Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHƯƠNG IV: CÁC KHÂU TÀI CHÍNH TRUNG GIAN pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG IV:
CÁC KHÂU TÀI CHÍNH
TRUNG GIAN
Trang 1
MỤC LỤC
Trang 2
CHƯƠNG IV:
CÁC KHÂU TÀI CHÍNH TRUNG GIAN
Mỗi khâu trong hệ tài chính gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền
tệ nhất định, là một tụ điểm của các nguồn tài chính.
Trong đó, các khâu tài chính trung gian là những định chế tài chính có chức
năng chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Nói khác đi, các khâu tài chính trung gian
được xem là chiếc cầu để kết nối giữa các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn với nhau.
Khâu tài chính trung gian có đặc trưng chung là: chưa gắn liền với nhu cầu
chi tiêu trực tiếp. Đó là tín dụng và bảo hiểm.
Trang 3
A. TÍN DỤNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG.
1. Khái niệm và sự phát triển của tín dụng.
1.1 Khái niệm về tín dụng.
Tín dụng xuất phát từ thuật ngữ Credits tức là sự tin tưởng, sự tín nhiệm.
Dựa trên sự tín nhiệm đó sẽ thực hiện các quan hệ vay mượn một lượng giá trị biểu
hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc vật chất trong một thời gian nhất định, ngay cả
những giá trị vô hình như tiếng tăm, uy tín để đảm bảo, bảo lãnh cho sự vận động
một lượng giá trị nào đó. Vì vậy, nếu ta nghiên cứu tín dụng từ góc độ kinh tế ở
tầm vi mô thì tín dụng là sự vay mượn giữa hai chủ thể kinh tế, giữa người đi vay
và người cho vay trên cơ sở thỏa thuận về thời hạn nợ,mức lãi cụ thể. Nếu chúng ta
nhìn ở góc độ kinh tế vĩ mô thì tín dụng là sự vận động vốn từ nơi thừa đến nơi
thiếu.Như vậy, tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Tín dụng được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Bên cho vay Bên đi vay
Qua sơ đồ trên ta thấy được rằng: Cho vay còn gọi là tín dụng, một bên (bên
cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi
vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường
kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay
còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ=> Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa
hai bên, một bên là người cho vay, một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên
Trang 4
Cho vay vốn
Hoàn trả vốn và lãi
ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả.
Tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập
và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá
trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.
Kết luận:
- Xét theo mặt nội dung: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng
giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau thời gian sẽ thu hồi lại được một
lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
- Xét về mặt hình thức: Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay
và người đi vay được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận, thời gian và lợi
tức.
1.2 Sự phát triển của tín dụng.
- Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hóa có quá trình ra đời, tồn tại và
phát triển cùng với sư phát triển của kinh tế hàng hóa.
- Tín dụng đã xuất hiện từ khi xã hội có phân công lao động, sản xuất và
trao đổi hàng hóa. Hình thức tín dụng đầu tiên của xã hội loài người là tín dụng cho
vay nặng lãi ra đời trong thời kỳ chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã.
- Trong điều kiện kinh tế TBCN,hình thức tín dụng nặng lãi vẫn còn tồn tại,
nhưng nó không phù hợp với phương thức sản xuất và trở thành chướng ngại của
sự phát triển. Giai cấp Tư sản tạo lập cho mình một quan hệ tín dụng mới-tín dụng
TBCN.
2. Đặc điểm và bản chất của tín dụng.
2.1 Đặc điểm.
Quan hệ tín dụng đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội.
Nhưng dù ở phương thức sản xuất nào, đối tượng vay mượn là hàng hóa hay tiền
tệ, tín dụng cũng mang những đặc điểm sau:
Trang 5
- Quyền sở hữu và quyền sử dụng nguồn tài chính không đồng nhất với
nhau.
- Quyền sở hữu thuộc người cho vay, quyền sử dụng thuộc người đi vay.
- Tín dụng là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài
sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu của
chúng.
- Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và được hoàn trả.
- Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được tăng lên nhờ
lợi tức tín dụng. Mà người cho vay được hưởng phần lợi tức đó.
2.2Bản chất của tín dụng.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau
giữa các pháp nhân và thể nhân trong xã hội trên nguyên tắc hoàn trả có thời hạn
và có lợi tức. Bản chất của tín dụng được hiểu trên 2 gốc độ khác nhau:
- Thứ nhất: Về mặt kinh tế, tín dụng là một hệ thống quan hệ kinh tế phát
sinh trong lĩnh vực phân phối và sử dụng vốn. Quan hệ kinh tế này xác lập trên cơ
sở sự tin cậy lẫn nhau giữa các chủ thể, nhờ đó một bộ phận vốn từ nơi thừa sẽ
được vận động sang nơi thiếu để thõa mãn nhu cầu kinh tế xã hội.
- Thứ hai: Về mặt tài chính, tín dụng được coi là một số vốn để vay, cho
mượn theo nguyên tắc hoàn trả, nhờ có tín dụng mà các đơn vị kinh tế, các tổ chức
cá nhân với tư cách là người thừa tiền, có điều kiện cho đồng tiền của mình được
sinh sôi nảy nở. Còn đối với người đi vay, nhờ vốn đi vay mà có thể hoàn thành
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh , hoặc đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.
Như vậy tín dụng mang lại lợi ích cho cả hai phía, khi lợi ích được điều hòa hợp
lý, thì tín dụng sẽ phát triển rất mạnh mẽ.
3.Chức năng và vai trò của tín dụng
3.1 Chức năng của tín dụng
3.1.1 Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có
hoàn trả.
Trang 6