Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 5-kinh te nong nghiep-khoa hoc cong nghe pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
30
Kích thước
214.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1485

Chương 5-kinh te nong nghiep-khoa hoc cong nghe pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 5

TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG

NGHIỆP

5.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM

5.1.1. Những khái niệm

Lịch sử xã hội loài người đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau từ

thời kỳ mông muội, thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng... cho đến thời kỳ của cuộc cách

mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại ngày nay. Để đạt được những "nấc thang" tiến bộ

trong quá trình phát triển như trên, con người từ chỗ lệ thuộc vào tự nhiên, đến chỗ

vươn lên nhận thức qui luật khách quan của tự nhiên, tiến tới chinh phục tự nhiên đáp

ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của mình. Như vậy, khoa học theo nghĩa chung

nhất là hệ thống những kiến thức, hiểu biết của con người về qui luật vận động và phát

triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Công nghệ theo nghĩa chung nhất là

tập hợp những hiểu biết về các phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự

nhiên, phục vụ các nhu cầu con người. Ngày nay thuật ngữ "công nghệ" được sử dụng

rất phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Ví dụ: Công nghệ hoá dầu, công

nghệ đóng tàu, công nghệ chăn nuôi, công nghệ gen, công nghệ sinh học... Như vậy,

khái niệm "công nghệ" cũng là tập hợp những hiểu biết của con người, nhưng không

phải là những hiểu biết hay nhận thức sự vật khách quan nói chung, mà là những hiểu

biết đã được chuyển hoá thành phương thức và phương pháp sản xuất, những hiểu biết

đã được "vật chất hoá" trong công cụ lao động, đối tượng lao động, trong qui trình

công nghệ hoặc kết tinh lại thành kỹ năng, kỹ xảo hay cách thức kết hợp các yếu tố

đầu vào sao cho có hiệu quả nhất của người lao động trong hoạt động sản xuất.

Cũng có sự phân biệt giữa hai khái niệm kỹ thuật và công nghệ. Kỹ thuật

thường được hiểu là một tập hợp các máy móc, thiết bị cũng như hệ thống các phương

tiện được dùng để sản xuất hay phục vụ các nhu cầu khác của xã hội. Như vậy khi nói

đến kỹ thuật người ta thường nghĩ ngay đến yếu tố quan trọng nhất là máy móc thiết

bị, tức là các công cụ lao động. Tuỳ theo việc công cụ lao động được sử dụng là thủ

công hay cơ khí mà người ta gọi đó là nền sản xuất có kỹ thuật thủ công hay kỹ thuật

cơ giới. Giữa kỹ thuật và công nghệ có mối liên quan mật thiết với nhau. Sáng tạo ra

một công nghệ mới thường kéo theo sự đổi mới kỹ thuật, đòi hỏi những phương tiện

kỹ thuật mới để thực hiện nó. Ngược lại, sự đổi mới kỹ thuật thường được tạo ra bởi

những công nghệ mới và đến lượt nó kỹ thuật mới thúc đẩy việc hoàn thiện hơn và

khẳng định công nghệ mới.

- Xét từ góc độ nghiên cứu công nghệ nhằm phục vụ việc quản lý hoạt động

chuyển giao công nghệ và thúc đẩy toàn diện các hoạt động công nghệ, người ta phân

biệt hai phần khác nhau là “phần cứng” và “phần mềm” của công nghệ như sau:

+ Phần cứng của công nghệ hay phần kỹ thuật của công nghệ bao gồm những

máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên nhiên vật liệu... Phần này còn gọi là những yếu tố

vật chất hay phương tiện vật chất của công nghệ. Những phương tiện vật chất này có

trình độ kỹ thuật càng hiện đại thì trình độ kỹ thuật của công nghệ sản xuất càng cao.

+ Phần mềm của công nghệ. Phần này gồm ba bộ phận cấu thành:

Một là, yếu tố con người trong đó có kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo,

truyền thống, đạo đức kinh doanh, năng lực quản lý.... Với trình độ công nghệ cao thì

đòi hỏi phải có những con người có năng lực và trình độ tương ứng để vận hành và sử

dụng các phương tiện kỹ thuật hiện có.

Hai là, các tài liệu công nghệ gồm các thiết kế, các định mức, các chỉ tiêu kinh

tế - kỹ thuật, các hướng dẫn nghiệp vụ hay kỹ thuật vận hành, các bí quyết... Phần này

còn gọi là phần thông tin của công nghệ chứa đựng những vấn đề đã được tồn trữ và tư

liệu hoá.

Ba là, yếu tố thể chế hay phần tổ chức của công nghệ bao gồm việc xây dựng,

hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch và tổ chức động viên, thúc đẩy, kiểm soát

hoạt động, xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích...

Sau khi thống nhất cách hiểu khái niệm khoa học và công nghệ như đã trình bày

ở trên, phân tích lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ, ta thấy có một số điểm

quan trọng đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, khoa học và công nghệ có mối quan hệ tác động qua lại biện chứng

và trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật và công nghệ gắn kết chặt chẽ với nhau.

Thứ hai, các yếu tố hợp thành của công nghệ gồm: Vật chất - kỹ thuật, con

người, thông tin và yếu tố thể chế, như đã trình bày ở trên có mối quan hệ biện chứng,

tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện những tiến bộ khoa học - công

nghệ. Đối với một công nghệ bất kỳ thì phần kỹ thuật là phần cốt lõi. Tuy nhiên, kỹ

thuật tự bản thân nó không hoạt động được. Vì vậy cùng với việc nâng cao trình độ

của phần kỹ thuật, cần phải thay đổi tương ứng trình độ của phần thông tin và phần

con người. Nếu đội ngũ nhân lực được cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ thuật cần thiết, tổ

chức tốt sẽ làm cho phần kỹ thuật có khả năng sử dụng cao và có hiệu quả hơn. Phần

thể chế là yếu tố điều hoà, phối hợp các yếu tố còn lại làm cho một tiến bộ khoa học

công nghệ có thể được khẳng định trên thực tế hoạt động sản xuất.

Thứ ba, đối với mỗi tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực sản xuất của

bất kỳ ngành kinh tế nào cũng đều có quá trình phát sinh, phát triển, lạc hậu và cuối

cùng bị thay thế bằng một tiến bộ khoa học - công nghệ mới hơn. Người ta nói tiến bộ

khoa học - công nghệ có vòng đời của nó.

Thứ tư, việc triển khai một tiến bộ khoa học - công nghệ mới trong nền kinh tế

nói chung và trong nông nghiệp nông thôn nói riêng, bao giờ cũng tạo nên những tác

động nhất định lên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy việc hoạch định và

thực thi những chính sách hạn chế tác động tiêu cực có ý nghĩa rất to lớn.

5.1.2. Đặc điểm tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

a. Các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp phải dựa vào những tiến

bộ về sinh vật học và sinh thái học, lấy công nghệ sinh học và sinh thái học làm trung

tâm. Các tiến bộ khoa học công nghệ khác như thuỷ lợi hoá, cơ giới hóa, điện khí hoá,

hoá học hoá, cải tạo đất v.v... phải đáp ứng yêu cầu của tiến bộ khoa học - công nghệ

sinh học và sinh thái học.

Mối quan hệ sinh vật, sinh thái trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi các tiến bộ

khoa học - công nghệ khác hướng sự phát triển của mình vào việc cải tiến bản thân

sinh vật (các cây trồng vật nuôi) và cải tiến môi trường sống của sinh vật. Việc nghiên

cứu để tạo ra giống mới trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời lại đòi hỏi việc nghiên

cứu để tạo ra một loạt các yếu tố đồng bộ khác. Cứ như vậy, tiến bộ khoa học công

nghệ trong nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với tính khan

hiếm của các yếu tố nguồn lực. Như vậy, những công nghệ mới trong trồng trọt và

chăn nuôi không những phải nhằm hướng nâng cao sức sống bên trong của cây trồng,

vật nuôi, sử dụng với hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên đất đai sinh thái hiện có, mà

còn phải góp phần giữ gìn, tái tạo các nguồn tài nguyên đó để đảm bảo sự phát triển

nông nghiệp bền vững trong tương lai.

b. Việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông

nghiệp mang tính vùng, tính địa phương cao

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!