Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 7. Nhom Da Tram Tich Sinh Hoa.ppt
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
923

Chương 7. Nhom Da Tram Tich Sinh Hoa.ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐÁ TRẦM TÍCH SINH HÓA

Đá trầm tích sinh hóa bao gồm các loại đá

được thành tạo từ dung dịch thật, dung dịch

keo với sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của

sinh vật; các loại đá được gắn kết trực tiếp từ

xương vỏ của động vật, thân lá rễ của thực vật.

Trong tự nhiên phổ biến các trầm tích nhôm,

sắt, mangan, phospho, silic, carbonat, muối,

than;

Các trầm tích này có ý nghĩa hết sức quan

trọng bởi bản thân chúng đều là các khoáng

sản có giá trị và chúng có chứa nhiều khoáng

sản.

Trầm tích nhôm (alit)

Loại trầm tích chứa chủ yếu các khoáng vật

oxyt, hydroxit của nhôm, sắt, silic;

 Alit là đá trầm tích giàu các khoáng vật oxyt,

hydroxit nhôm, hiện nay người ta thường gọi

là bauxit;

Bauxit là thuật ngữ do nhà hóa học người

Pháp Bectiê (Berthier, 1921) gọi tên một loại

đá màu nâu đỏ trong trầm tích Mesozoi ở

vùng Bô (Baux);

• Bauxit là một loại đá trầm tích, một loại

quặng nhôm;

• Có nguồn gốc phong hoá và trầm tích.

Laterit nhôm (bauxit laterit) phong hoá

Đặc điểm chung

Laterit là loại tàn tích (eluvi), đó là sản phẩm

phong hóa tại chỗ các đá giàu khoáng vật

alumosilicat;

Laterit được đặc trưng là thường có màu

nâu, đỏ, vàng,xám đen, loang lổ;

Cấu tạo kết hạch, hạt đậu, độ hổng cao, có

khi còn tàn dư cấu tạo của đá gốc;

Ở dưới sâu dẻo; ra ngoài không khí sau một

thời gian rất chắc, độ cứng có thể tới 5- 6.

Thành phần gồm các khoáng vật chứa

nhôm, khoáng vật sắt, titan, sét (kaolinit,

hydromica), thạch anh và các khoáng vật

tàn dư của đá gốc.

Đá không có cấu tạo phân lớp, không

chứa tàn tích sinh vật.

Thành phần hóa học của đá cũng có thể

khác nhau và biến đổi tùy theo mức độ

phong hóa.

Các oxit SiO2, Al2O3 và Fe2O3 chiếm khối

lượng chính.

Phân loại laterit dựa vào hàm lượng Al2O3,

Fe2O3 và SiO2.

Nguồn gốc và điều kiện thành tạo

Để tạo vỏ phong hóa laterit phải có điều kiện:

a. Khí hậu: Khí hậu thích hợp nhất để quá

trình laterit hóa phát triển phải là khí hậu

nhiệt đới hay cận nhiệt đới ẩm, có mùa mưa

và mùa khô xen kẽ, tạo điều kiện cho quá

trình phong hóa hóa học và vật lý phát triển

mạnh mẽ.

b. Đá gốc phải là đá giàu khoáng vật

alumosilicat đồng thời đá phải có nhiều lỗ

hổng, khe nứt (bazan, andesit).

c. Địa hình phải là vùng đồi núi, địa hình

khoảng không phân cắt mà cũng không

quá bằng phẳng.

d. Thời gian phải lâu dài và không thay đổi

cần thiết cho các tác dụng phong hóa xảy

ra triệt để.

Trên lãnh thổ VN, bauxit nguồn gốc phong

hoá phân bố rất rộng rãi trong khu vực

Tây Nguyên thuộc các tỉnh Lâm Đồng,

Buôn Mê Thuật, Gia Lai, Kon Tum và các

tỉnh lân cận.

Đá mẹ là bazan tuổi KZ.

Chất lượng tốt, đã điều tra, đánh giá; Tài

nguyên đến trên dưới 10 tỷ tấn quặng

nhôm, hàm lượng Al2 O3 trên 45%. Hiện

nay đang khai thác và sản xuất thử alumin

ở Tân Rai.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!