Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHƯƠNG IV PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
174.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1774

CHƯƠNG IV PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHƯƠNG IV

PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI

1. Khái niệm pháp luật cứu trợ xã hội

a. Khái niệm cứu trợ xã hội

Có thể nói, cứu trợ xã hội là một hoạt động mang tính chất từ thiện, tương thân tương ái

giúp đỡ nhau của con người trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Không phải lúc nào trong cuộc

sống con người cũng gặp được những điều kiện thuận lợi, những cơ may như mong muốn mà có

những lúc họ phải đối mặt với rủi ro, bất hạnh, hiểm nguy và những bất trắc trong cuộc sống. Do

đó, con người phải nương tựa vào nhau thông qua các hình thức trợ giúp phong phú. Có thể là trợ

giúp trên cơ sở thông cảm, chia sẻ, có thể là sự trợ giúp bằng tiền hoặc hiện vật, có thể là sự phát

chẩn cứu đói, có thể thông qua các hiệp hội…

Cứu trợ xã hội là một trong nhữngững vấn đề được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan

tâm. thông qua việc ban hành hàng loạt các văn bản tạo hành lang pháp lý cho hoạt động cứu trợ

xã hội được thực hiện trên thực tế. Không giống như bảo hiểm xã hội hay ưu đãi xã hội, cứu trợ

xã hội là hoạt động mang tính rộng khắp về phạm vi và về chủ thể, do đó quan tâm đến đối tượng

của cứu trợ xã hội là một vấn đề tất yếu của nhà nước trong cácquá trình phát triển của lịch sử.

Cứu trợ xã hội là một thuật ngữ đã đượccác sách bá, tạp chí bàn đến, nhưng thuật ngữ này

vẫn chưa được ghi nhận chính thức trong hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước ta.

Có quan điểm cho rằng, cứu trợ xã hội là hoạt động mang tính chất từ thiện của nhà nước

và cộng đồng nhằm trợ giúp cho các đối tượng bị rủi ro, bất hạnh vì những lý do khác nhau

không thể tự bảo đảm cuộc sống giúp họ hoà nhập vào cộng đồng.

Cứu trợ xã hội là khái niệm dùng để chỉ mọi hình thức và biện pháp giúp đỡ của nhà nước

và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên của xã hội trong

những trường hợp bị bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo cuộc ssống tối thiểu

của bản thân và gia đình.

Có quan điểm cho rằng cứu trợ xã hội là thuật ngữ được kết hợp từ thuật ngữ “trự giúp

xã hội”. Cứu tế xã hội là sự giúp đỡ bằng tiền hoặc hiện vật có tính cấp thiết giúp đỡ cho những

thành viên trong xã hội không thể tự lo liệu cuộc sống do gặp rủi ro, bất hạnh. Cứu tế xã hội có

tính chất tức thì giúp cho thành viên xã hội thoát khỏi cảnh hiểm nghèo, có thể dẫn đén cái chết.

Trợ giúp xã hội là hoạt động chủ yếu của trợ cấp xã hội, nó vừa mang tính chất “cấp cứu”

tức thời vừa mang tính chất tượng trợ lâu dài. Trợ giúp xã hội được hiểu là sự giúp đỡ thêm bằng

tiền, điều kiện sinh hoạt để cho thành viên trong xã hội gặp hoàn cảnh khó khăn bất hạnh, rủi ro

có thể phát huy nội lực hoà nhập vào cộng đồng và xã hội.

Tóm lại, cứu trợ xã hội được hiểu là sự giúp đỡ dưới các hình thức khác nhau của nhà

nước và cộng đồng cho cácthành viên trong xã hội bị rủi ro, bất hạnh, khó khăn…giúp họ bảo

đảm và ổn định cuộc sống hoà nhập vào cộng đồng

b. Khái niệm pháp luật cứu trợ xã hội.

Pháp luật cứu trợ xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy

định các đối tượng, điều kiện, chếđộ trợ cấp cụ thể và trách nhiệmcủa nhà nước cộng đồng trong

việc góp phần đảm bảo và ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội gặp rủi ro, khó

khăn, bất hạnh

2. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật cứu trợ xã hội

Pháp luật cứu trợ xã hội có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, đối tượng tham gia quan hệ cứu trợ xã hội bao gồm nhà nước, tổ chức và cá

nhân trong và ngoài nước. Không giống như chế độ bảo hiểm xã hội, những người thamgia hỗ trợ

62

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!