Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 9: Ngoại ứng và hàng hóa công cộng pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
393.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
880

Chương 9: Ngoại ứng và hàng hóa công cộng pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 9: Ngoại ứng và hàng hóa công cộng

211

Một lần nữa, chính phủ có thể điều chỉnh những khiếm khuyết của thị trường bằng việc

can thiệp vào ngoại ứng. Câu trả lời dành cho ngoại ứng tiêu dùng cũng tương tự như trong

trường hợp ngoại ứng sản xuất. Thị trường cân bằng ở sản lượng tối ưu của xã hội đối với

ngoại ứng tiêu cực được điều tiết bằng thuế và ngoại ứng tích cực được trợ cấp. Trong thực tế,

chính sách của chính phủ đánh thuế với rượu là cao nhất trong các loại, giáo dục trong các

trường công lập được trợ cấp cao nhất so với các loại khác.

Lưu ý trong những ví dụ về ngoại ứng đã chỉ ra rằng những ngoại ứng tiêu cực trong sản

xuất hoặc tiêu dùng khiến thị trường sản xuất số lượng lớn hơn so với sản lượng yêu cầu của

xã hội; ngoại ứng tích cực trong sản xuất hoặc tiêu dùng khiến thị trường sản xuất ở sản lượng

ít hơn sản lượng yêu cầu của xã hội. Để bù đáp, chính phủ có thể tác động đến ngoại ứng bằng

việc đánh thuế hàng hóa có ngoại ứng tiêu cực và trợ cấp vào hàng hóa có ngoại ứng tích cực.

GIẢI QUYẾT CÁ NHÂN VỀ NGOẠI ỨNG

Chúng ta đã tranh luận tại sao ngoại ứng khiến thị trường phân bổ nguồn lực không hiệu quả,

nhưng mà theo thời gian tính không hiệu quả có thể được khắc phục. Trong thực tế, cả lĩnh

vực tư nhân và các chính sách công lại giải quyết ngoại ứng theo các hướng khác nhau. Toàn

bộ việc khắc phục này nhằm mục đích phân bổ nguồn lực ở mức tối ưu của xã hội. Chúng ta

hãy xem cách giải quyết của cá nhân trong lĩnh vực này.

Các hình thức giải quyết cá nhân

Tuy ngoại ứng là nguyên nhân làm cho thị trường không hiệu quả, sự tác động của chính phủ

không phải bao giờ cũng là cần thiết để giải quyết vấn đề. Trong một vài trường hợp, dân cư

có thể có cách giải quyết tốt hơn về vấn đề ngoại ứng.

Đôi khi, vấn đề ngoại ứng có thể được giải quyết theo đạo lý và sự ủng hộ của xã hội. Hãy

xem xét tại sao ở một số quốc gia, Singapore chẳng hạn, hầu hết mọi người đều không xả rác

bừa bãi. Hầu như mọi người không xã rác vì nhận thức rằng đó là những hành động sai, mặc

dù có những qui định chống hành vi xã rác bừa bãi.

Ngoài ra, giải pháp tư nhân đối với ngoại ứng là tính nhân đạo, nhiều khi người ta thiết lập

một sự thỏa thuận về ngoại ứng. Chẳng hạn, câu lạc bộ Sierra, là một tổ chức phi lợi nhuận

với mục tiêu của họ là bảo vệ môi trường được tài trợ từ các tổ chức tư nhân. Các trường giáo

dục và đại học cũng nhận được tài trợ từ cựu sinh viên và cộng đồng kinh doanh. Trong

trường hợp này, sự hợp tác và tài trợ vì giáo dục là ngoại ứng tích cực cho xã hội.

Thị trường tư nhân có thể giải quyết vấn đề ngoại ứng theo mối quan tâm cá nhân. Đôi lúc,

các giải pháp là một kiểu kết hợp khác trong kinh doanh. Chẳng hạn, hãy xem việc trồng táo

và nuôi ong ở mỗi địa điểm khác nhau. Mỗi hoạt động kinh doanh tạo ra ngoại ứng tích cực

khác nhau. Bằng việc thụ phấn hoa trên cây, những con ong đã giúp vườn táo tạo ra táo. Đồng

thời, ong sử dụng mật hoa thu được từ cây táo để sản xuất mật ong. Tuy nhiên, những người

trồng táo quyết định trồng bao nhiêu cây và người nuôi ong quyết định số lượng ong bao

nhiêu đều không chú ý đến ngoại ứng tích cực. Kết quả, người trồng táo thì trồng quá ít cây và

người nuôi ong lại nuôi quá ít ong. Bằng cách xem xét ngoại ứng, số lượng ong và cây táo

được xem xét để đem lại lợi ích xã hội tối ưu.

Một giải pháp khác cho thị trường tư nhân trong việc giải quyết ngoại ứng là các bên liên

quan ký kết hợp đồng. Trong ví dụ đã nêu ở trên, hợp đồng giữa người trồng táo và nuôi ong

có thể là quá ít cây và quá ít ong. Hợp đồng có thể ghi rõ số lượng cây và số lượng ong, mỗi

bên có thể trả khoản tiền cho bên tham gia. Bằng cách sắp xếp thỏa thuận giữa người nuôi ong

và người trồng táo, ngoại ứng này đảm bảo tốt hơn cho cả hai bên tham gia.

Định lý Coase

Để nghiên cứu cách thức hiệu quả trong giải pháp cá nhân về ngoại ứng. Một kết quả nghiên

cứu rất nổi tiếng, đó là định lý Coase, do nhà kinh tế Ronald Coase. Kết quả nghiên cứu cho

biết giải pháp sẽ hữu hiệu trong một số trường hợp. Giả định rằng Nam có con chó đốm. Đốm

Chương 9: Ngoại ứng và hàng hóa công cộng

212

sủa và quấy rầy Bắc, là người láng giềng của Nam. Nam kiếm được lợi nhuận từ việc sở hữu

con chó, nhưng mà con chó lại gây ra ngoại ứng tiêu cực cho Bắc. Trong trường hợp này,

Nam muốn giữ con chó lại, trong khi đó Bắc mất ngủ thì tiếng chó sủa của Đốm.

Trước tiên, chúng ta cần phải xem xét tác động nào là có hiệu quả xã hội. Các nhà hoạch

định phải xem xét hai sự lựa chọn, so sánh giữa lợi nhuận mà Nam kiếm được nhờ sở hữu con

chó và chi phí phải chịu đựng vì tiếng chó sủa. Nếu lợi nhuận vượt quá chi phí thì nó có hiệu

quả đối với Nam giữ lại chó và đối với Bắc chịu đựng với tiếng sủa. Nếu chi phí vượt lợi

nhuận đối với Nam (giữ lại chó) và đối với Bắc (chịu đựng với tiếng sủa), thì việc giữ chó

đốm không có hiệu quả xã hội.

Theo định lý Coase, thị trường tư nhân bản thân nó tác động có hiệu quả. Điều này nghĩa

như thế nào? Đơn giản, Bắc có thể đề nghị trả cho Nam một khoản tiền để tống khứ chó đi.

Nam chấp nhận thỏa thuận nếu số tiền mà Bắc cung cấp lớn hơn lợi ích của việc giữ lại chó.

Bằng sự thương lượng về giá, Nam và Bắc có thể có tác động hiệu quả. Chẳng hạn, giả định

rằng Nam thu được 500 nghìn đồng lợi ích từ việc giữ Đốm và Bắc chịu 800 nghìn đồng chi

phí từ tiếng Đốm sủa. Trong trường hợp này, Bắc có thể đưa Nam 600 nghìn đồng để tống

khứ chó đi và Nam vui vẻ chấp nhận. Cả hai bên đều tốt hơn so với trước và hiệu quả đầu ra là

vừa phải.

Một khả năng khác trong cách giải quyết đó là: Bắc không muốn được trả bất cứ giá nào

mà Nam chấp nhận. Chẳng hạn, giả định rằng Nam thu được 1 triệu đồng lợi ích và Bắc phải

chi phí 800 nghìn đồng do tiếng sủa. Trong trường hợp này, Nam có khuynh hướng muốn trả

thấp hơn 1 triệu đồng, còn Bắc muốn được trả giá trên 800 nghìn đồng. Bởi vậy, Nam giữ chó

lại. Mặc dù vậy, dựa vào chi phí và lợi ích, sự tác động này là có hiệu quả.

Hơn nữa, chúng ta giả định rằng theo luật, Nam có thể giữ chó với tiếng sủa này. Nói cách

khác, Nam có thể giữ chó trừ khi Bắc trả một khoản tiền đủ thuyết phục. Mặt khác, kết quả

giải quyết sẽ khác đi nếu như Bắc có quyền hợp pháp để buộc Nam phải giữ yên tĩnh.

Theo định lý Coase, quyền chi phối không phải là vấn đề với khả năng của thị trường về

mức tác động có hiệu quả ban đầu. Chẳng hạn như Bắc có thể bắt buộc một cách hợp pháp đối

với Nam để tống khứ chó đi. Mặc dù có quyền đối với Bắc, thì chắc chắn cũng không thay đổi

kết quả. Trong trường hợp này, Nam có thể đề nghị Bắc cho phép được giữ chó lại. Nếu lợi

ích giữ chó đối với Nam vượt quá chi phí chó sủa đối với Bắc, khi đó Nam and Bắc đi vào

thương lượng để Nam giữ chó lại.

Dẫu cho Nam và Bắc có thể tác động có hiệu quả bất chấp quyền chi phối ban đầu như

thế nào, quyền chi phối là không thích hợp. Điều quan trọng không phải là quyền chi phối, mà

là lợi ích kinh tế. Liệu Nam có quyền để chó sủa hoặc Bắc có quyền thương lượng yên lặng để

xác định ai phải trả trong thương lượng cuối cùng. Cũng như trong các trường hợp khác, cả

hai bên đều có lợi trong việc giải quyết đối với vấn đề ngoại ứng.

Tóm lại: Định lý Coase chỉ ra rằng lĩnh vực tư nhân giải quyết vấn đề ngoại ứng giữa bản

thân họ với nhau. Với bất kỳ quyền chi phối như thế nào, thì các bên liên quan có thể thương

lượng ở mức tốt hơn cho mỗi bên và kết quả cuối cùng là hiệu quả.

Tại sao giải pháp tư nhân không khả thi

Định lý Coase lập luận dường như hợp lý. Tuy nhiên, khu vực tư nhân, chính bản thân họ đề

nghị giải quyết vấn đề ngoại ứng. Định lý Coase xuất hiện chỉ khi các bên liên quan không có

vấn đề trong việc thương lượng. Tóm lại, lợi ích không phải lúc nào cũng đạt được, thậm chí

khi thỏa thuận có lợi cho cả hai.

Đôi khi, các bên liên quan thất bại trong việc giải quyết các vấn đề ngoại ứng là do chi phí

chuyển nhượng, chi phí mà các bên phải gánh chịu để xúc tiến sự thỏa thuận. Trong ví dụ của

chúng ta, hãy thử tưởng tượng Bắc và Nam nói bằng những ngôn ngữ khác nhau. Để thương

lượng, họ cần có người phiên dịch. Nếu lợi ích của việc giải quyết vấn đề tiếng chó sủa là thấp

hơn chi phí của việc phiên dịch, Nam và Bắc sẽ không thuê người phiên dịch. Một ví dụ thực

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!