Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu đang bị lỗi
File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.
CHƯƠNG 9 QUẢN TRI CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
CHƯƠNG 9 QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu càng cao, càng xuất hiện những sản phẩm đặc
thù và do vậy, hình thức tổ chức quản trị dự án cũng ngày phát triển. Trong xu thế đó,
quản trị chất lượng dự án lại càng cần thiết. Nó đảm bảo cung cấp cho xã hội những
sản phẩm và dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mục tiêu của
chương này là trình bày những nội dung cơ bản của quản trị chất lượng nói chung và
quản trị chất lượng gắn liền với một dự án nói riêng. Xác định ba lĩnh vực cơ bản của
quản trị chất lượng: Hoạch định chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất
lượng.
Sau khi tìm hiểu chương này, người đọc sẽ được cung cấp những kiến thức cơ
bản nhất về các vấn đề:
+ Tổng quan về chất lượng
+ Sự tương đồng giữa quản trị chất lượng và quản trị dự án
+ Các tiến trình quản lý chất lượng trong dự án: Hoạch định chất lượng, đảm bảo
chất lượng và kiểm soát chất lượng.
+ Công cụ, chi phí và kết quả của tiến trình kiểm soát chất lượng.
I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG
1. Tổng quan về quản trị chất lượng hiện đại
Các khái niệm quản trị đầu tiên được khởi xướng bởi Edwards Deming và một số
nhà quản lý Nhật Bản dựa trên cơ sở cách tiếp cận của Nhật Bản đối với Khoa học
quản lý. Sau thế chiến II, Deming và một số chuyên gia người Mỹ được mời đến Nhật
Bản để thực hiện một số công việc tư vấn và đặc biệt là phát triển một số công cụ để
cải tiến thực tiễn chất lượng tại các công ty Nhật Bản. Điều đầu tiên mà Deming và
các cộng sự người Nhật tìm ra được gọi là vòng tròn chất lượng, đã mang lại kết quả to
lớn khi áp dụng vào các công ty Nhật. Cách tiếp cận chất lượng cho phép có được ý
tưởng cải tiến chất lượng từ những người thực sự tham gia vào quá trình sản xuất.
Bước tiếp theo của Deming là xây dựng những cơ chế cho phép các thông tin này
được truyền thông một cách có hiệu quả nhất đến những người ra quyết định trong tổ
chức và làm cho tiến trình này liên tục. Điều này nhanh chóng trở thành một công cụ
mạnh hỗ trợ gia tăng năng suất hơn 10% và đóng vai trò quan trọng trong chinh phục
thị trường Hoa Kỳ của các công ty Nhật Bản. Tuy nhiên khi Deming trở về Hoa Kỳ và
tìm cách xuất bản các nghiên cứu này thì ý tưởng của ông không được hoan nghênh.
- 1 -