Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 2. TẢI TRỌNG TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH BẾN pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
28
Kích thước
549.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1871

Chương 2. TẢI TRỌNG TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH BẾN pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 2. Tải trọng tác động lên công trình bến.

2-1

Chương 2.

TẢI TRỌNG TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH

BẾN.

2.1.Tải trọng và tổ hợp tải trọng.

2.1.1. Các tải trọng tác động lên công trình bến

Tùy theo tính chất và thưòi gian tác động của các tải trọng trên công trình bến người

ta chia những tải trọng này thành hai loại: tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời.

Trong đó các tải trọng tạm thời lại được phân ra ba nhóm. Tải trọng tạm thời tác động lâu

dài, tải trọng tạm thời tác động tức thời (nhanh) và tải trọng tạm thời đặc biệt.

2.1.1.1. Tải trọng thường xuyên:

Là tải trọng tác động lên công trình hay kết cấu công trình trong suốt quá trình khai

thác, bao gồm:

- Trọng lượng bản thân của công trình bến;

- Trọng lượng đất lấp trên công trình bến;

- Tải trọng do các công trình và thiết bị công nghệ đặt cố định trên bến;

- Áp lực chủ động của đất lấp sau công trình bến.

2.1.1.2. Tải trọng tạm thời

Là tải trọng tác động lên công trình trong một thời gian hoặc từng thời kỳ nhất định

trong quá trình xây dựng và khai thác công trình.

a) Tải trọng tạm thời tác động lâu dài:

Tải trọng tác động lên công trình trong một thưòi gian tương đối dài.

- Tải trọng do các máy bốc xếp di động, các phương tiện vận tải và hàng hóa xếp

trên bến;

- Áp lực chủ động của đất do ảnh hưởng của tải trọng tạm thời trên bến;

- Áp lực thủy tĩnh do mực nước ngầm sau công trình bến cao hơn mực nước trước

bến, trong điều kiện hệ thống công trình thoát nước ngầm của bến vẫn hoạt động

bình thường.

b) Tải trọng tạm thời tác động tức thời:

Tải trọng tác động lên công trình trong một thời gian ngắn

- Tải trọng do sóng;

- Tải trọng do tàu: lực neo tàu, lực tựa tàu và lực va khi tàu cặp bến;

- Tải trọng ngang do cần cẩu;

- Tải trọng tác động trong giai đoạn xây lắp.

c) Tải trọng tạm thời đặc biệt:

Tải trọng tác động lên công trình trong thời gian ngắn, trong điều kiện đặc biệt

Chương 2. Tải trọng tác động lên công trình bến.

2-2

- Áp lực thủy tĩnh do mực nước ngầm sau công trình bến cao hơn mực nước trước

bến, trong điều kiện chỉ có một nửa hệ thống công trình thoát nước ngầm còn hoạt

động được;

- Tải trọng do động đất, sóng thần.

Các tải trọng nói trên được chọn để ghép vào với nhau thành nhiều tổ hợp khác

nhau. Công trình bến được tính toán theo hai loại tổ hợp tải trọng: Tổ hợp cơ bản và tổ

hợp đặc biệt.

2.1.2.Các tổ hợp tải trọng:

Khi tính toán công trình bến hay kết cấu của nó người ta phải tổ hợp tất cả các tải

trọng có thể đồng thời tác dụng lên công trình gây trạng thái ứng suất biến dạng bất lợi

nhất cho công trình hay các bộ phận của nó.

2.1.2.1. Tổ hợp tải trọng cơ bản bao gồm:

Các tải trọng thường xuyên, các tải trọng tạm thời tác động lâu dài và một trong số

các tải trọng tạm thời tác động tức thời. Trong đó tải trọng tạm thời tác động tức thời

được chọn đưa vào tổ hợp cơ bản phải là tải trọng gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với trạng

thái ứng suất, biến dạng của toàn bộ kết cấu hoặc của từng bộ phận kết cấu và nền công

trình. ngoài ra phải lựa chọn thành phần và cách xếp đặt các tải trọng sao cho có được tổ

hợp bất lợi nhất.

2.1.2.2) Tổ hợp tải trọng đặc biệt.

Gồm các tải trọng thường xuyên các tải trọng tạm thời có khả năng xảy ra cùng một

lúc và một trong số các tải trọng tạm thời đặc biệt. Trong đó các tải trọng tạm thời tác

động nhanh được nhân với hệ số tổ hợp n1 = 0,8 để xét đến việc trong thực tế tải trọng

tạm thời đặc biệt và các tải trọng tạm thời khác ít có xác suất đạt đến giá trị lớn nhất

trong cùng một lúc.

Ngoài những tải trọng kể trên, khi thiết kế công trình bến phải xem xét những tác

động khác có ảnh hưởng đến an toàn và tuổi thọ công trình như khả năng đất nền bị bào

xói do dòng chảy, sóng, hoặc chân vịt của tàu, khả năng các cấu kiện bị han gỉ hoặc bị tác

động bao mòn của phù sa.

Tải trọng dùng để tính toán kết cấu và nền công trình có thể có hai giá trị Tiêu

chuẩn và tính toán. Việc sử dụng giá trị nào để tính toán phải phù hợp với quy định của

từng bài toán cụ thể.

Giá trị tiêu chuẩn của từng loại tải trọng được quy định trên cơ sở quan trắc những

yếu tố tạo ra tải trọng đó và chỉnh biên các số liệu quan trắc bằng phương pháp xác suất

thống kế. Giá trị tính toán của tải trọng được xác định bằng cách nhân giá trị tiêu chuẩn

với hệ số vượt tải n. Nếu việc giảm nhỏ trị số của một tải trọng nào đó sẽ ảnh hưởng xấu

đến khả năng chịu tải của công trình hoặc từng bộ phận công trình thì giá trị tính toán của

tải trọng dó được xác định bằng cách nhân giá trị tiêu chuẩn với số nghịch đảo của hệ số

vượt tải (1/n).

Trong bảng 2.1 ghi giá trị hệ số vượt tải của các tải trọng thường gặp trong tính toán

công trình bến.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!