Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 5. KẾ TOÁN CÁC NGUỒN KINH PHÍ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 5. Kế toán các nguồn kinh phí
Chương 5. KẾ TOÁN CÁC NGUỒN KINH PHÍ
Mục tiêu chung:
• Giúp cho người học nhận thức đối tượng kế toán là các loại kinh phí như
nguồn vốn kinh doanh, kinh phí hoạt động sự nghiệp, kinh phí dự án, kinh
phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, quĩ
cơ quan, kinh phí đã hình thành TSCĐ và các khoản chênh lệch thu chi chưa
xử lý, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các
đơn vị hành chính sự nghiệp.
• Trang bị cho người học phương pháp kế toán các nguồn kinh phí trong các
đơn vị hành chính sự nghiệp.
5.1. NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ
TOÁN NGUỒN KINH PHÍ
5.1.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Nguồn kinh phí và vốn của các đơn vị hành chính sự nghiệp là nguồn tài chính mà
các đơn vị được quyền sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị,
chuyên môn có tính chất HCSN hoặc có tính chất kinh doanh của mình. Như vậy, trong
các đơn vị HCSN tất cả các loại kinh phí ngoài vốn đều được tiếp nhận theo nguyên tắc
không bồi hoàn trực tiếp.
Nguồn kinh phí và vốn của đơn vị HCSN thường gồm có:
- Nguồn vốn kinh doanh
- Chênh lệch tỷ giá
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý
- Quỹ cơ quan
- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
- Nguồn kinh phí hoạt động
- Nguồn kinh phí dự án
- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Kinh phí các loại trong các đơn vị HCSN thường được hình thành các nguồn chủ
yếu sau:
-Ngân sách nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên cấp theo dự toán được phê
duyệt (gọi tắt là Nguồn kinh phí Nhà nước)
-Các khoản đóng góp hội phí, đóng góp của các hội viên, thành viên.
-Thu sự nghiệp được sử dụng theo quy định và bổ sung từ kết quả của các hoạt
động có thu theo chế độ tài chính hiện hành.
-Điều chuyển bổ sung từ các quỹ dự trữ tài chính nội bộ.
-Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
-Vay nợ của Chính phủ
-Các khoản kết dư Ngân sách năm trước.
Nguồn kinh phí hoạt động là nguồn kinh phí nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt
động theo chức năng của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.
Kinh phí hoạt động được hình thành từ:
137
Chương 5. Kế toán các nguồn kinh phí
-Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm
-Các khoản thu hội phí và các khoản đóng góp hội viên
-Các khoản biếu tăng, viện trợ, tài trợ trong và ngoài nước, bổ sung tại đơn vị theo
quy định của chế độ tài chính và bổ sung từ các khoản thu tại đơn vị được phép giữ lại
để chi và một phần do Ngân sách hỗ trợ (Đối với các đơn vị được phép thực hiện cơ
chế gán thu bù chi), kết dư Ngân sách năm trước.
Để đảm bảo hạch toán chính xác, đầy đủ nguồn kinh phí, kế toán cần quán triệt các
nguyên tắc sau:
-Đơn vị phải hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại kinh phí, từng loại vốn, từng
loại quỹ, theo mục đích sử dụng và theo nguồn hình thành vốn, kinh phí.
-Việc kết chuyển từ nguồn kinh phí này sang nguồn kinh phí khác phải chấp hành
theo đúng chế độ và làm các thủ tục cần thiết. Không được kết chuyển một cách tùy
tiện.
-Đối với các khoản thu tại đơn vị được phép bổ sung nguồn kinh phí, khi phát sinh
hạch toán vào tài khoản các khoản thu (Loại tài khoản 5), sau đã được kết chuyển sang
tài khoản nguồn kinh phí liên quan theo quy định hoặc theo phê duyệt của cấp có thẩm
quyền.
-Kinh phí phải được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung dự toán phê duyệt,
đúng tiêu chuẩn và đúng định mức của nhà nước. Cuối niên độ kế toán kinh phí không
sử dụng hết phải hoàn trả Ngân sách hoặc cấp trên, đơn vị chỉ được kết chuyển sang
năm khi được phép của cơ quan tài chính.
-Cuối mỗi kỳ kế toán, đơn vị phải làm thủ tục đối chiếu, thanh quyết toán tình hình
tiếp nhận và sử dụng theo từng loại kinh phí với cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản,
cơ quan chủ trì thực hiện các chương trình, dự án theo đúng quy định của chế độ hiện
hành.
5.1.2. Nhiệm vụ kế toán nguồn kinh phí
-Phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ và rõ ràng số hiện có, tình hình biến động
của từng nguồn kinh phí của đơn vị.
-Giám đốc chặt chẽ kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị.
Đảm bảo cho việc sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, hợp lý và có hiệu quả.
-Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị nhằm phát
huy hiệu quả của từng nguồn kinh phí.
5.2. KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
5.2.1. Một số qui định chung
1. TK 461 được sử dụng để hạch toán các nguồn kinh phí hoạt động được hình
thành từ:
- NSNN cấp hàng năm
- Các khoản thu hồi phí và các khoản đóng góp của các hội viên
- Bổ sung từ các khoản thu phí và lệ phí, thu sự nghiệp và các khoản thu khác tại
đơn vị theo qui định của chế độ tài chính
- Bổ sung từ chênh lệch thu chi (lợi nhuận sau thuế) từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh
- Bổ sung từ các khoản khác theo chế độ tài chính.
- Tiếp nhận các khoản viện trợ phi dự án
138
Chương 5. Kế toán các nguồn kinh phí
- Các khoản được biếu tặng, tài trợ của các đơn vị cá nhân trong và ngoài đơn vị
2. Đơn vị không được ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động trong các trường hợp sau:
- Các khoản thu phí, lệ phí đã thu phải nộp NSNN để lại chi nhưng đơn vị chưa có
chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo qui định của chế độ tài chính
- Các khoản tiền hàng viện trợ phi dự án đã nhận nhưng đơn vị chưa có chứng từ
ghi thu, ghi chi ngân sách theo qui định của chế độ tài chính
3. Đơn vị không được quyết toán ngân sách các khoản chi từ các khoản tiền, hàng
viện trợ và các khoản phí, lệ phí phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng chưa có
chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách.
4. Đơn vị chỉ được ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động các khoản tiền, hàng viện
trợ phi dự án và các khoản phí, lệ phí phải nộp ngân sách được để lại chi khi đã có
chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo qui định chế độ tài chính.
5. Kinh phí hoạt động phải được sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định
mức của nhà nước và phong phạm vi dự toán đã được duyệt phù hợp với chế độ tài
chính.
6. Phải mở sổ theo dõi chi tiết theo C, L, K, N, TN, M, TM của danh mục NSNN
5.2.2. Tài khoản 461 –Nguồn kinh phí hoạt động
Để theo dõi tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí hoạt động
của đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 461 –Nguồn kinh phí hoạt
động và tài khoản 008 – Dự toán chi hoạt động
Tài khoản 461 có nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ:
- Kết chuyển số chi hoạt động đã được phê duyệt quyết toán với nguồn kinh phí
hoạt động
- Số kinh phí hoạt động nộp lại ngân sách Nhà nước
- Kết chuyển số kinh phí hoạt động đã cấp trong kỳ cho các đơn vị cấp dưới (đơn
vị cấp trên ghi)
- Kết chuyển số kinh phí hoạt động thường xuyên cÒn lại (Phần kinh phí thường
xuyên tiết kiệm được) sang TK 421 – Chênh lệch thu chi chưa xử lý
- Các khoản được phép ghi giảm nguồn kinh phí hoạt động
Bên Có:
- Số kinh phí hoạt động thực nhận của Ngân sách, của cấp trên
- Kết chuyển số kinh phí đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí hoạt động
- Số kinh phí nhận được do các Hội viên nộp hội phí và đóng góp, do được viện
trợ phi dự án, tài trợ, do bổ sung từ các khoản thu phí, lệ phí, từ các khoản thu sự
nghiệp, hoặc từ chênh lệch thu chi chưa xử lý (từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động sản
xuất kinh doanh, từ các khoản thu khác phát sinh từ đơn vị).
Số dư bên Có:
- Số kinh phí được cấp trước cho năm sau (nếu có)
- Nguồn kinh phí hoạt động hiện còn hoặc đã chi nhưng chưa được quyết toán.
TK 461 được chi tiết thành 3 tài khoản chi tiết cấp 2 và mỗi tài khoản cấp 2 được
chi tiết thành 2 tài khoản cấp 3 như sau:
TK 4611 – Năm trước: Phản ánh nguồn kinh phí hoạt động được cấp thuộc năm
trước đã sử dụng đang chờ duyệt trong năm nay, trong đã:
139