Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 3: Những vấn đề cơ bản trong Quản lý rừng dựa vào cộng đồng potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Community Based Forest Management for NTFPs
Chương 3: Những vấn đề cơ bản trong
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng
3.1 Các biện pháp và yếu tố để thành công1
Thành công trong quản lý rừng cộng đồng được xác định đa chiều, đa thông số. Một
thông số đơn lẻ (chẳng hạn như thông số nâng cao độ che phủ rừng, tăng diện tích
rừng trồng, công bằng về chia sẻ lợi ích, hay xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng) có
thể làm nổi bật sự thành công này trên một khía cạnh nào đó, nhưng nếu chỉ xem xét
tính thành công dưới một góc độ riêng lẻ thì chúng ta không thể xác định được tính
bền vững cũng như sự thành công của quản lý rừng cộng đồng. Ví dụ: mặc dù điều kiện
rừng (mật độ cây, độ tàn che, và sự đa dạng loài) có thể đã được cải thiện, nhưng việc đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của người dân địa phương vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Điều này là
do các quy định còn hạn chế, mà các quy định được thiết lập chỉ để giúp cải thiện điều kiện
rừng. Về mặt lý thuyết, định nghĩa về sự thành công trong quản lý rừng cộng đồng cần phải
kết hợp với tích tính bền vững sinh thái, công bằng xã hội, và hiệu quả kinh tế để đáp ứng
mong đợi của xã hội và người sử dụng.
Biện pháp thành công trong quản lý rừng cộng đồng đã được thảo luận và phân chia
thành 3 nhóm chính là: bền vững về mặt sinh thái, công bằng, và hiệu quả.
1. Sinh thái bền vững bao gồm:
• Cải thiện điều kiện rừng (ví dụ: tăng diện tích rừng, tăng đa dạng loài, tăng
năng suất của rừng, và tăng số lượng các loài có giá trị).
• Giải quyết các vấn đề suy thoái môi trường (ví dụ: tái trồng rừng, bảo vệ xói
mòn đất, và quản lý lưu vực).
2. Khía cạnh công bằng liên quan tới:
• Nâng cao công bằng trong chia sẻ chức năng quản lý (quyền quản lý), quyền
hạn (quyền tiếp cận và kiểm soát), và có trách nhiệm đối với vùng được giao
hay đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1
Adchraporn Pagdee và các cộng sự. 2005
1
Community Based Forest Management for NTFPs
• Cải thiện vấn đề chia sẻ lợi ích công bằng giữa các thành viên
• Tăng đầu tư cho rừng trong tương lai.
3. Hiệu quả bao gồm:
• Đáp ứng các nhu cầu địa phương, cải thiện đời sống của người dân địa phương
và giảm nghèo.
• Giảm xung đột giữa các cộng đồng địa phương và các cấp chính quyền.
• Kiểm soát tham nhũng.
• Giải quyết được các vấn đề trong khúc mắc trong quản lý (ví dụ: sự mất cân
bằng quyền lực hành chính, và sự mất cân bằng giữa giữa sinh thái môi trường
và kinh tế xã hội).
• Giảm việc sử dụng rừng sai mục đích của cá nhân (ví dụ: buôn lậu gỗ).
Tuy nhiên, để quản lý rừng thành công thì quan trọng nhất là phải đáp ứng được nhu
cầu của người dân địa phương, cải thiện điều kiện rừng, giải quyết các vấn đề môi
trường và phân chia lợi ích công bằng. Những biện pháp này là để đạt được các mục
tiêu trước mắt trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
Các yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng có
thể được chia thành 9 nhóm chính như sau:
1. Hệ thống về quyền sở hữu
• Đảm bảo quyền sở hữu tài nguyên (ví dụ: hưởng lợi lâu dài, đảm bảo quyền sở
hữu đất hợp pháp)
• Xác định rõ quyền sở hữu trong sử dụng và quản lý tài nguyên (ví dụ: chia sẻ
hay độc quyền trong việc ra quyết định).
• Xác định rõ ranh giới địa lý các nguồn tài nguyên rừng trong cộng đồng.
• Xác định mục đích sử dụng của rừng
• Hài hòa giữa năng lực của cộng đồng với các nguồn lực và ranh giới về mặt xã
hội (ví dụ: chuẩn mực xã hội và quy định hạn chế về mặt thời gian, địa điểm,
công nghệ, và sử dụng các nguồn lực).
2