Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHƯƠNG 5 BÊ TÔNG DÙNG CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG 5 BÊ TÔNG DÙNG CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ
5.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
5.1.1. Khái niệm:
Bê tông dùng CKD vô cơ là những loại vật liệu đá nhân tạo
không nung, thành phần bao gồm CKD vô cơ, dung môi
(nước), cốt liệu (cát, sỏi hay đá dăm) và phụ gia, được nhào
trộn theo một tỷ lệ nhất định, rắn chắc lại mà thành.
Hình 1.1. Bêtông và thành phần vật liệu: ximăng, cát, đá,
nước.
− Hỗn hợp nguyên liệu mới nhào trộn xong gọi là hỗn hợp bê
tông hay bê tông tươi.
− Ưu điểm của bê tông:
+ Cường độ tương đối cao.
+ Có thể chế tạo được những loại bê tông đáp ứng cấu
kiện có cường độ, hình dạng và yêu cầu tính chất khác
nhau.
+ Giá thành rẻ, bền vững với điều kiện thời tiết.
48
+ Có khả năng làm việc đồng thời với vật liệu thép.
− Nhược điểm:
+ Khối lượng thể tích lớn.
+ Cách âm, cách nhiệt kém, không chịu được nhiệt độ cao.
+ Khả năng chống ăn mòn yếu.
5.1.2. Phân loại:
− Theo CKD sử dụng:
+ Bê tông xi măng: chất kết dính là xi măng.
+ Bê tông Silicat: chất kết dính là vôi.
+ Bê tông thạch cao ….
− Theo dạng cốt liệu sử dụng:
+ Bê tông cốt liệu đặc.
+ Bê tông cốt liệu rỗng.
+ Bê tông cốt liệu đặc biệt: chống axit, chống phóng xạ,
chịu nhiệt.
− Theo khối lượng thể tích:
+ Bê tông đặc biệt nặng: ρ> 2500kg/m3
.
+ Bê tông nặng: ρ= 2500÷1800kg/m3
.
+ Bê tông nhẹ: ρ= 1800÷500kg/m3
.
+ Bê tông đặc biệt nhẹ: ρ< 500kg/m3
.
49
− Theo công dụng:
+ Bê tông chịu nhiệt.
+ Bê tông thường chịu lực.
+ Bê tông thuỷ công,...
− Theo cường độ (mẫu trụ D=15, H=30cm, tuổi 28ngày):
+ Bêtông thường, cường độ từ 15-60Mpa.
+ Bêtông cường độ cao, cường độ nén 60-100MPa.
5.2. VẬT LIỆU CHẾ TẠO BÊ TÔNG XI MĂNG
5.2.1. Xi măng:
Hình 1.1. Ximăng Poóclăng.
2. Vai trò:
− Cùng với nước tạo thành hồ dẻo bao bọc các hạt cốt liệu
thành lớp bôi trơn, tạo ra độ dẻo ban đầu cho hỗn hợp bê
tông mới trộn.
− Nhét đầy khoảng trống còn lại giữa các hạt cốt liệu để tạo
độ đặc cho bê tông.
50
− Khi rắn chắc liệu liên kết các hạt cốt lại tạo khối đồng nhất
có cường độ.
− Xi măng đóng vai trò chính trong các hiện tượng biến dạng
và xâm thực đối với bê tông, quy định giá thành bê tông.
3. Yêu cầu kỹ thuật của xi măng: phù hợp theo TCVN
2682-99
− Chủng loại: có thể dùng tất cả các loại xi măng pooclăng và
các dạng đặc biệt của nó. Tuy nhiên, loại xi măng dùng
phải phù hợp với môi trường của công trình sử dụng: môi
trường ăn mòn, xâm thực,…
− Mác xi măng: Việc lựa chọn mác xi măng là đặc biệt quan
trọng, nó vừa đảm bảo đạt mác bê tông thiết kế, vừa đảm
bảo yêu cầu kinh tế.
+ Không nên dùng xi măng mác thấp chế tạo bê tông mác
cao → dùng nhiều xi măng → giá thành tăng.
+ Không dùng xi măng mác cao để chế tạo xi măng mác
thấp, vì như thế có thể xảy ra hiện tượng không đủ
lượng xi măng đẻ bao bọc cốt liệu → cường độ bê tông
giảm.
− Vậy lượng xi măng phải dùng [Xmin] <X < [Xmax]
+ [Xmin]: là lượng xi măng nhỏ nhất giới hạn do yêu cầu về
phẩm chất và độ bền của bê tông đặt ra và phụ thuộc
đặc tính của môi trường sử dụng bê tông.
Bảng a.1. Quy định lượng ximăng tối thiểu, X(kg/m3
bêtông)
Điều kiện làm việc của kết cấu
công trình
Phương pháp lèn
chặt
51