Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHƯƠNG III. KỸ THUẬT VI GHÉP – TẠO CÂY SẠCH BỆNH ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Coâng ngheä sinh hoïc thöïc vaät Chöông 6. Kyõ thuaät vi gheùp
53
CHƯƠNG III. KỸ THUẬT VI GHÉP – TẠO CÂY SẠCH BỆNH
Đối với các cây ăn quả lâu năm, kỹ thuật ghép đang chiếm vị trí hàng đầu
trong nhân giống vì kết hợp được khả năng chống chịu của gốc cây hoang dại với
ưu điểm năng suất và phẩm chất tốt của mắt ghép. Tuy nhiên khi ghép theo kỹ
thuật truyền thống, do thời gian trồng gốc ghép kéo dài và kích thước mắt ghép
khá lớn, nên bệnh virus có thể lây truyền. Để khắc phục những đặc điểm trên, kỹ
thuật ghép đỉnh sinh trưởng (shoot apex grafting) hay gọi tắt là vi ghép
(micrografting) được nghiên cứu rất nhiều và đã đem lại một số kết quả rất khả
quan. Một số nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vi ghép để loại trừ các bệnh do virus
trên các loài cây khác nhau đã được tiến hành. Từ đó đến nay kỹ thuật vi ghép đã
được thực hiện trên nhiều loài khác nhau, nhất là trên cây thân gỗ, cây ăn quả.
1. Ghép cành trong nhân giống truyền thống
Kỹ thuật ghép hiện nay đã có nguồn gốc từ thời cổ đại. Các bằng chứng
cho thấy rằng người Trung Quốc đã biết ghép cây từ rất sớm, khoảng 1000 năm
trước công nguyên. Aristotle (384 – 322 trước công nguyên) cũng đã thảo luận
về ghép cành trong những tác phẩm của ông với sự hiểu biết khá rõ ràng. Sau đó,
suốt khoảng thời gian thống trị của đế chế La Mã, ghép cành được ứng dụng rất
phổ biến, kỹ thuật ghép được mô tả tỉ mỉ trong những cuốn sách của thời đại đó.
Vào thời kỳ Phục hưng (1350 – 1600), kỹ thuật ghép cây bắt đầu có
những đổi mới. Một lượng lớn các loài cây lạ được du nhập vào châu Âu, trồng
trong vườn nhà, để duy trì các loài cây ngoại lai này, những người làm vườn phải
sử dụng phương pháp ghép cây. Vào khoảng thế kỷ thứ 16, phương pháp ghép
chẻ được sử dụng rộng rãi ở Anh và mọi người nhận ra rằng để ghép thành công
thì các vùng tượng tầng phải khớp với nhau, nhưng họ vẫn chưa hiểu rõ bản chất
của mô ở vùng tượng tầng. Sau đó, trong cuốn The Nursery Book, xuất bản năm
1891, Liberty Hyde Bailey đã mô tả và minh hoạ những phương pháp ghép đang
được sử dụng phổ biến ở châu Âu và Mỹ lúc bấy giờ. Những phương pháp ghép
mà ngày nay chúng ta đang áp dụng chỉ khác biệt rất ít so với những phương
pháp mà Bailey đã mô tả.
1.1. Quá trình tạo thành vết ghép
Có nhiều nghiên cứu chi tiết đã được tiến hành tập trung về đề tài quá
trình hàn gắn của vết ghép, chủ yếu trên các đối tượng là cây thân gỗ. Các nghiên
cứu cho thấy rằng quá trình hàn gắn vết ghép cũng xảy ra tương tự như quá trình
hàn gắn một vết thương. Quá trình hàn gắn vết ghép thường xảy ra theo các trình
tự sự kiện như sau:
1.1.1. Các vùng tượng tầng tiếp xúc với nhau