; phòng, chống cháy, nổ; ứng phó với dịch bệnh, thảm họa, thiên tai
trong cơ sở giáo dục mầm non.
4. Ứng phó và xử lí kịp thời khi xảy ra mất an toàn theo đúng quy trình, quy
định của pháp luật.
5. Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục
mầm non theo quy định.
6. Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định; đối với các cơ sở
2
giáo dục mầm non có tổ chức bữa ăn bán trú bảo đảm thực hiện các yêu cầu, điều
kiện và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
IV. Thực hiện các tiêu chí
1. Căn cứ các tiêu chí tại bảng kiểm của Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT,
Ban Giám hiệu phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ rà soát,
đánh giá các tiêu chí phù hợp với công việc chuyên môn.
2. Ở mỗi đơn vị/nhóm, lớp có thể chủ động rà soát, xây dựng bảng kiểm phù
hợp, cụ thể hơn nội dung các tiêu chí theo quy định.
3. Căn cứ các tiêu chí được xây dựng, cán bộ, giáo viên, nhân viên thường
xuyên rà soát, đánh giá các tiêu chí. Nếu chưa đạt, cần kịp thời đưa ra giải pháp khắc
phục, tránh nguy cơ mất an toàn đối với trẻ.
4. Tiêu chí 15 (bắt buộc): Dây điện, ổ cắm điện, ăng-ten tivi, cầu chì, công
tắc... được đặt ở nơi trẻ không với tới (độ cao lớn hơn 1,5 m tính từ mặt sàn) hoặc có
hộp/nắp/lưới an toàn.
5. Giáo viên đánh giá các nội dung: Đạt; tuy nhiên trong lớp còn có 1 ổ cắm
điện cách mặt sàn 50 cm. Giáo viên cần đề nghị ban giám hiệu có giải pháp nâng độ
cao ổ cắm hoặc thiết kế ổ cắm có nắp đậy theo đúng quy định. Trong thời gian chờ
khắc phục, giáo viên cần quan sát, để mắt tới trẻ mọi lúc, mọi nơi.
V. Xây dựng các phương án đảm bảo an toàn
1. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông: Phối hợp với Ban, ngành, đoàn
thể địa phương hoặc Hội cha mẹ trẻ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ở khu vực
cơ sở giáo dục mầm non;
2. Quy trình đón trả, trẻ để phòng tránh trẻ bị thất lạc, theo dõi sức khỏe của
trẻ: Từng nhóm/lớp có thể có sổ theo dõi đón trả trẻ hàng ngày, trong đó có xác nhận
của phụ huynh khi đưa trẻ đến lớp, tình trạng sức khỏe của trẻ…
3. Xây dựng quy trình chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong đưa, đón trẻ bằng các
phương tiện dịch vụ của trường (nếu có).
4. Phương án phòng, chống cháy, nổ, ứng phó thảm họa, thiên tai;
5. Phương án dự phòng, phát hiện và xử lý tai nạn thương tích: Thường xuyên
kiểm tra hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đồ chơi trong nhóm lớp,
đồ chơi ngoài trời nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích
VI. Giáo dục trẻ kĩ năng bảo đảm an toàn
1. Lồng ghép giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại trong
các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Tăng cường giáo dục kỹ năng an toàn cho trẻ em thông qua hình thức trải
nghiệm, thực hành xử trí tình huống.
3. Trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
(quy định tại Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/05/2022 của Bộ GDĐT
hướng dẫn trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
3
VII. Kiểm tra, đánh giá, công nhận trường học an toàn, PCTNTT trong
cơ sở GDMN
Tiêu chuẩn cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng chống tai nạn thương tích:
Vào cuối năm học, cơ sở GDMN được xét công nhận cơ sở GDMN an toàn,
PCTNTT khi bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Trong năm học KHÔNG có tình trạng
- Trẻ em bị bạo hành, xâm hại, bị tai nạn thương tích nặng dẫn đến phải nằm
viện hoặc tử vong.
- Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên ứng xử thiếu văn hoá, vi phạm quy định
về đạo đức nhà giáo.
- Xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc có dịch bệnh lây lan trên diện rộng tại cơ sở
giáo dục mầm non.
2. Kết quả đánh giá các tiêu chí:
- Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non: Có tối thiểu 40 tiêu chí
(bao gồm 20 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”.
- Đối với nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập: Có
tối thiểu 30 tiêu chí (bao gồm 15 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”.
Chuyên đề 3 : HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN NÂNG CAO NĂNG LỰC
SÁNG TẠO VÀ CẢM THỤ NGHỆ THUẬT CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG TẠO HÌNH.
I. Các khái niệm và đặc điểm năng lực sáng tạo nghệ thuật của trẻ mầm
non
1. Khái niệm năng lực sáng tạo nghệ thuật
Năng lực sáng tạo nghệ thuật: Năng lực sáng tạo nghệ thuật có thể hiểu là khả
năng tạo ra những giá trị mới về nghệ thuật, tìm ra cái mới, vận dụng thành công
những hiểu biết đã có vào các tác phẩm nghệ thuật bằng những ý tưởng sáng tạo,
khác biệt hoặc thông qua các ngôn ngữ nghệ thuật như hình, nét, mảng khối, màu
sắc, bố cục,...
2. Cảm thụ nghệ thuật
Cảm thụ nghệ thuật là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những ý tưởng,
những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật (đường nét,
bố cục, màu sắc của một tác phẩm hội hoạ; giai điệu, tiết tấu, lời ca của một tác
phẩm âm nhạc,…).
Cảm thụ nghệ thuật có thể được hiểu là một quá trình được bắt đầu khi con
người tiếp xúc với “cái đẹp” trong nghệ thuật và cuộc sống bằng các giác quan _ cảm
nhận về âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu, về hình khối, đường nét, hình mảng, bố
cục, màu sắc,.... và thông qua những tiếp xúc đó, nảy sinh cảm xúc khác nhau.
Những cảm xúc đó được định hình, củng cố theo thời gian và phát triển thành tình
4
cảm thẩm mĩ.
3. Đặc điểm hoạt động sáng tạo nghệ thuật của trẻ mầm non
- Trong quá trình giáo dục trẻ sáng tạo nghệ thuật, điều quan trọng đầu tiên là
hình thành thái độ đúng với cái đẹp, điều đó được thể hiện trước hết ở thái độ với
nghệ thuật, với hiện thực và quá trình hình thành thái độ của trẻ với cái đẹp chứa
đựng 3 yếu tố cơ bản, có liên quan chặt chẽ với nhau như sau:
+ Trẻ có khả năng đồng cảm trước cái đẹp
+ Trẻ tích cực lĩnh hội kinh nghiệm nghệ thuật
+ Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo trong các hình thức nghệ thuật
II. Vai trò của việc nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho
trẻ thông qua hoạt động tạo hình
1. Xu hướng phát triển của xã hội hiện đại ngày càng cần đến những con
người giàu sức sáng tạo nhằm phát triển và cải thiện mọi lĩnh vực đời sống, văn hoá,
kinh tế và xã hội. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả mọi người đều có khả năng sáng
tạo cao hơn đáng kể khi được nuôi dưỡng trong một môi trường giáo dục có tính
khuyến khích, cung cấp cơ hội. Hơn nữa, nhân cách của con người được hình thành
ngay từ những lứa tuổi mầm non, do đó, khuyến khích phát triển sự sáng tạo từ lứa
tuổi mầm non là vô cùng quan trọng đối với trẻ.
2. Sáng tạo trong quá trình hoạt động nghệ thuật tạo hình mang lại cho trẻ em
những cảm xúc thẩm mĩ tích cực, ảnh hưởng tốt đến quá trình phát triển hài hòa về
thể chất và tinh thần cho trẻ em.
3. Những con người giàu sức sáng tạo chính đã góp phần quan trọng trong
phát triển mọi lĩnh vực xã hội, văn hoá và kinh tế.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành - phát triển năng lực sáng
tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình
1. Môi trường
a, Môi trường giáo dục trong nhà trường
- Môi trường sư phạm của nhà trường mầm non có vai trò chủ đạo đối với sự
phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo của trẻ em. Khả năng sáng tạo của trẻ mầm
non phụ thuộc rất lớn vào thái độ và phương pháp giảng dạy của người giáo viên
như: biết đặt trẻ vào những tình huống có vấn đề, tôn trọng những câu hỏi khác
thường của trẻ; tôn trọng những ý tưởng sáng tạo của trẻ… Đặc biệt giáo viên cần
chú ý đến phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.
- Thiết kế môi trường giáo dục trong trường, lớp mầm non cần kích thích sự
sáng tạo của trẻ em, giúp trẻ em có các giải pháp độc đáo và sáng tạo.
- Theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu phát triển trẻ em của
trường Đại học Harvard thì: “Không phải cứ kích thích bộ não phát triển thì trí sáng
tạo của trẻ sẽ phát triển, mà điều quan trọng là luôn đặt trẻ vào môi trường cần sự
sáng tạo”.
b. Năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non
5
- Yêu cầu đối với năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non trong phát triển năng
lực sáng tạo thẩm mĩ của trẻ em, đó là:
- Hãy tin tưởng và tôn trọng trẻ. Trẻ có cả “Một trăm ngôn ngữ”, nghĩa là khả
năng bên trong trẻ là không có giới hạn, trẻ đầy tiềm năng, mạnh mẽ và sáng tạo...,
giáo viên hãy khuyến khích trẻ bộc lộ ra và tạo cơ hội cho chúng thể hiện bản thân
bằng các ngôn ngữ nghệ thuật.
- Coi môi trường học tập là “Người thầy thứ ba”, các hoạt động giáo dục được
thiết kế và tổ chức theo các hình thức có tính kết nối, kích thích sự tương tác, tò mò,
khám phá và giao tiếp; thể hiện tính linh hoạt và thẩm mĩ cao.
- Coi nghệ thuật biểu đạt đóng vai trò trung tâm trong việc học tập của trẻ và là
nơi tồn tại mối quan hệ học tập tương hỗ độc đáo giữa giáo viên và trẻ em.
c. Môi trường giáo dục ở gia đình trẻ
2. Những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động tạo hình nâng cao
năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ mầm non tại địa phương
a. Thuận lợi, ưu điểm
- Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, nhiều địa phương đã bước đầu hướng dẫn
triển khai một số chuyên đề đổi mới hình thức, môi trường tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ mầm non.
- Nhiều cơ sở giáo dục mầm non đã sáng tạo trong thiết kế các phòng chức năng,
xưởng nghệ thuật, xây dựng khu vực sân vườn thành không gian nghệ thuật giàu tính
thẩm mĩ với nguyên vật liệu, học liệu phong phú…
- Phần lớn các cán bộ quản lí, giáo viên hiểu và triển khai đúng phương pháp tổ
chức hoạt động giáo dục phát triển thẩm mĩ, sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có tại địa
phương để dạy trẻ các hoạt động sáng tạo.
- Chương trình giáo dục của nhiều cơ sở giáo dục mầm non đã được phát triển, bổ
sung các nội dung giáo dục nghệ thuật chuyên sâu, chuẩn bị học liệu đa dạng, phù
hợp, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm về tạo hình
- Nhiều cơ sở giáo dục mầm non đã tổ chức tốt công tác bồi dưỡng giáo viên và
phối hợp phụ huynh.
b. Khó khăn, hạn chế
- Một số cán bộ quản lí, giáo viên chưa thực sự nghiên cứu kĩ chương trình giáo
dục mầm non để hiểu đầy đủ nội dung, tính chất của hoạt động tạo hình, nên chưa
chú trọng phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ thông qua tổ chức các hoạt động tạo
hình.
- Kiến thức kĩ năng của một số cán bộ quản lí và giáo viên về hoạt động tạo hình,
khả năng cảm thụ nghệ thuật để truyền cảm hứng, cảm thụ nghệ thuật cho trẻ còn
hạn chế dẫn đến việc hướng dẫn trẻ cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật của trẻ chưa thực
sự hiệu quả.
- Một số nơi, cán bộ quản lí, giáo viên chưa quan tâm đến việc thiết kế không
gian, môi trường nghệ thuật trong và ngoài lớp học, tạo cảm hứng và niềm vui cho
trẻ trong hoạt động tạo hình, chưa quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ khiến trẻ
6
thụ động làm theo, nhìn và nói theo cô. Chưa phát hiện được năng khiếu, năng lực cá
nhân của trẻ để trao đổi với cha mẹ trẻ cùng quan tâm, tạo điều kiện phát triển năng
khiếu của trẻ.
- Phương pháp, hình thức, địa điểm tổ chức, tiến trình hoạt động, nhận xét sản
phẩm còn dập khuôn cố định, thực hiện theo thói quen hoặc chỉ chọn nội dung sẵn có
trong chương trình. Giáo viên chưa mạnh dạn ứng dụng đổi mới hình thức tổ chức
các hoạt động tạo hình, thể loại, chất liệu, kĩ năng.
3. Việc khai thác văn hoá dân gian và các mô hình tiên tiến để lựa chọn, ứng
dụng phù hợp nhằm nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ
mầm non thông qua hoạt động tạo hình
- Hiện nay, việc khai thác văn hoá dân gian để vận dụng vào nâng cao năng lực
sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ trong các hoạt động nghệ thuật chưa thực sự rõ nét,
chưa được coi là giải pháp quan trọng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Một số tỉnh thành lớn trong cả nước đã sớm tiếp cận các phương pháp giáo dục
của các nước tiên tiến để phát triển sáng tạo nghệ thuật cho trẻ, tiêu biểu là các thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… Các phương pháp được ứng dụng hiệu quả
để phát triển lĩnh vực thẩm mĩ có thể kể đến như hướng tiếp cận Reggio Emilia,
STEAM, Montessori… Một số cơ sở giáo dục mầm non đã đạt được những kết quả
tiêu biểu trong phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ thông qua tiếp cận các phương
pháp giáo dục quốc tế. Các hoạt động theo cách tiếp cận này với nhiều hình thức
hoạt động rất đa dạng, môi trường có tính thẩm mĩ, nguyên vật liệu hết sức đa dạng.
Các hoạt động tạo hình được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng như thực hành tại
xưởng nghệ thuật của trường, cho trẻ đi thăm làng nghề và trải nghiệm thực hành sản
phẩm tại chỗ, trẻ vẽ ngoài trời, trẻ vẽ cùng các nghệ nhân, cùng các hoạ sĩ...
III. Gợi ý các hình thức nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật
cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình
1. Đổi mới hoạt động vẽ
2. Đổi mới hoạt động nặn
3. Đổi mới hoạt động trang trí
4. Đổi mới hoạt động xé, cắt dán
5. Gấp, cắt giấy Origami Nhật Bản và biểu diễn
6. Chắp ghép từ các nguyên vật liệu rời
7. Khám phá tác phẩm bằng các giác quan
8. Sáng tạo từ các vật liệu tại địa phương
IV. Các biện pháp nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ
mầm non
1. Ở nhà trường
Các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên
- Hiểu bản chất của sự sáng tạo
- Phát triển khả năng sáng tạo trong bản thân giáo viên
7