Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương trình công tác năm 2009 và giải pháp thực hiện
MIỄN PHÍ
Số trang
27
Kích thước
162.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
704

Chương trình công tác năm 2009 và giải pháp thực hiện

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Báo cáo tổng hợp

LỜI MỞ ĐẦU

Để phục vụ cho việc tích lũy thêm một số kinh nghiệm thực tế trước khi

ra trường, trong khoảng thời gian 5 tuần vừa qua, em đã được làm quen và tìm

hiểu về hoạt động của Vụ Lao động - Tiền lương ( Bộ Lao động – Thương

bình và Xã hội). Thông qua các tài liệu của Vụ, cùng với những quan sát thực

tế, điều tra cán bộ công chức trong Vụ, bằng phương pháp thống kê và phân

tích nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động của Vụ Lao động - Tiền lương. Sau

đây, em xin phép trình bày một bản báo cáo tổng hợp nhằm vẽ lên một bức

tranh toàn cảnh về hoạt động, những kết quả đạt được của Vụ Lao động - Tiền

lương. Với mong muốn báo cáo sẽ phần nào tạo cho thầy cô, các bạn đọc một

cách nhìn khái quát nhất về Vụ Lao động - Tiền lương.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn báo cáo này còn nhiều hạn chế

và thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn

đọc.

Nguyễn Văn Linh Kinh tế Lao động47 1

Báo cáo tổng hợp

Chương 1:Lịch sử hình thành và phát triển của

Vụ Lao động – Tiền lương

I/ Khái quát chung về lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Lao động –

Thương binh và xã hội

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về đổi mới cơ

chế quản lý, tinh giảm và nâng cao hiệu lực bộ máy nhà nước, ngày 16/2/1987

Hội đồng Nhà nước đã ra Quyết định số 782/HĐNN hợp nhất hai Bộ Lao

động, Bộ Thương binh và xã hội thành Bộ Lao động – Thương binh và Xã

hội. Khái quát về các giai đoạn từ khi Bộ thành lập đến nay:

- Giai đoạn 1987- 2000: Đây là giai đoạn ổn định, kiện toàn, đổi mới,

từng bước sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế phù hợp với nhiệm vụ trong

tình hình mới. Trong 14 năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã 7 lần

xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn bộ máy. Sau khi sắp xếp, Bộ có 43

đơn vị đầu mối trực thuộc bao gồm: khối quản lý nhà nước có 19 đơn vị gồm:

Tổng cục, các Cục, các Vụ, Thanh tra, Văn phòng; khối sự nghiệp trực thuộc

Bộ có 24 đơn vị. Khối sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Dạy nghề có 6 đơn vị;

khối sự nghiệp trực thuộc Cục Thương binh, Liệt sỹ và Người có công có 8

đơn vị.Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa thực hiện chức

năng quản lý nhà nước, vừa chỉ đạo hướng dẫn và trực tiếp tổ chức các đơn vị

hoạt động sự nghiệp về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; từng bước

nâng cao các hoạt động này, đồng thời từng bước chuyển dần các đơn vị sự

nghiệp phục vụ cho các đối tượng chính sách xã hội về địa phương quản lý.

- Giai đoạn 2001- 2008: Đây là giai đoạn kiện toàn tổ chức bộ máy của

Ngành, từ cấp Bộ đến các địa phương. Theo Nghị định 29/2003/NĐ-CP, Bộ

có 15 đơn vị thuộc khối quản lý nhà nước, Bộ đã đẩy mạnh việc phân cấp một

số đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ về địa phương quản lý để Bộ tập trung thực hiện

chức năng quản lý nhà nước.Theo Nghị đinh số 186/2007/NĐ-CP ngày 25

tháng 12 năm 2007, cơ cấu tổ chức của Bộ gồm: 18 đơn vị thuộc khối quản lý

Nguyễn Văn Linh Kinh tế Lao động47 2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!