Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 8: Thanh ghi pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Baøi giaûng Vi maïch
CHƯƠNG 8
THANH GHI
8.1 GIỚI THIỆU
Ở phần trước ta đã được biết đến các loại FF. Chúng đều có thể lưu trữ (nhớ 1
bit) và chỉ khi có xung đồng bộ thì bit đó mới truyền tới ngõ ra (đảo hay không
đảo). Bây giờ nếu ta mắc nhiều FF nối tiếp lại với nhau thì sẽ nhớ được nhiều bit.
Các ngõ ra sẽ phần hoạt động theo xung nhịp ck. Có thể lấy ngõ ra ở từng tầng FF
(gọi là các ngõ ra song song) hay ở tầng cuối (ngõ ra nối tiếp). Như vậy mạch có thể
ghi lại dữ liệu (nhớ) và dịch chuyển nó (truyền) nên mạch được gọi là ghi dịch.
8.2 CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG
8.2.1 Cấu tạo
Ghi dịch có thể được xây dựng từ các FF khác nhau và cách mắc cũng khác
nhau nhưng thường dùng FF D, chúng được tích hợp sẵn trong 1 IC gồm nhiều FF
(tạo nên ghi dịch n bit). Hãy xem cấu tạo của 1 ghi dịch cơ bản 4 bit dùng FF D.
Hình 8.1 Ghi dịch 4 bit cơ bản
8.2.2 Hoạt động
Thanh ghi, trước hết được xoá (áp xung CLEAR) để đặt các ngõ ra về 0. Dữ
liệu cần dịch chuyển được đưa vào ngõ D của tầng FF đầu tiên (FF0). Ở mỗi xung
kích lên của đồng hồ ck, sẽ có 1 bit được dịch chuyển từ trái sang phải, nối tiếp từ
tầng này qua tầng khác và đưa ra ở ngõ Q của tầng sau cùng (FF3). Giả sử dữ liệu
đưa vào là 1001, sau 4 xung ck thì ta lấy ra bit LSB, sau 7 xung ck ta lấy ra bit
MSB.
Chöông 8: Thanh ghi 108